Cac tu tuong giao duc

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy | Ngày 27/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: cac tu tuong giao duc thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Trường đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ 4: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC
KHỔNG TỬ
Nhóm 1 – 071E2: 1. Đinh Thị Huế
2. Vũ Thị Thanh Huyền
3. Nguyễn Thị Nhiên
4. Chử Thị Trang
Nội dung chuyên đề:
Khổng Tử - Vị thầy của muôn đời

I.TIỂU SỬ VÀ BỐI CẢNH
THỜI ĐẠI
Tiểu sử: Khổng Tử (Confucius)

Tên thật là Khổng Khâu - tự Trọng Ni (551-479TCN).

Quê quán: ấp Trâu – làng Xương Bình – nước Lỗ.

Xuất thân: cha là Thúc Lương Ngột, mẹ là Nhan Thị.
là con mồ côi trong một gia đình nghèo khó.



Tiểu sử: Khổng Tử (Confucius)
Sự nghiệp:
Ông là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến.

14 năm ông đi chu du liệt quốc, tìm minh chúa để tiến nạp chính kiến của mình nhưng đã thất bại.

Ông đã đóng góp lớn lao trong việc sưu tầm và viết sách giáo khoa, giáo trình trong đó có bộ đại giáo khoa thư, Luận giáo…

Ông là người sáng lập ra học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc.
I.TIỂU SỬ VÀ BỐI CẢNH
THỜI ĐẠI
I.TIỂU SỬ VÀ BỐI CẢNH
THỜI ĐẠI
Cuộc đời:
“Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi trì thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du cư “

Ông giữ một số chức quan như Trung đồ tể, Tư Không , Tư Khấu…

Ông được tôn là “Vạn thế sư biểu”.

I.TIỂU SỬ VÀ BỐI CẢNH
THỜI ĐẠI
Bối cảnh thời đại:
Chính trị: Khổng Tử sống trong thời Xuân Thu, khi mà thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ sinh ra nhiều nước chư hầu lớn nhỏ.

Văn hóa – xã hội: Xã hội thị phi bất phân, trắng đen vô định.

Ảnh hưởng trong tư tưởng của Khổng Tử: nuôi trí tìm minh chúa, chấn hưng văn hoá, cứu vớt thế gian.
II. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
Nhóm 1 - E2K41

1. Quan điểm về giáo dục
Coi trọng giáo dục,coi giáo dục là cái gốc lâu bền “nếu không học thì dù có thiện tâm,nhân đức, trung tín đến đâu cũng bị cái ngu muội, phản loại che mờ”
Lấy cả sự dạy và sự học làm điều trọng yếu “không có học thì dẫu sự dạy hay thế nào cũng không sao thành công được”
Chủ trương giáo dục “hữu giáo vô loại”, giáo dục cho tất cả mọi người không phân biệt sang hèn, giàu nghèo

Nhóm 1 - E2K41
1. Quan điểm về giáo dục
Các nguyên tắc giáo dục:
“Đại học chi đạo”: học cho đến mức biến hóa được dân, đổi được phong tục tập quán của dân, làm cho người gần thì khâm phục, người xa thì yêu mến.
“ Tại minh minh đức”
“Đức” – chân lí đươc nhận thức, nghĩa là học đến mức thấu hiểu được các nguyên lí của trời đất, thấu hiểu mọi chân tơ kẽ tóc.
“Tại thân dân”: học phải xuất phát từtinh thần yêu dân mà học, học cho dân,cho con người, chỉ có ai có tinh thần yêu nước, yêu con người mới có tể hiểu lí lẽ của sự học.
“tại chi ư chi thiện”: học cho tới hoàn thiện.
Nhóm 1 - E2K41
2. Mục đích giáo dục

“ Tu thân, tề gia, trị quốc,bình thiên hạ”
Theo Khổng Tử, mục đích của sự học không chỉ để biết đạo “ người quân tử học để hiểu rõ cái đạo”( Luận ngữ) mà điều quan trọng là để làm quan, tham gai chính trị. Ông chỉ rõ “trong lúc xã hội rối ren, không ra làm quan không phải là người nhân”(Luận ngữ)
Nhóm 1 - E2K41
3.Nội dung giáo dục
Khổng Tử chú trọng đào tạo người cai trị kiểu mẫu - quân tử - những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp. Bởi thế chủ yếu dạy cách xử thế dựa trên nền tảng đạo lí luân thường
Người phụ nữ phải tuân theo tam tòng, tứ đức.(Tại gia tòng phụ (在家從父)[1]: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.
Xuất giá tòng phu (出嫁從夫)[2]: lúc lấy chồng phải theo chồng.
Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.
Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không nương nhờ ai được nữa[3].
Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行)[4]:
Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.
Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân
Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng
Hạnh: Trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh cay nghiệt
Để trở thành người quân tử, trước hết phải tự đào tạo (tu thân) sau đó hành đạo.
Tư tưởng của ông về người quân tử được thể hiện qua tam cương, ngũ thường.


Nhóm 1 - E2K41
Tam cương

- quân- thần: vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ
“quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”
(vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung)
- phụ -tử: cha hiền con hiếu
“phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu
- phu-phụ : chồng yêu thương và đối xử công bằng với vợ, vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
Nhóm 1 - E2K41
Ngũ thường

- Nhân :lòng thương với muôn loài muôn vật
- Nghĩa: cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải
- Lễ: sự tôn trọng, hòa nhã trong cư xử
- Trí : thông biết lí lẽ, phân biệt thiên ác
- Tín: giữ đúng lời, đáng tin cậy
Người quân tử phải đạt đạo
đạt đức
biết thi, thư, lễ, nhạc
Nhóm 1 - E2K41
4. Phương pháp giáo dục
Học đi đôi với hành “ học nhi thời tập chi”
Kết hợp học và suy nghĩ “ học nhi bất tư tắc võng, tư ni bất học tắc đãi”( hoc mà không suy nghĩ thì mờ mịt, suy nghĩ mà không học thì nguy hại)
Giáo dục phù hợp đối tượng
Dùng âm nhạc và thơ để day học
Chủ trương học từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Nhóm 1 - E2K41
Những hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử
Xã hội Trung Hoa thuở ấy là xã hội nông nghiệp, thế mà Khổng Tử không dạy cách làm ruộng làm vườn. Khổng tử coi việc làm ruộng là của kẻ tiểu nhân, còn kẻ sĩ “hà tất phải học làm ruộng”.
Đó là sự thể hiện tư tưởng xem thường lao động chân tay của Khổng tử.
Không chỉ xem thường kẻ lao lực, Khổng tử còn không tin vào khả năng nhận thức của họ. Khổng Tử viết: “…Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi…” (Luận ngữ), nghĩa là dân chúng có thể khiến họ, chứ không thể dạy cho họ hiểu được.

Nhóm 1 - E2K41
Bài học rút ra cho giáo dục Việt Nam
Có thể nói tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và cách lập giáo như trên vẫn vẹn nguyên giá trị đối với đường lối và tư duy giáo dục hiện đại
Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp(có trình độ cao, tâm huyết với nghề)
Phương pháp giáo dục phải phù hợp điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục
Trong giáo dục phải chú trọng phát triển cá nhân toàn diện bao gồm cả đức, trí, thể, mĩ và tính xã hội
Phát huy tính tự học, tinh thần sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh, sinh viên
Học phải đi đôi với hành
Nhóm 1 - E2K41
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)