Các tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại VN
Chia sẻ bởi Đỗ Vân Anh |
Ngày 21/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Các tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại VN thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Các tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại việt nam
khối lớp 6
Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài (1941)
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (3 chương đầu) và được phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (7 chương cuối). Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" như ngày nay.
Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.
Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Chương 2 tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn với người bạn đường là Dế Trũi.
Chương 10 kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.
10 chương của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký:
Chương 1: Tôi sống độc lập từ thuở bé - một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời.
Chương 2: Cuộc phiêu lưu bất ngờ - làm đồ chơi cho trẻ con mà không biết - lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới.
Chương 3: Thoát khỏi cái lồng tù - giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha - mẹ kính mến của con ơi!
Chương 4: Ông anh cả và anh hai của Mèn - tri âm không đợi mà gặp.
Chương 5: Một sự vô ý rất nguy hiểm - địa thế và tình hình các xóm lầy lội - vì lẽ gì Mèn và Trũi trốn đi được?
Chương 6: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa - chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu - thề rằng sinh tử có nhau.
Chương 7: Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời - cái cớ khiến cho Mèn lại lên đường.
Chương 8: Mèn bị tù - những sự xảy ra cho Mèn khi phải giam trong hầm kín của lão chim Trả - xa nhau lại gặp nhau.
Chương 9: Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến - sự tức giận của mấy cô bé học trò - ai có công nhất?
Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của tập kí.
Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi (1957)
Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện gồm 20 chương, kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé An qua những miền đất rừng phương Nam trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo... và cây cối, rừng già. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của An, Cò, chú Võ Tòng, dì Tư Béo... cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.
20 chương của truyện Đất rừng phương Nam:
Chương 1: Xóm chợ nhỏ, một vùng quê xa lạ.
Chương 2: Trong tửu quán.
Chương 3: Ông lão bán rắn.
Chương 4: Đêm kinh khủng.
Chương 5: Ôn lại ngày cũ.
Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc.
Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi.
Chương 8: Đi câu rắn.
Chương 9: Đi lấy mật.
Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng.
Chương 11: Rừng cháy.
Chương 12: Chạm trán với hổ.
Chương 13: Cái chết của Võ Tòng.
Chương 14: Mũi tên mù.
Chương 15: Phường săn cá sấu.
Chương 16: Qua Sróc Miên.
Chương 17: Sân chim.
Chương 18: Rừng đước Cà Mau.
Chương 19: Du kích trong rừng.
Chương 20: Lên đường chiến đấu.
Quê nội – Võ Quảng (1974)
Câu chuyện được chia ra thành 2 tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng. Bối cảnh của chuyện ở làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam vào thời điểm sau Cách mạng tháng Tám. Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục và Cù Lao.
Chú Hai Quân là cha của Cù Lao. Vì bị cường hào ức hiếp nên chú bỏ làng, bỏ vợ con ra đi. Sau mấy năm, biết được tin vợ đã mất, chú lấy vợ mới. Khi Tổng khởi nghĩa xảy ra, chú đưa Cù Lao về làng. Cục và Cù Lao nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết. Hai chú bé sau đó được đi học, được dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng. Tác phẩm kết thúc khi chú Hai Quân ra công tác ngoài Đà Nẵng, Cù Lao đi theo cha và chia tay Cục, tạm biệt Hòa Phước.
Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa (1968)
Góc sân và khoảng trời là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi. Tập thơ mới đầu có tên là Từ góc sân nhà em, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là Góc sân và khoảng trời. Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu. Tập thơ gồm có 105 bài thơ,Trường ca đánh Thần Hạn có 4 chương và Trường ca Khúc hát người anh hùng có 5 khúc.
Một số bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời:
Con bướm vàng
Trăng sáng sân nhà em
Ò ó o...
Khi mẹ vắng nhà
Trăng ơi... từ đâu đến?
Kể cho bé nghe
Hạt gạo làng ta
Góc sân và khoảng trời
Nghe thầy đọc thơ
Mưa
Cây dừa
Mẹ ốm
Thơ vui
Đất trời sáng lắm hôm nay
Nhớ bạn
Kính tặng chú Tố Hữu
Đánh thức trầu
Tuổi thơ im lặng – Duy Khán (1986)
Tuổi thơ im lặng là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Duy Khán. Tác phẩm được xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cầm bút của tác giả. Cuốn sách này Duy Khán viết để tặng ba người con của ông. Duy Khán viết về những thứ quen thuộc, gần gũi như người thân trong nhà, đình làng, con mèo, con Vện hay những nấm mộ bên đường, những mảnh đời éo le, bất hạnh. Từ các trang viết, người đọc nghe ra một giọng nói xót xa mà lại đầm ấm. Đây chính là tác phẩm vô cùng tâm huyết của Duy Khán, các bạn nên tìm đọc.
46 chương của truyện Tuổi thơ im lặng:
Chương 1: Thế đất.
Chương 2: Cổng chùa.
Chương 3: Chỗ chôn rau.
Chương 4: Vườn nhà.
Chương 5: Lao xao.
Chương 6: Bà nội.
Chương 7: Người nhà.
Chương 8: Đôi mắt tôi.
Chương 9: Những đồ dùng biết nói.
Chương 10: Khắc tên vào gốc tre.
Chương 11: Hoa lan.
Chương 12: Hội làng.
Chương 13: Con Vện.
Chương 14: Con mèo đen.
Chương 15: Cái cò, cái vạc, cái nông.
Chương 16: Lợn giời kêu.
Chương 17: Đi ăn trộm.
Chương 18: Dị.
Chương 19: Con nuôi.
Chương 20: Có một bà Chùa.
Chương 21: Con giai chú mõ thôn Dương.
Chương 22: Con gái chú mõ thôn Chiều.
Chương 23: Chú Ất.
Chương 24: Ông Lập Đa Cấu.
Chương 25: Ông Đãng La Miệt.
Chương 26: Quán bà cả Tuệ.
Chương 27: Ông cả Kiến.
Chương 28: Bà kép Hỉ.
Chương 29: Cô Phan.
Chương 30: Gái ơi! G…á…i…!
Chương 31: Chị Ngoãn.
Chương 32: Những nấm mộ bên đường.
Chương 33: Chuyện cụ Đề.
Chương 34: Thầy Dung đi xa rồi.
Chương 35: Nhật qua làng.
Chương 36: Học võ.
Chương 37: Cơn hồng thủy.
Chương 38: Đánh trận khao quân.
Chương 39: Ngày đỏ cờ.
Chương 40: Cô giáo Phương.
Chương 41: Bị bắt.
Chương 42: Vào Trường trung học.
Chương 43: Tây càn.
Chương 44: Anh Thắng.
Chương 45: Tìm mộ anh Thả.
Chương 46: Lên đường.
khối lớp 6
Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài (1941)
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (3 chương đầu) và được phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (7 chương cuối). Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" như ngày nay.
Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.
Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Chương 2 tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn với người bạn đường là Dế Trũi.
Chương 10 kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.
10 chương của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký:
Chương 1: Tôi sống độc lập từ thuở bé - một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời.
Chương 2: Cuộc phiêu lưu bất ngờ - làm đồ chơi cho trẻ con mà không biết - lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới.
Chương 3: Thoát khỏi cái lồng tù - giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha - mẹ kính mến của con ơi!
Chương 4: Ông anh cả và anh hai của Mèn - tri âm không đợi mà gặp.
Chương 5: Một sự vô ý rất nguy hiểm - địa thế và tình hình các xóm lầy lội - vì lẽ gì Mèn và Trũi trốn đi được?
Chương 6: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa - chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu - thề rằng sinh tử có nhau.
Chương 7: Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời - cái cớ khiến cho Mèn lại lên đường.
Chương 8: Mèn bị tù - những sự xảy ra cho Mèn khi phải giam trong hầm kín của lão chim Trả - xa nhau lại gặp nhau.
Chương 9: Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến - sự tức giận của mấy cô bé học trò - ai có công nhất?
Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của tập kí.
Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi (1957)
Đất rừng phương Nam là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện gồm 20 chương, kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé An qua những miền đất rừng phương Nam trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo... và cây cối, rừng già. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu như cha mẹ nuôi của An, Cò, chú Võ Tòng, dì Tư Béo... cùng những người anh em giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Cuộc sống tự do và cuộc đời phóng khoáng cởi mở đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm người đọc nhiều thế hệ suốt những năm tháng qua.
20 chương của truyện Đất rừng phương Nam:
Chương 1: Xóm chợ nhỏ, một vùng quê xa lạ.
Chương 2: Trong tửu quán.
Chương 3: Ông lão bán rắn.
Chương 4: Đêm kinh khủng.
Chương 5: Ôn lại ngày cũ.
Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc.
Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi.
Chương 8: Đi câu rắn.
Chương 9: Đi lấy mật.
Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng.
Chương 11: Rừng cháy.
Chương 12: Chạm trán với hổ.
Chương 13: Cái chết của Võ Tòng.
Chương 14: Mũi tên mù.
Chương 15: Phường săn cá sấu.
Chương 16: Qua Sróc Miên.
Chương 17: Sân chim.
Chương 18: Rừng đước Cà Mau.
Chương 19: Du kích trong rừng.
Chương 20: Lên đường chiến đấu.
Quê nội – Võ Quảng (1974)
Câu chuyện được chia ra thành 2 tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng. Bối cảnh của chuyện ở làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam vào thời điểm sau Cách mạng tháng Tám. Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục và Cù Lao.
Chú Hai Quân là cha của Cù Lao. Vì bị cường hào ức hiếp nên chú bỏ làng, bỏ vợ con ra đi. Sau mấy năm, biết được tin vợ đã mất, chú lấy vợ mới. Khi Tổng khởi nghĩa xảy ra, chú đưa Cù Lao về làng. Cục và Cù Lao nhanh chóng trở thành đôi bạn thân thiết. Hai chú bé sau đó được đi học, được dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng. Tác phẩm kết thúc khi chú Hai Quân ra công tác ngoài Đà Nẵng, Cù Lao đi theo cha và chia tay Cục, tạm biệt Hòa Phước.
Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa (1968)
Góc sân và khoảng trời là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi. Tập thơ mới đầu có tên là Từ góc sân nhà em, sau nhiều lần tái bản và chỉnh sửa, nay tập thơ tên là Góc sân và khoảng trời. Tập thơ như là những trang ký ức, nhật ký của tác giả thời thơ ấu. Tập thơ gồm có 105 bài thơ,Trường ca đánh Thần Hạn có 4 chương và Trường ca Khúc hát người anh hùng có 5 khúc.
Một số bài thơ trong tập Góc sân và khoảng trời:
Con bướm vàng
Trăng sáng sân nhà em
Ò ó o...
Khi mẹ vắng nhà
Trăng ơi... từ đâu đến?
Kể cho bé nghe
Hạt gạo làng ta
Góc sân và khoảng trời
Nghe thầy đọc thơ
Mưa
Cây dừa
Mẹ ốm
Thơ vui
Đất trời sáng lắm hôm nay
Nhớ bạn
Kính tặng chú Tố Hữu
Đánh thức trầu
Tuổi thơ im lặng – Duy Khán (1986)
Tuổi thơ im lặng là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Duy Khán. Tác phẩm được xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cầm bút của tác giả. Cuốn sách này Duy Khán viết để tặng ba người con của ông. Duy Khán viết về những thứ quen thuộc, gần gũi như người thân trong nhà, đình làng, con mèo, con Vện hay những nấm mộ bên đường, những mảnh đời éo le, bất hạnh. Từ các trang viết, người đọc nghe ra một giọng nói xót xa mà lại đầm ấm. Đây chính là tác phẩm vô cùng tâm huyết của Duy Khán, các bạn nên tìm đọc.
46 chương của truyện Tuổi thơ im lặng:
Chương 1: Thế đất.
Chương 2: Cổng chùa.
Chương 3: Chỗ chôn rau.
Chương 4: Vườn nhà.
Chương 5: Lao xao.
Chương 6: Bà nội.
Chương 7: Người nhà.
Chương 8: Đôi mắt tôi.
Chương 9: Những đồ dùng biết nói.
Chương 10: Khắc tên vào gốc tre.
Chương 11: Hoa lan.
Chương 12: Hội làng.
Chương 13: Con Vện.
Chương 14: Con mèo đen.
Chương 15: Cái cò, cái vạc, cái nông.
Chương 16: Lợn giời kêu.
Chương 17: Đi ăn trộm.
Chương 18: Dị.
Chương 19: Con nuôi.
Chương 20: Có một bà Chùa.
Chương 21: Con giai chú mõ thôn Dương.
Chương 22: Con gái chú mõ thôn Chiều.
Chương 23: Chú Ất.
Chương 24: Ông Lập Đa Cấu.
Chương 25: Ông Đãng La Miệt.
Chương 26: Quán bà cả Tuệ.
Chương 27: Ông cả Kiến.
Chương 28: Bà kép Hỉ.
Chương 29: Cô Phan.
Chương 30: Gái ơi! G…á…i…!
Chương 31: Chị Ngoãn.
Chương 32: Những nấm mộ bên đường.
Chương 33: Chuyện cụ Đề.
Chương 34: Thầy Dung đi xa rồi.
Chương 35: Nhật qua làng.
Chương 36: Học võ.
Chương 37: Cơn hồng thủy.
Chương 38: Đánh trận khao quân.
Chương 39: Ngày đỏ cờ.
Chương 40: Cô giáo Phương.
Chương 41: Bị bắt.
Chương 42: Vào Trường trung học.
Chương 43: Tây càn.
Chương 44: Anh Thắng.
Chương 45: Tìm mộ anh Thả.
Chương 46: Lên đường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Vân Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)