Các PPDH Toán ở TH

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hà | Ngày 26/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: các PPDH Toán ở TH thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
1. PP Trực quan.
2. PP Gợi mở – Vấn đáp.
3. PP Thực hành – Luyện tập.
4. PP Giảng giải – Minh họa.
5. PP Tổ chức hoạt động trò chơi.
6. PP Thảo luận nhóm.
7. PP Phát hiện và giải quyết vấn đề.


I. Phương pháp trực quan.
1. Quan niệm về PP Trực quan.
2. Ưu điểm của PP Trực quan.
3. Nhược điểm của PP Trực quan.
4. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp Trực quan.
1.Quan niệm về PP Trực quan
PPDH Trực quan trong dạy học Toán ở Tiểu học là một PPDH, trong đó GV tổ chức hướng dẫn cho HS trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp HS hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của môn Toán.
2.Ưu điểm của PP Trực quan
Do đặc điểm nhận thức của HS TH và do tính chất đặc thù của các đối tượng Toán học mà PP TQ có vai trò quan trọng trong quá trình DH Toán ở TH.
HS dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức Toán học trừu tượng.
2.Ưu điểm của PP Trực quan
Tác động vào nhận thức của HS TH theo đúng quy luật nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
Có tính trực quan cao, dễ thu hút sự chú ý của HS, tạo hứng thú của HS vào bài học.
Được sử dụng cho GV khi hình thành kiến thức mới cho HS, đặc biệt là những nội dung có tính chất trừu tượng.

3.Nhược điểm của PP Trực quan
Nếu tuyệt đối hóa PP Trực quan, dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, làm cho HS lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát triển tư duy trừu tượng.
Nếu lạm dụng phương tiện trực quan sẽ gây cho HS sự phân tán, mất tập trung vào bài học.
Một số phương tiện trực quan khó làm, giá thành cao.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp Trực quan.
Một là, khi sử dụng PP Trực quan trong dạy học Toán ở TH không thể thiếu đồ dùng, PTDH.
- Các ĐDDH phải phù hợp với từng giai đoạn nhận thức của trẻ. Ở giai đoạn 1, các PT chủ yếu là vật thật hoặc hình ảnh của vật thật, gần gũi với cuộc sống của trẻ.Giai đoạn 2, các PT thường ở dạng sơ đồ, mô hình có tính chất tượng trưng trừu tượng và khái quát hơn.
- PT cần tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của các mối quan hệ Toán học, giúp HS dễ thấy, dễ cảm nhận các ND kiến thức đó.
- Các đồ dùng phải phù hợp với yêu cầu bài học, dễ làm, dễ kiếm phù hợp với yêu cầu địa phương, với điều kiện kinh tế của GV, phụ huynh, tránh các PT máy móc.
- Đồ dùng đảm bảo tính thẩm mĩ nhưng không quá cầu kì về hình thức, không lòe loẹt.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp Trực quan.
Hai là, cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ PT trực quan. Khi HS đã hình thành được kiến thức mới thì hạn chế bớt sử dụng PT trực quan, thậm chí cấm sử dụng PT trực quan, giúp HS tư duy trừu tượng.
Ba là, các PT TQ phải tăng dần mức độ trừu tượng, phụ thuộc vào khả năng nhận thức của trẻ.
Bốn là, không quá đề cao và tuyệt đối hóa PP TQ vì gây phản tác dụng, HS lệ thuộc vào PT, kém phát triển tư duy trừu tượng.

II.Phương pháp Gợi mở – Vấn đáp
1. Quan niệm về PP Gợi mở – Vấn đáp.
2. Ưu điểm của PP.
3. Nhược điểm của PP.
4. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP.
1.Quan niệm về PP Gợi mở – Vấn đáp
PP Gợi mở – Vấn đáp trong dạy học Toán ở TH là PPDH, trong đó GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống những câu hỏi hướng dẫn HS suy nghĩ lần lượt trả lời từ đó tiến tới kiến thức và kĩ năng cần thiết.
2.Ưu điểm của PP Gợi mở – Vấn đáp
GV kích thích HS tự tìm tòi kiến thức thông qua hệ thông câu hỏi.
Giúp HS tập dượt suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi, HS nhớ lâu kiến thức, hiểu kĩ và tự tin hơn.
HS tư duy năng động, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.
3.Nhược điểm của PP Gợi mở – Vấn đáp
Việc chuẩn bị câu hỏi đòi hỏi sự công phu chuẩn bị của GV.
Nếu GV đặt quá nhiều câu hỏi sẽ gây sự căng thẳng với HS.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Gợi mở – Vấn đáp.
Một là, GV xây dựng hệ thống câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phù hợp với đối tượng, phù hợp với yêu cầu và nội dung DH, không quá khó, không quá dễ.
- Mỗi câu hỏi cần có nội dung xác định, phù hợp với mục tiêu bài dạy.
- Cùng một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để HS tư duy năng động, hiểu kiến thức từ nhiều góc độ.
- Cần dự đoán các khả năng trả lời của HS để chuẩn bị sẵn một số câu trả lời phụ, kiên trì dẫn dắt HS để tìm tòi kiến thức qua quá trình suy nghĩ trả lời.
4. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Gợi mở - Vấn đáp.
Hai là, sau khi đặt xong câu hỏi thì GV cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp cùng nghe và thảo luận câu trả lời để nhận xét bổ sung sửa sai nếu cần. GV đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định tính đúng đắn của các câu trả lời và khen ngợi sửa sai kịp thời.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Gợi mở – Vấn đáp.
Ba là, cần sử dụng PP này đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ. GV tránh đặt quá nhiều câu hỏi vụn vặt gây căng thẳng không cần thiết.
III.Phương pháp Thực hành – Luyện tập
1.Quan niệm về PP.
2.Ưu điểm.
3.Nhược điểm.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP.
1.Quan niệm về PP Thực hành – Luyện tập
Là PPDH trong đó GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành, thông qua đó để giải quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kĩ năng về môn Toán từ đó hình thành kiến thức và kĩ năng của HS.
2. Ưu điểm của PP TH - LT
Các kiến thức và kĩ năng Toán thường được hình thành thông qua thực hành – luyện tập.
HS tích cực tham gia vào bài học và chủ động trình bày giải pháp hoặc nêu những khó khăn mắc phải từ đó GV nắm được tình hình học tập của HS.
Thường được sử dụng phổ biến trong các tiết dạy Toán ở TH.
3.Nhược điểm của PP TH - LT

Phải chuẩn bị chu đáo nội dung TH – LT.
Nếu GV không bao quát tốt sẽ dẫn đến lớp ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng chất lượng giờ dạy.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Thực hành - Luyện tập.
Một là, chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành - luyện tập. Cần xác định rõ mục tiêu những kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học cần được thực hành, cần phân bổ thời gian thực hành hợp lý.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Thực hành - Luyện tập.
Hai là, dự kiến nhiệm vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng HS đều được thực hành tích cực, chuẩn bị các PT thực hành đầy đủ.
4. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Thực hành - Luyện tập.
Ba là, khi thực hành GV cần giám sát, kiểm tra và điều chỉnh những sai sót nếu có, tránh làm sai hoặc làm hết phần của HS, tạo những tình huống có dụng ý sư phạm để HS hoạt động tự giác, tích cực.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Thực hành - Luyện tập.
Bốn là, nhà trường cần phải trang bị đủ những PT tối thiểu đáp ứng được các hoạt động thực hành cơ bản.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Thực hành - Luyện tập.
Năm là, mọi HS phải chuẩn bị kiến thức và PT theo yêu cầu của GV, tích cực tham gia hoạt động thực hành và chủ động trình bày giải pháp hoặc nêu những khó khăn mắc phải để được giúp đỡ.
IV. Phương pháp Giảng giải – Minh họa
1. Quan niệm về PP.
2. Ưu điểm của PP.
3. Nhược điểm của PP.
4. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP.
1. Quan niệm về PP Giảng giải – Minh họa
Là PPDH trong đó GV dùng lời để giải thích tài liệu có sẵn, kết hợp với PP Trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó giúp HS hiểu nội dung bài học.
2.Ưu điểm của PP Giảng giải – Minh họa.
Truyền đạt được khá nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian.
Được dùng chủ yếu khi dạy học hình thành các kiến thức mới khó hiểu, trừu tượng.
Trong các tiết thực hành, luyện tập hoặc ôn tập, PP này thường được dùng khi phát hiện những vấn đề mà PPDH khác không hiệu quả hoặc HS không hiểu rõ các kiến thức hoặc chưa đầy đủ.
3.Nhược điểm của PP Giảng giải – Minh họa.
Mức độ tích cực của HS bị hạn chế, HS thụ động tiếp nhận kiến thức.
Phạm vi sử dụng chủ yếu khi hình thành các kiến thức mới, các kiến thức trừu tượng.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Giảng giải – Minh họa.
PP này được GV dùng chủ yếu khi dạy học hình thành các kiến thức mới, khó hiểu, trừu tượng cho HS khi HS không hiểu rõ hoặc hiểu chưa đầy đủ các kiến thức.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Giảng giải – Minh họa.
Cần hạn chế việc sử dụng PP này trong quá trình dạy học Toán. Biện pháp hạn chế là xác định rõ nhu cầu cần giảng giải đối với một đơn vị kiến thức, xác định rõ đối tượng cần giảng giải.
4.Yêu cầu cơ bản khi sử dụng PP Giảng giải – Minh họa.
Không giảng giải quá tỉ mỉ theo kiểu bày đặt kiến thức mà theo cách GV gợi yêu cầu để HS tiếp tục tự hoàn thiện.
V. PP Tổ chức hoạt động trò chơi.
1. Vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy học Toán.
2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi học Toán.
1. Vai trò, tác dụng của trò chơi trong dạy học Toán ở TH.
Trò chơi DH Toán đưa HS vào những tình huống vui vẻ, khiến trẻ không thấy e sợ, và chúng sẽ dùng hết khả năng của mình để làm việc tốt nhất.
Trò chơi học Toán tạo hứng thú và kích thích trí tò mò của trẻ, do đó cuốn hút trẻ.
Khi trẻ chơi sẽ là lúc các em bộc lộ hết những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực của trẻ.
2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi học Toán
Mỗi trò chơi dạy học Toán cần thỏa mãn một số yêu cầu sau:
Cần củng cố một nội dung Toán học trong chương trình Toán ở một lớp cụ thể.
Gây được hứng thú trong quá trình hoạt động của HS.
2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi học Toán
Mỗi trò chơi cần có một tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia bộc lộ kiến thức và kĩ năng thực sự.
Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ Toán để HS vui mà học, học mà vui.
VI. PP Thảo luận nhóm.
Nội dung trước thảo luận.
Nội dung trong thảo luận.
Nội dung sau thảo luận.
1. Trước khi thảo luận.
Giáo viên:
Bước 1: Xác định vấn đề thảo luận từ đó xác định câu hỏi thảo luận.
Bước 2: Từ câu hỏi thảo luận xác định số nhóm và chia nhóm (Nhóm lớn: 6 – 10 HS; nhóm nhỏ: 3 – 5 HS).
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các nhóm (bảng phụ nếu cần).
Học sinh:
Tự chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.

2. Trong thảo luận
Giáo viên:
Đến các nhóm thảo luận làm trọng tài.
Phát hiện hướng giải quyết đúng, sai để điều chỉnh.
Học sinh:
Thảo luận dưới sự giúp đỡ của GV.
Sau thảo luận.
Giáo viên:
Phải định hướng vấn đề tranh luận, giải quyết được mục tiêu.
Kết luận bám vào mục tiêu bài học.
Học sinh:
Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Nếu có vấn đề bổ sung, cả lớp thảo luận.


Bài tập:
Câu hỏi 1: Ưu – nhược điểm của phương pháp thảo luận?
Thảo luận trong khi dạy học Toán dùng khi nào?
Với nhược điểm của phương pháp này thì cần dùng phương pháp nào để bổ sung?
VII. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.Các khái niệm.
2. Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Những hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.Các khái niệm.

Vấn đề trong dạy học và DH Toán ở TH hình thành từ một khó khăn về lý thuyết (HS chưa giải được) hoặc từ một thực hành (HS chưa có thuật toán) để vượt qua khó khăn đó cần có sự nỗ lực của HS.
1.Các khái niệm.
Tình huống có vấn đề là tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý thuyết hay thực hành mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, không phải ngay tức khắc nhớ một quy tắc, một tính chất mà trải qua quá trình tư duy tích cực, biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiến thức hoặc kĩ năng đã có.
2. Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
HS được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là thông báo tri thức dưới dạng có sẵn.
HS hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải nghe thầy giảng một cách thụ động.
2. Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho HS lĩnh hội kết quả của quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho họ phát triển khả năng tiển hành những quá trình như vậy về sau.
3. Những hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề.
Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thầy – trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Những hình thức và cấp độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, đối với chương trình TH có 2 cấp độ vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề:
* Thuyết trình giải quyết vấn đề.
* Đàm thoại giải quyết vấn đề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)