Các PP giáo dục

Chia sẻ bởi nguyễn thị hồng vy | Ngày 11/05/2019 | 250

Chia sẻ tài liệu: các PP giáo dục thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:


Nhóm 5
Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình
Các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm
Phương pháp sắm vai
1. Khái niệm:
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em.
2. Quy trình:
- Nêu tình huống sắm vai.
- Cử nhóm HS chuẩn bị vai diễn.
- Thảo luận sau khi sắm vai.
- Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp sắm vai:
- Người đóng vai nên đưa ra các hành động và quan điểm chưa chính xác để cuộc thảo luận được sôi nổi hơn.
- Nên đưa những tình huống với mức độ khó để người thảo luận suy nghĩ và tìm hướng giải quyết.
- Tình huống sắm vai phải là tình huống mở và phù hợp với trình độ học sinh.
Phuong phâp
1. Khái niệm:
Làm việc theo nhóm nhỏ là tổ chức dạy học – giáo dục trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
2. Quy trình:
2.1. Bước chuẩn bị cho hoạt động:
+ Hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất, xác minh mục tiêu, nhiệm vụ cách thức thực hiện và lập kế hoạch.

+ Cho học sinh tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung
+ Từng nhóm phân công công việc
+ Chú trọng vào một số kỹ năng làm việc nhóm cần thiết cho hoạt động. Tổ chức cho học sinh tự nhận xét, đánh giá.
2.2. Bước thực hiện:
+ Quan sát xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ không? Có thể hiện kỹ năng làm việc nhóm đúng không? Các vai trò thể hiện như thế nào?
+ Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.
+ Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân việc tốt.
+ Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy rất cần thiết.
2.3. Bước đánh giá hoạt động:
+ Học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm.
+ Gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, các kỹ năng làm việc nhóm.
+ Điều chỉnh, bổ sung đánh giá, phân tích những kỹ năng làm mà nhóm đã thể hiện.
+ Đưa ra những kết luận rõ ràng
- Tạo ra sự phụ thuộc giữa học sinh trong nhóm với nhau
+ Yêu cầu học sinh chia sẻ tài liệu
+ Tạo ra mục tiêu nhóm.
+ Cho điểm chung cả nhóm.
+ Cấu trúc nhiệm vụ để học sinh phụ thuộc vào thông tin của nhau.
+ Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau  thực hiện một nhiệm vụ chung sẽ tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp làm việc nhóm:
- Phân công vai trò cụ thể cho các thành viên trong nhóm: người điều phối, người thu thập số liệu, thư kí, người đánh giá
- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng và khả năng làm việc nhóm của học sinh.
Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên.
Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp làm việc nhóm:
Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc lẫn nhau: theo nhiệm vụ, theo nguyên tắc ngẫu nhiên, theo bàn, để học sinh tự chọn, theo học lực, theo thói quen làm việc, theo khả năng của học sinh.
Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm: Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian và nội dung, hoạt động giáo dục sẽ rất tốt cho việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thực hành các kỹ năng xã hội khác.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị hồng vy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)