Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19 -đầu thế kỉ 20

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Tiến | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: các phong trào yêu nước cuối thế kỉ 19 -đầu thế kỉ 20 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

1
Khoa quản lý
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX – đầu TK XX
Trình bày : Nguyễn Thế Hưng
Lớp : K4E
Khoa : Quản lý
Trường : Học Viện Quản lý Giáo Dục
Khoa quản lý
2
1. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối TK XIX - đầu TK XX
1.1. Tình hình thế giới
1.1.1. Từ cuối thế kỷ XIX , chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền ( đế quốc chủ nghĩa ) . Các nước tư bản đế quốc , bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động , bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa .
--> Chính sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đã làm cho “mâu thuẫn” giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt , phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa .
Khoa quản lý
3
1.1.2. Đầu thế kỉ XX , trên phạm vi quốc tế , sự thức tỉnh của các dân tộc Châu Á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng năm 1905 đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc Phương Đông .
Năm 1917 , Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi . Nhà nước Xô Viết dựa trên nền tảng liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôsêvich Nga ra đời .
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười , chủ nghĩa Mác – Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực , đồng thời mở đầu một thời đại mời “thời đại cách mạng chống đế quốc , thời đại giải phóng dân tộc”
Khoa quản lý
4
+ Đối với các dân tộc thuộc địa : “ Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc , phải có đảng vững bền , phải bền gan , phải hy sinh , phải thổng nhất . Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” – Nguyễn Ái Quốc .
Tháng 3 – 1919 , Quốc tế Cộng Sản ( Quốc tế III) được thành lập . Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế . Và sau đó , vào năm 1920 tại Đại hội II Quốc tế cộng sản , Lênin đã công bố Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa .
Khoa quản lý
5
Bản sơ thảo đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa , mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản .
+ Đối với Việt Nam : Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công , thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
Khoa quản lý
6
1.2. Tình hình trong nước
1.2.1. Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Phương Tây , từ năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam . Sau khi đánh chiếm được nước ta , thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam .
+ Về chính trị : Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân , tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ; chia Việt Nam thành ba xứ : Bắc Kỳ , Trung Kỳ , Nam Kỳ và thực hiện
ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng , nhằm ngăn cản dân tộc ta đoàn kết .
Khoa quản lý
7
+ Về kinh tế : Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế : tiến hành cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền ; đầu tư khai thác tài nguyên ; xây dựng hệ thống đường giao thông , bến cảng ..vv , phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp .
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam ( hình thành một số ngàmh kinh tế mới ...) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp , bị kìm hãm trong vòng lạc hậu .
Khoa quản lý
8
+ Về văn hóa : Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa , giáo dục thực dân ; dung túng , duy trì các hủ tục lạc hậu ... Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương : “chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách thê thảm .... Bằng thuốc phiện , bằng rượu ... Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”.
1.2.2. Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế , văn hóa , giáo dục thực dân , xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc .
Khoa quản lý
9
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Khoa quản lý
10
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Khoa quản lý
11
Nhận xét :
- Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị , kinh tế , văn hóa , xã hội . Trong đó , đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam . Các giai cấp , tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức , bóc lột . Vì vậy , trong xã hội Việt Nam , ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân , chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến , đã nảy sinh
Khoa quản lý
12
mâu thuẫn vừa cơ bản , vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc , đó là : mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược .
Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa , nửa phong kiến .
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu :
+ Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược , giành độc lập cho dân tộc , tự do cho nhân dân .
+ Xóa bỏ chế độ phong kiến , giành quyền dân chủ cho nhân dân , chủ yếu là ruộng đất cho nông dân .
 Trong đó , chống đế quốc , giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu .
Khoa quản lý
13
2 . Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX – đầu TK XX
Khoa quản lý
14
2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Vua Hàm Nghi
Tôn Thất Thuyết
Hoàng Hoa Thám
Khoa quản lý
15
Lược đồ phong trào Cần Vương
2.1.1. Phong trào Cần Vương
Chiếu Cần Vương
Khoa quản lý
16
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Nghĩa quân Ba Đình bị bắt
Khoa quản lý
17
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Lược đồ căn cứ Bãi Sậy
Khoa quản lý
18
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
Lược đồ căn cứ Hương Khê
Khoa quản lý
19
2.1.2. Khởi nghĩa Yên Thế
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884 . Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn , thiệt hại .
Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt .
Nghĩa quân Yên Thế
Khoa quản lý
20
Một số hình ảnh về vụ Hà thành đầu độc
Khoa quản lý
21
Nhận xét :
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam vẫn tiếp diễn , nhưng đều không thành công .

Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam .
Khoa quản lý
22
2.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Nguyễn Thái Học
Khoa quản lý
23
2.2.1. Xu hướng dùng biện pháp bạo động
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu , với chủ trương dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc  nhưng đều thất bại .
Vào nửa đầu thập kỷ 20 của TK XX , Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga , “ Ông cũng có cảm tình với nước Nga – XôViết , chủ nghĩa xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc” .
Phan Bội Châu
Khoa quản lý
24
2.2.2. Xu hướng cải cách
Đại biểu cho xu hướng cải cách là Phan Châu Trinh , với chủ trương vận động cải cách văn hóa , xã hội ; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát , đề xướng tư tưởng dân chủ tư sản .......
Hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam . Tuy nhiên , về phương pháp , “ Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương .... điều đó là sai lầm , chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thuơng “ .
Phan Châu Trinh
Khoa quản lý
25
2.2.3. Việt Nam quốc dân Đảng
Việt Nam quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ.
Mục tiêu hoạt động của đảng là : trước làm dân tộc cách mạng , sau làm thế giới cách mạng ; đánh đuổi giặc Pháp , đánh đổ ngôi vua , thiêt lập nền dân chủ .
Sau vụ ám sát BaDanh (tên chùm mộ phu đồn điền cao su của Pháp) tháng 2-1929, Đảng bị khủng bố dữ dội .
Trước tình thế đó , lãnh đạo Việt Nam quốc dân Đảng quyết định dốc toàn lực mở một cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ ngày 9-2-1930 ở Yên Bái , Thái Bình ......  nhưng đã bị thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt .

Nguyễn Thái Học
Khoa quản lý
26
Nhận xét :
Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX , diễn ra rất sôi nổi với các phương thức và biện pháp khác nhau : bạo động hoặc cải cách ; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau : dựa vào Pháp để thực hiện cải cách , hoặc dựa vào ngoại viện để đánh Pháp .... Nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại .
Một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và đã thể hiện vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ . Nhưng các phong trào tổ chức trên , do hạn chế về giai cấp , về đường lối chính trị ; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ ....... , nên cuối cùng chưa thành công .
Khoa quản lý
27
Mặc dù bị thất bại , nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối TK XIX đầu TK XX có ý nghĩa rất quan trọng , nó là cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin , quan điểm cách mạng Hồ Chí Minh . Đồng thời , phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố ( nguồn gốc ) dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam .
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối TK XIX đầu TK XX đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư bản đã bế tắc , nhường chỗ cho khuynh hướng vô sản .
Khoa quản lý
28
2.3.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Những người yêu nước tham gia chống thuế Trung Kỳ 1908 bị bắt
Tượng đài liên minh công nông ở ngã ba Bến Thuỷ
Tôn Đức Thắng
lãnh đạo phong trào Ba Son Sài Gòn
Khoa quản lý
29
2.3.1. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: trước năm 1925

- Lãn
công

Đòi
tăng
lương ,
giảm
giờ làm
Các hình thức đấu tranh của công nhân trong giai đoạn tự phát
Khoa quản lý
30
2.3.2. Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: sau năm 1925

Đồng chí Tôn Đức Thắng
( Ảnh chụp lúc ở Pháp )
Tôn Đức Thắng
Người sáng lập Công hội đỏ Sài Gòn
Khoa quản lý
31
+ Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: sau năm 1925

Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu
Khoa quản lý
32
+ Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: sau năm 1925

Sơ đồ các giai đoạn phát triển của
Phong trào công nhân Việt Nam từ 1918 - 1929
Khoa quản lý
33
+ Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước , cuối tháng 3-1929 , ở Hà Nội , một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam , do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thư Chi bộ .
Sau đó , các tổ chức cộng sản ở Việt Nam liên tiếp ra đời như : Đông Dương Cộng sản Đảng (ngày 17-6-1929) ; An Nam Cộng sản Đảng ( mùa thu năm 1929 ) ; Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ( tháng 9- 1929 ) .
Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc , phong kiến
, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam , nhưng ba tổ chức
Khoa quản lý
34
cộng sản trên đây hoạt động phân tán , chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này . Vì vậy , việc khắc phục sự chia rẽ , phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta , là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam .
Khoa quản lý
35
Xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo và các ban
đã theo dõi bài giảng !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)