CAC NUOC MY LATINH

Chia sẻ bởi Danh Thị Phương Thảo | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: CAC NUOC MY LATINH thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

CHÂU PHI VÀ CHÂU MỸ LATINH TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NAY
CHƯƠNG III
II. MỸ LATINH TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NAY
1. Khái quát
2. Một số nước Mỹ Latinh
Khu vực Mỹ La-tinh bao gồm 23 nước nằm trải dài từ Mê-hi-cô đến hết Nam Mỹ.
2.1 Cuba
Cho biết đây là lá cờ và lãnh thổ của quốc gia nào ở Mỹ latinh?
Sơ lược về nước Cuba trước cách mạng 1959
Năm 1942
Crixtốp Côlông đặt chân đến
Sau đó, suốt hơn 400 năm
Cuba chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha

Năm 1902, thực dân Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của đất nước, nhưng Cuba lại rơi vào ách thống trị thực dân mới của Mỹ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba.
Tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta
lật đổ Calốt Priô lên nắm chính quyền năm 1952 thiết lập một chế độ độc tài quân sự.
Fulgencio Batista
Sau khi lên cầm quyền từ 1952 – 1958:
Batixta đã tập trung:
- Giải tán Quốc hội.
- Xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940.
- Cấm các đảng phái chính trị hoạt động.
-Tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người.
Trước tình hình đó, Đảng và nhân dân Cuba đã làm gì?
Cách mạng Cuba 1959 
Tiến trình cách mạng Cuba 1959
Lãnh đạo: Fidel Castro
Phiđen Caxtơrô, sinh ngày 13-8 năm 1927-nhà hoạt động Đảng và Nhà nước Cu Ba. Xuất thân trong một gia đình điền chủ ở Ôrientê; 1945, học luật ở trường Đại học La Ha bana, năm 1948 tham gia phong trào chống Mĩ ở Cô-lôm-bi-a; 1950 đỗ tiến sĩ Luật học.
ông là một người có trí tuệ,biết rộng,có tính quyết đoán,thông minh thiên phú ngay từ bé.Đặc biệt có tài hùng biện,trên các diễn đàn quốc tế Ông đã kịch liệt lên án sự bất công,đòi quyền bình đẳng,chống áp bức và đòi xóa nợ cho các nước nghèo.
Chủ tịch Fidel Castro cùng các đồng minh chính trị thân thiết ở Nam Mỹ
Ngày 19/2/2008, ông công bố quyết định nghỉ hưu vì lý do sức khỏe sau 49 năm lãnh đạo đất nước.
 Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước do Fidel Castro chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (Xanchiagô).
Tấn công vào trại lính Môncađa
 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ``Granma`` vượt biển trở về Tổ quốc, chuẩn bị khởi nghĩa.
11/1956
 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp Cuba.
Tìm những điểm chứng minh phong trào đấu tranh vũ trang ở Cuba trong những năm này rất phát triển?
+ Nhiều căn cứ địa mới được thành lập

+ Lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh

+Lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo

+ Chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.
Du kích Cuba tại căn cứ trong rừng sâu
Những chỉ huy của cuộc chiến đấu chống chế độ độc tài Batista từ căn cứ ở vùng đồi núi phía đông Cuba
Raul Castro
 Giữa tháng 11 - 1958, nghĩa quân tổng công kích và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
 Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.
La habana
Pháo đài Xanta Cơlara (La habana)
 Ngày 1-1-1959, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô La Habana, các cơ quan đầu não bị chiếm đóng.
Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba thắng lợi, chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cax-tơ-rô đứng đầu.

Kết quả
Sau khi cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu thực hiện nhiều cải cách dân chủ
Xây dựng xã hội chủ nghĩa sau cách mạng 1959
Những cải cách dân chủ
Cải cách ruộng đất :lần 1 (tháng 6-1960); lần 2 (tháng 10-1963)
Quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài
Thực hiện các quyền tự do dân chủ, cải tạo hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên, Cuba luôn bị Mỹ bao vây, cấm vận, gây chiến.
Tháng 4/1961…
Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình xây dựng CNXH, Cuba luôn phải đối phó với âm mưu khuất phục của Mỹ như: vụ phong tỏa cảng biển Caribe (1962), chính sách cấm vận kinh tế và những cuộc tấn công điên cuồng nhằm tiêu diệt CNXH ở Cuba.
Mĩ thấy Cu Ba là “cái họa sát nách”. Tháng 1/1961, Mĩ đoạn giao với Cu Ba. Tháng 4, xảy ra “sự kiện xâm nhập Ciron Beach” (sự kiện vịnh Con Heo). Mĩ thông qua cuộc Hội nghị ngoại trưởng của các nước Mĩ Latinh đã áp dụng một chính sách cô lập và cấm vận đối với Cu Ba.
Ngày 22/10/1962, Kennơđi tuyên bố phong tỏa vũ trang đối với CuBa, phái chiến thuyền phong tỏa CuBa và ngăn chặn không cho tàu bè Liên Xô đi vào CuBa…
Thành tựu
+Kinh tế: nông nghiệp độc canh (mía) và công nghiệp đơn nhất (khai thác mỏ)
+Công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lý và nền nông nghiệp sản xuất nhiều mặt (lúa, rau, quả, cà phê…)
+Văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, Cuba trở thành quốc gia đạt được những thành tựu to lớn ở khu vực Mỹ latinh.
Từ sau những năm 1990, sự sụp đổ của hệ thống XHCN đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Cuba là ``lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc`` ở khu vực Mỹ latinh, mặc dù đang đứng trước những khó khăn, thử thách, nhân dân Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa đã đạt được.
26-7-1953




1/1956-1958



1/1/1959

Tấn công phái đài Môn-ca-đa, mở đầu khởi nghĩa vũ trang
Xây dựng củng cố và phát triển lực lượng
Chế độ độc tài Batita sụp đổ cách mạng thắng lợi.
2.1 Chilê
Đây là cờ của quốc gia nào ở Mỹ Latinh?
Lãnh thổ Chilê dài và hẹp ở phía tây lục địa Mỹ Latinh.
Kinh tế:
Chilê là một nước điển hình ở Mỹ Latinh bị Mỹ khống chế về:
Mỹ can thiệp sâu sắc vào tình hình nội bộ và khống chế các hoạt động kinh tế của Mỹ latinh trong đó có Chilê. Công nhân bị áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống thấp kém phụ thuộc vào chính quyền do Mỹ cai trị.
Chính trị:
Giới cầm quyền ở Chilê thực hiện chính sách “chống cộng sản”, ngăn cấm mọi quyền tự do dân chủ, ngăn cấm mọi hoạt động của các công đoàn và đàn áp dã man phong trào cách mạng liên tiếp nổ ra trong nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng 10 Nga và chủ nghĩa Mác Lenin ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng ở Mỹ latinh.
Đảng cộng sản Chilê được thành lập năm 1922 và có vị trí quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Chilê.
Cho biết Đảng cộng sản Chi lê thành lập vào thời gian nào?
Năm 1954, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân chủ ở Chilê dâng cao.
Tháng 6 – 1958, Đảng Cộng Sản Chile được chính quyền công nhận quyền hoạt động hợp pháp
Năm 1964 - 1969
Chính phủ Phơrây cầm quyền
Thực hiện chính sách thống trị phản động, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ.
Đời sống nhân dân trong nước khó khăn: công nhân thất nghiệp, nông dân không có ruộng đất…
Kết quả
Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn "Cách mệnh trong Tự do"
 Phong trào đấu tranh của nhân dân Chile bùng nổ mạnh mẽ.
Đảng cộng sản
Đảng xã hội cánh tả
Đảng xã hội dân chủ
Phong trào hành động nhân dân thống nhất
Phong trào nhân dân độc lập
Tháng 12 -1969, ĐCS gợi ý thành lập liên minh đoàn kết nhân dân, gồm:
Trước tình hình đó, nhân dân và Đảng cộng sản Chile đã làm gì?
Liên minh đoàn kết nhân dân
Quốc hữu hóa các công ty nước ngoài
Cải thiện đời sống cho nhân dân lao động, củng cố kinh tế, chính trị của đất nước.

Chính phủ nhân dân (nhiều đảng phái)
Cải cách ruộng đất
Từ chương trình cải cách trên, liên minh đoàn kết nhân dân đã được sự ủng hộ của quần chúng và giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống ngày 4 – 9 – 1970. Angiende lên làm tổng thống. Chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân chính thức được thành lập.

Sanvađo Agienđê từ khi còn là một sinh viên khoa Y đã tỏ rõ tình yêu nước và chí khí đấu tranh cách mạng. Ông đã làm Chủ tịch tổ chức sinh viên khoa Y và Phó chủ tịch Liên đoàn sinh viên đại học Chilê.
1933, bác sĩ Agienđê, là một trong những người sáng lập Đảng Xã hội Chilê. Ông đã gánh vác nhiều trách nhiệm quan trọng: Tổng thư ký Đảng Xã hội (từ 1942), Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Mặt trận nhân dân (1939 -1942)…
Chính phủ Angiende đã có những biện pháp thích hợp để củng cố nền độc lập và có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới
Trong khi đó Mỹ luôn tìm cách chống phá cách mạng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,văn hóa xã hội.
Nhằm lật đổ chính phủ agienđê.

Ngày 9/11/1973 chính phủ Agienđê bị lật đổ, thể chế dân chủ bị xóa bỏ, quyền lực rơi vào tập đoàn phát xít pinoche
Tháng 3-1981, Pinoche tự phong là tổng thống
Chi lê rơi vào ách thống trị của chế độ độc tài Pinoche.
Để củng cố quyền lực, Pinochet đã thẳng tay đàn áp các thành phần chống đối, lập lực lượng cảnh sát mật tiêu diệt không thương tiếc biết bao nhiêu người. Tính ra, trong giai đoạn ông này nắm quyền từ năm 1973 đến 1990, hơn 3.000 người bị giết hoặc mất tích.
Chính quyền của Pinochet cũng thực hiện chiến dịch Operation Condor (Chiến dịch Kền kền khoang), với chiến dịch này ông xem là cần thiết để cứu đất nước thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản. Khoảng 3.000 người bị nghi ngờ hoặc không tán thành và thuộc phái tả đã bị giết, khoảng 30 ngàn người khác bị tra tấn. Cho đến khi ông chết vào năm 2006 có hơn 300 người bị đối xử như tội phạm vẫn tiếp tục phản đối Pinochet về vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong thời gian Pinochet nắm quyền.
Sau 16 năm dưới ách thống trị độc tài, Chi lê bước vào công cuộc xây dưng mới, đánh dấu qua các sự kiện: ngày 14-12-1989 và 11-3-1990.
Thành tựu
Chile trở thành một nước có nền kinh tế ổn định và đang tiếp tục phát triển.
Một phần ba lượng đồng sản xuất trên thế giới xuất phát từ quặng mỏ ở Chile.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Danh Thị Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)