Các nước đế quốc (cuối XIX-đầu XX)

Chia sẻ bởi Lê Tấn Dũng | Ngày 10/05/2019 | 329

Chia sẻ tài liệu: Các nước đế quốc (cuối XIX-đầu XX) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 9 : CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. ANH VÀ PHÁP:
II. ĐỨC VÀ MĨ:
BÀI 9 : CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. ANH VÀ PHÁP:

1. NƯỚC ANH:
Trả lời các câu hỏi sau:
Cho biết tốc độ phát triển công nghiệp của nước Anh trước và sau năm 1870 ?
Vì sao từ năm 1870 trở đi, tốc độ phát triển công nghiệp của Anh chậm lại ?
Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra như thế nào ?
Cho biết vài nét chính về chính trị của nước Anh ?
Cho biết về hệ thống thuộc địa của Anh
Tại sao nói CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân ?

SẢN LƯỢNG THÉP:
I. ANH VÀ PHÁP: 1. NƯỚC ANH:
A) KINH TẾ:
- Sau 1780 tốc độ phát triển công nghiệp chậm lại (từ hạng 1 xuống hạng 3 thế giới). Tuy nhiên vẫn dẫn đầu thế giới về: Tài chính, XKTB, hải quân và thuộc địa.
- Nguyên nhân:
. Giai cấp tư sản Anh chú trọng xuất cảng tư bản sang thuộc địa hơn đầu tư cho khoa học – kĩ thuật trong nước
B. QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG TƯ BẢN
Cuối TK XIX quá trình tập trung tư bản ở Anh được đẩy mạnh, nhiều công ty độc quyền ra đời và kiểm soát các nghành kinh tế.( luyện kim, đóng tàu, khai mỏ)
Tư bản tài chính cũng xuất hiện ( các công ty độc quyền + 5 ngân hàng lớn kiểm soát toàn bộ đời sống kinh tế ở Anh.)
C. CHÍNH TRỊ VÀ THUỘC ĐỊA:
CHÍNH TRỊ:
- Là nước quân chủ lập hiến, với hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

. VỀ THUỘC ĐỊA:
Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn 33 triệu km2, với 400 triệu dân, trải dài từ Niu Di-lân, Ố-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu Đăng, Nam Phi, Ca-na-đa…và nhiều vùng đất khác ở Châu Á, Châu Phi.
Lê-Nin gọi CNĐQ Anh là CNĐQ thực dân.
2. NƯỚC PHÁP:
Trả lời các câu hỏi sau:
Cho biết tốc độ phát triển công nghiệp của nước Pháp trước và sau năm 1870 ?
Vì sao từ năm 1870 trở đi, tốc độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại ?
Quá trình tập trung tư bản ở Pháp diễn ra như thế nào ?
Tại sao nói CNĐQ Pháp là CNĐQ cho vai lãi ?
Cho biết vài nét chính về chính trị của nước Pháp ?
Cho biết chính sách đối ngoại của Pháp ?

I. ANH VÀ PHÁP: 2. NƯỚC PHÁP:
A) KINH TẾ:
- Sau 1780 tốc độ phát triển công nghiệp chậm lại từ hạng 2 xuống hạng 4 thế giới.
- Nguyên nhân:
. Thiệt hại sau chiến tranh Pháp - Phổ. Sức mua kém, thiếu nguyên liệu, đội tàu buôn nhỏ không cạng tranh nổi với thế giới.
. Chú trọng xuất cảng tư bản sang thuộc địa hơn đầu tư KH – KT trong nước, nên kĩ thuật lạc hậu
B. QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG TƯ BẢN
Các công ty độc quyền Pháp thành lập chậm, nhưng cũng dần chi phối đời sống kinh tế Pháp.
Đặc điểm tổ chức độc quyền ở Pháp là việc tập trung ngân hàng ở mức cao ( 3 ngân hàng lớn ở Pari nắm 70% tư bản của các ngân hàng cả nước
Pháp là nước thứ hai (sau Anh) về xuất cảng tư bản nhưng chủ yếu là cho vai lấy lãi. Nên CNĐQ Pháp được gọi là CNĐQ cho vai lãi
C. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
CHÍNH TRỊ:
- Theo thể chế cộng hòa là nền cộng hòa thứ ba 1870 – 1946 ( thứ nhất: 1792 -1799; thứ hai: 1848 – 1851 )
- Có xu hướng phản động, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động.
- Nội các luôn khủng hoảng (trong 17 năm từ 1873 đến 1890 nội các phải thay đổi tới 34 lần), nhiều vụ bê bối bị vỡ lở…

. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:

Sau chiến tranh Pháp - Phổ , Pháp ngày càng bị cô lập, nhưng vẫn tăng cường xâm lược thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi như : Việt Nam, Lào, Ma-đa-ga-xca, Ma-rốc
Đến 1914 Pháp có 11 triệu km2 thuộc địa với 55,5 triệu dân.
BÀI 9 : CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. ANH VÀ PHÁP:
II. ĐỨC VÀ MĨ:
BÀI 9 : CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

II. ĐỨC VÀ MĨ:
1. NƯỚC ĐỨC:
Trả lời các câu hỏi sau:
Cho biết tốc độ phát triển công nghiệp của nước Đức trước và sau năm 1870 ?
Vì sao từ năm 1870 trở đi, tốc độ phát triển công nghiệp của Đức tăng nhanh ?
Quá trình tập trung tư bản ở Đức diễn ra như thế nào ? Hình thức độc quyền ở Đức ?
Cho biết vài nét chính về chính trị của nước Đức ?
Cho biết chính sách đối ngoại của Đức ?
Vì sao gọi CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến ?


I. ĐỨC VÀ MĨ: 1. NƯỚC ĐỨC:
A) KINH TẾ:
- Sau 1870 công nghiệp Đức phát triển nhanh đứng thứ hai thế giới sau Mĩ
- Nguyên nhân:
. Thị trường thống nhất…
. Tiền và đất từ việc bồi thường chiến phí của Pháp.
. Có tài nguyên và nguồn nhân lực đồi dào.
. Ứng dụng những thành tựu KH – KT vào nền kinh tế tăng nhanh sản lượng.
B. QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG TƯ BẢN
Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều công ty độc quyền ra đời.
Hình thức độc quyền ở chủ yếu là Các-ten và Xanh-đi-ca.
Đến 1905 Đức có 385 tổ chức độc quyền, bao gồm 12.000 xí nghiệp lớn nắm giữ các nghành sản xuất chủ yếu.



C. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
CHÍNH TRỊ:
- Hiến Pháp 1871 của Đế chế Đức với thể chế liên bang (22 bang, 3 thành phố tự do)
- Quí tộc địa chủ liên kết với với tư bản độc quyền thống trị nhân dân, chủ trương chống phong trào công nhân, chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.




Sinh năm:1815 , mất 1898
1862 tại quốc hội Phổ đã tuyên bố “ Những vấn đề lớn của thời đại sẽ được giải quyết không phải bằng diễn văn hoặc bằng phiếu bầu của đa số, mà bằng sắc và máu”.

ỐT-TÔ PHÔN BI-XMAC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
- Đức là nước phát triển sau , khi trở thành cường quốc công nghiệp thì đất đai trên thế giới phần lớn đã vào tay Anh, Pháp.
- Đức công khai đòi chia lại thuộc địa nên mâu thuẩn giữa Đức với Anh và Pháp rất gay gắt và dẫn đến chiến tranh.
- Đức là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến.



2. NƯỚC MĨ:
Trả lời các câu hỏi sau:
Cho biết tốc độ phát triển công nghiệp của nước Mĩ trước và sau năm 1870 ?
Vì sao từ năm 1870 trở đi, tốc độ phát triển công nghiệp của Mĩ phát triển vượt bậc ?
Quá trình tập trung tư bản ở Mĩ diễn ra như thế nào? Hình thức độc quyền chủ yếu ở Mĩ?
Cho biết vài nét chính về chính trị của nước Mĩ ?
Âm mưu và hoạt động bành trướng của Mĩ ?
Vì sao gọi CNĐQ Mĩ là CNĐQ thực dân kiểu mới ?


I. ĐỨC VÀ MĨ: 2. NƯỚC MĨ:
A) KINH TẾ:
- Sau 1870 công nghiệp Mĩ phát triển nhanh từ hạng tư vươn lên đứng đầu thế giới.
- Nguyên nhân:
. Chế độ nô lệ được xóa bỏ.
. Nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú.
. Không bị ràng buộc bởi tàn dư chế độ phong kiến.
. Mở rộng lãnh thổ về phía Tây tạo điều kiện cho dân di cư làm ăn.
. Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Thành lập công ty thép năm 1903, kiểm soát 60% nghành sản xuất thép
Công ty còn có 5.000 ha đất mỏ chứa than cốc, 1.600 km đường sắt, 100 tàu thủy.
MOOC-GAN
Tờ-rớt dầu lửa của Rokefeller kiểm soát 90% nghành sản xuất dầu lửa với 70.000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho hàng trong và ngoài nước
Ngoài ra còn chinh phục các nghành hơi đốt, điện khí, các công ty kẽm, đồng, chì

JOHN. D. ROCKEFELLER
B. QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG TƯ BẢN
Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra cao độ, nhiều công ty độc quyền ra đời.
Hình thức độc quyền phổ biến ở Mĩ là Tờ-rớt (Trust) .
Tờ-rớt là hình thức độc quyền cao, tập hợp tài sản của các xí nghiệp hội viên. Mỗi xí nghiệp được hưởng lãi theo số vốn bỏ ra, lãnh đạo là ban quản trị chung , quản lí toàn bộ sản xuất, tiêu thụ, tài chính.
Tiêu biểu là tập đoàn dầu mỏ Roc-phe-lơ, vua sắc thép Moóc-gan.




C. CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
CHÍNH TRỊ:
- Đứng đầu chính phủ là tổng thống. Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cứ 4 năm cử đại diện ra tranh cử chức tổng thống và đại biểu quốc hội.




CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
- Mĩ chậm trễ trong việc xâm chiếm thuộc địa (vì lo chinh phục miền Trung và miền Tây của Mĩ).
- Chiến lược bành trướng của Mĩ là xuống phía Nam làm chủ Trung Nam Mĩ và sang phía Tây làm bàn đạp tấn công châu Á, chiếm Phi-lip-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha. Mở cửa Trung Quốc.
- Mĩ là CNĐQ thực dân kiểu mới vì Mĩ không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính quyền tay sai người bản xứ.



1870
1870
1
1
3
1
4
2
4
3
2

ĐỨC
PHÁP
ANH
SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỀU VỀ KINH TẾ
GIỮA CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)