Các nhân vật trong Truyện Kiều
Chia sẻ bởi Trương Hoàng Vinh |
Ngày 21/10/2018 |
92
Chia sẻ tài liệu: Các nhân vật trong Truyện Kiều thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CÁC NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU
THÚY VÂN VÀ THÚY KIỀU
TRANH THƯ PHÁP
KIM TRỌNG
XUẤT THÂN
Từ một gia đình có quyền thế, giàu có và danh tiếng :
“Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phú hậu, bậc tài danh…"
TƯ CHẤT VÀ DIỆN MẠO
KIM TRỌNG
“Văn chương nết đất thông minh
tính trời
Phong tư tài mạo toát vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa…”
TÌNH CẢM KIM TRỌNG DÀNH CHO THUÝ KIỀU
Lâu nay có không ít người vẫn luôn trân trọng và hết lời ca ngợi cho rằng đây là một cuộc tình đẹp. Nhưng có đúng là Kim Trọng xứng đáng với tình cảm của Thuý Kiều không?
KIM TRỌNG MẾN THUÝ KIỀU NGAY TỪ LẦN GẶP ĐẦU TIÊN:
“Người quốc sắc ,kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e…”
BIỂU HIỆN CỦA KIM TRỌNG TRƯỚC MĂT THUÝ KIỀU CŨNG THẬT NHO NHÃ:
“Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình…”
Tình cảm của Kim Trọng phát sinh mãnh liệt và chàng đã dọn đến gần nhà Thuý Kiều.Sau nhiều lần gặp riêng,cả hai đã phải lòng nhau:
“ĐƯỢC LỜI NHƯ CỞI TẤM LÒNG
GIỞ THOA VỚI CHIẾC KHĂN HỒNG TRAO TAY
RẰNG TRĂM NĂM CŨNG TỪ ĐÂY
CỦA TIN GỢI MỘT CHÚT NÀY LÀM GHI...”
CUỘC TÌNH CỦA HỌ CŨNG THẬT ĐẸP DƯỚI ÁNH TRĂNG HẸN ƯỚC:
“Tiên thề cùng thảo một trương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi,
Vầng trăng văng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương…”
VÀ RỒI SỰ BIẾN XẢY RA,KIM TRỌNG PHẢI VỀ LIÊU DƯƠNG HỘ TANG CHÚ.LỜI CỦA CHÀNG KIM KHI TỪ BIỆT KIỀU NHƯ RUN RẨY,SÂU LẮNG MÀ CŨNG RẤT TRANG NGHIÊM:
“Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình…
Sự đâu chưa kịp đôi hồi
Duyên đầu chưa kịp một lời trao tơ…”
CHÍNH CHÀNG KIM CŨNG ĐÂU CÓ BIẾT SAU ĐÓ LÀ MỘT TRƯỜNG CHIA LY CÁCH BIỆT VỚI NÀNG KIỀU…
VÀ RỒI TỪ LÚC ĐÓ LÒNG CHÀNG KIM KHÔNG NGUÔI THƯƠNG NHỚ, THẦM MƠ TƯỞNG THẤY BÓNG DÁNG KIỀU:
“Thề xưa giở đến kim hoàn
Của xưa lại giở đến đàn với hương
Sinh rằng trông thấy càng thương
Gan càng tức tối ruột càng xót xa…”
KIM TRỌNG MUỐN LÊN ĐƯỜNG TÌM MỌI CÁCH MANG KIỀU TRỞ VỀ BÊN MÌNH. THẬT CẢM ĐỘNG TRƯỚC THÁI ĐỘ CỦA CHÀNG:
“RẮP MONG TRAO ẤN TỪ QUAN
MẤY SÔNG CŨNG LỘI MẤY NGÀN CŨNG QUA
DẤN MÌNH TRONG ÁNG CAN QUA
VÀO SINH RA TỬ LỌ LÀ CÓ NHAU…”
VÀ ĐẾN GIÂY PHÚT ĐOÀN VIÊN, THÂM TÂM KIM TRỌNG LUÔN LUÔN MUỐN HÀN GẮN LẠI TÌNH CẢM VỚI KIỀU:
“DẪU RẰNG VẬT ĐỔI SAO DỜI,
TỬ SINH CŨNG GIỬ LẤY LỜI TỬ SINH
DUYÊN KIA CÓ PHỤ CHI TÌNH
MÀ TOAN XẺ GÁNH CHUNG TÌNH LÀM HAI?...”
SONG NÀNG KIỀU VẪN KIÊN QUYẾT MỘT LỜI. LÒNG TỰ TRỌNG VÀ SỰ Ý THỨC BẢN THÂN CỦA KIỀU THẬT ĐÁNG TRÂN TRỌNG.
Khi xây dựng nhân vật Kim Trọng , Nguyễn Du cũng đồng thời cho ta thấy ở con người Kim Trọng có những mặt còn hạn chế trong quan niệm về tình yêu và nét tính cách bên trong của chàng:
CHÀNG KIM CÓ THỤC SỰ LÀ NGƯỜI MẪU MỰC TRONG TÌNH YÊU CHĂNG?
Chàng Kim có thực sự toàn tâm thương Kiều chăng?
“ Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao…”
Chàng có nhớ lời thề xưa?
“ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân…”
Nhưng sau đó chàng vẫn vui vẻ lấy vợ và thái độ này lại càng đáng trách:
“Khi ăn ở, lúc ra vào
Càng vui duyên mới càng dào tình xưa…”
Nói rằng:
“rắp mong treo ấn từ quan…”
Thế nhưng chàng vẫn:
“Những là nấn ná đợi tin
nắng mưa biết đã mấy phen đổi dời…”
Nếu Kim Trọng bản lĩnh thì liệu chàng chỉ dừng lại ở mức là “nấn ná” đỢi tin không?
Kim trọng thật sự yêu Kiều bằng cái tâm với một tình yêu cao cả chăng?
“Sinh rằng:gió mát trăng trong
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam
Chày sương chưa nện câù Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?…”
Khi ấy Kiều đáp lại:
“Nàng rằng :Hồng Diệp xích thằng
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai có tiếc gì với ai…”
Và sau khi nghe kiều gãy đàn, một lần nữa chàng Kim lại có thái độ ấy:
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong ong bướm có chiều lã lơi…”
Và lần này thì Kiều trả lời Kim Trọng rất thẳng thắn:
“Thưa rằng đừng lấy làm chơi
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao
Vẽ chi một đoá yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc ,trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi…”
Những biểu hiện ấy của chàng Kim nghĩ cũng thật tầm thường và đáng trách.
Vài lời trao đổi cùng các bạn để hiểu rõ hơn về nhân vật kim Trọng.
THÚC SINH
Xuất thân:
Từ một gia đình danh gia vọng tộc:
“Kì tâm họ Thúc cũng nòi thư hương…”
Thúc mến Kiều ngay từ lần gặp đầu tiên, và chàng cũng bộc lộ ngay bản tính hiếu sắc của mình:
“Hải dương mơn mởn cành tơ
Ngày xuân càng nắng càng mưa càng nồng
Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng
Đêm xuân ai dễ cầm lòng vớI ai?…”
Sau đó vì máu ham mê sắc dục chàng liên tục bị tác động bởi mụ Tú Bà:
“Thúc Sinh quen thói bốc rời
Trăm nghìn đỗ một trận cười như không
Mụ càng tô lục chuốt hồng
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê…”
Thúc còn có những hành động thật không đáng mặt nam nhi:
“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rũ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên…”
Trong tình cảnh bấy giờ Kiều cũng muốn tính kế trường cửu.Thế nên họ đã:
“Cùng nhau căn dặn đến điều
Chỉ non thề biển nặng gieo đến lời…”
Lúc này trÔng Thúc Sinh thật đầy bản lĩnh:
“Đường xa chớ ngại Ngô Lào
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta
Đã gần chi có đường xa
Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều…”
Thế nhưng có thật sự là Thúc Sinh có bản lĩnh không?
Thực chất con người Thúc Sinh nặng tính “sợ vợ”, tất cả những sự hèn hạ, nhu nhược của chàng phần lớn khởi nguồn từ đó.
Thúc Sinh đã không một lời bênh vực Kiều trứớc công môn và chàng cũng chẳng dám thú thật với Hoạn Thư, để đến cảnh dở khóc dở cười:
“Sợ quen dám hở ra lời
Khôn ngăn giọt nước sụt sùi nhỏ tra…”
Và chàng cũng chỉ biết khóc khi Kiều hầu rượu:
“Sinh cành như dại như ngây
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi…”
Đến cuối cùng chàng đã bộc lộ thái độ nhu nhược hèn yếu của mình,không còn nhớ gì đến lời thề xưa nữa,thậm chí chàng không đủ khả năng để bảo vệ người yêu của mình:
“Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi…”
Buồn cười nhất có lẽ là thái độ của Thúc Sinh khi được mời đến tính chuyện ân oán với Thúy Kiều sau này trước mặt Từ Hải:
“Thúc Sinh trông mặt bây giờ
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm
Lòng riêng mừng sợ khôn cầm
Sợ thay mà lại thương thầm cho ai?...”
Cái hèn yếu không ngừng được bộc lộ và Thúc sinh trông thật ngượng ngùng, khó xử trước Thúy Kiều vì biết phải:
“Ăn làm sao nói làm sao bây giờ…”
Nghĩ lại ta thấy con người Thúc sinh vừa đáng thương nhưng cũng thật đáng trách.
Vài ý trao đổi với các bạn về nhân vật Thúc Sinh.
TỪ HẢI
Từ Hải xuất hiện và những nét tính cách của bậc trượng phu:
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông…”
Từ Hải là một người có tâm hồn nghệ sĩ:
“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nữa gánh non sông một chèo…”
Giữa hai người có sự tương hợp :
“Trai anh hùng ,gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng …”
Từ Hải và Thuý Kiều đều tìm thấy ở nhau những nét đẹp về giá trị chân chính:
“Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?...”
Kiều đáp lại:
“Thưa rằng lượng cả bao dong
Tấn dương được thấy mây rồng có phen…”
Sau đó thì cả hai gắn bó nhau hơn:
“Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng có nhau
Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân…”
Lời lẽ của Từ Hải mạnh mẽ, bản lĩnh mà cũng đầy thuyết phục.
Khác với Thúc Sinh và Kim Trọng,Từ Hải đường bệ rước Kiều thoát ra khỏi thanh lâu:
“Ngõ lời nói với băng nhân
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn…”
Chí của một kẻ làm trai “đội trời đạp đất ở đời” luôn thôi thúc Từ Hải, chàng lên đường gây nghiệp bá vương và ước hẹn ngày về với Thuý Kiều:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng loa dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia..”
Và đúng một năm sauTừ Hải trở về đón Kiều trong một không khí thật tưng bừng:
“Sẵn sàng phượng liễn loan nghi
Hoa quan phất phới hà y rỡ ràng
Dựng cờ nổi trống lên đàng
Trúc tơ nỗi trước kiệu vàng theo sau…”
Như vậy là Từ Hải đã thực hiện được lời hứavới Kiều.Từ không chỉ bản lĩnh mà còn là một người tài cao và có chí lớn.
Từ Hải giúp Kiều giải ân oán với một thái độ rất khách quan:
“Từ rằng: ân oán hai bên
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh…”
Từ Hải là người rất chuộng tự do và công bằng.Chàng rất bất bình trước những thái độ thoái hoá và không ra gì của bộ máy quan quyền triều đình:
“Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi…”
Và trước sự phân giải của Kiều,Từ Hải đã nghe theo.
Từ Hải hết mực lo cho Kiều mong muốn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho Kiều để nàng được:
“nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha…”
Thật sự ta thấy ở Từ Hải một tình yêu cao cả ,luôn muốn mang lại hạnh phúc cho Kiều:
“Xót nàng còn chút song thân
Bấy lâu kẻ Việt người Tần cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lòng…”
Khi mắc lừa Hồ Tôn Hiến
lâm vào vòng vây thì cái chết của Từ cũng biến thành một hình ảnh đẹp:
“Tử sinh liều giữa trận tiền
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân
Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa dòng…”
TỪ HẢI
Cái chết của Từ Hải càng cho thấy được tầm vóc lớn lao của một con người hiên ngang, bản lĩnh , khí phách.
Chàng chỉ ngã xuống trước mặt Kiều:
“Lạ thay oan khí tương triền
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra…”
Ta thấy ngưỡng mộ cái phẩm chất đạo đức của Từ Hải. Đó mới thực sự là mẫu mực của một con người.Nếu bề ngoài chàng là một trang nam tử thì bên trong Từ Hải là cả một quả tim chan chứa nghĩa tình .
VÀI Ý TRAO ĐỔI VỚI CÁC BẠN VỀ NHÂN VẬT TỪ HẢI
THÚY VÂN VÀ THÚY KIỀU
TRANH THƯ PHÁP
KIM TRỌNG
XUẤT THÂN
Từ một gia đình có quyền thế, giàu có và danh tiếng :
“Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phú hậu, bậc tài danh…"
TƯ CHẤT VÀ DIỆN MẠO
KIM TRỌNG
“Văn chương nết đất thông minh
tính trời
Phong tư tài mạo toát vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa…”
TÌNH CẢM KIM TRỌNG DÀNH CHO THUÝ KIỀU
Lâu nay có không ít người vẫn luôn trân trọng và hết lời ca ngợi cho rằng đây là một cuộc tình đẹp. Nhưng có đúng là Kim Trọng xứng đáng với tình cảm của Thuý Kiều không?
KIM TRỌNG MẾN THUÝ KIỀU NGAY TỪ LẦN GẶP ĐẦU TIÊN:
“Người quốc sắc ,kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e…”
BIỂU HIỆN CỦA KIM TRỌNG TRƯỚC MĂT THUÝ KIỀU CŨNG THẬT NHO NHÃ:
“Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình…”
Tình cảm của Kim Trọng phát sinh mãnh liệt và chàng đã dọn đến gần nhà Thuý Kiều.Sau nhiều lần gặp riêng,cả hai đã phải lòng nhau:
“ĐƯỢC LỜI NHƯ CỞI TẤM LÒNG
GIỞ THOA VỚI CHIẾC KHĂN HỒNG TRAO TAY
RẰNG TRĂM NĂM CŨNG TỪ ĐÂY
CỦA TIN GỢI MỘT CHÚT NÀY LÀM GHI...”
CUỘC TÌNH CỦA HỌ CŨNG THẬT ĐẸP DƯỚI ÁNH TRĂNG HẸN ƯỚC:
“Tiên thề cùng thảo một trương
Tóc mây một món dao vàng chia đôi,
Vầng trăng văng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương…”
VÀ RỒI SỰ BIẾN XẢY RA,KIM TRỌNG PHẢI VỀ LIÊU DƯƠNG HỘ TANG CHÚ.LỜI CỦA CHÀNG KIM KHI TỪ BIỆT KIỀU NHƯ RUN RẨY,SÂU LẮNG MÀ CŨNG RẤT TRANG NGHIÊM:
“Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình…
Sự đâu chưa kịp đôi hồi
Duyên đầu chưa kịp một lời trao tơ…”
CHÍNH CHÀNG KIM CŨNG ĐÂU CÓ BIẾT SAU ĐÓ LÀ MỘT TRƯỜNG CHIA LY CÁCH BIỆT VỚI NÀNG KIỀU…
VÀ RỒI TỪ LÚC ĐÓ LÒNG CHÀNG KIM KHÔNG NGUÔI THƯƠNG NHỚ, THẦM MƠ TƯỞNG THẤY BÓNG DÁNG KIỀU:
“Thề xưa giở đến kim hoàn
Của xưa lại giở đến đàn với hương
Sinh rằng trông thấy càng thương
Gan càng tức tối ruột càng xót xa…”
KIM TRỌNG MUỐN LÊN ĐƯỜNG TÌM MỌI CÁCH MANG KIỀU TRỞ VỀ BÊN MÌNH. THẬT CẢM ĐỘNG TRƯỚC THÁI ĐỘ CỦA CHÀNG:
“RẮP MONG TRAO ẤN TỪ QUAN
MẤY SÔNG CŨNG LỘI MẤY NGÀN CŨNG QUA
DẤN MÌNH TRONG ÁNG CAN QUA
VÀO SINH RA TỬ LỌ LÀ CÓ NHAU…”
VÀ ĐẾN GIÂY PHÚT ĐOÀN VIÊN, THÂM TÂM KIM TRỌNG LUÔN LUÔN MUỐN HÀN GẮN LẠI TÌNH CẢM VỚI KIỀU:
“DẪU RẰNG VẬT ĐỔI SAO DỜI,
TỬ SINH CŨNG GIỬ LẤY LỜI TỬ SINH
DUYÊN KIA CÓ PHỤ CHI TÌNH
MÀ TOAN XẺ GÁNH CHUNG TÌNH LÀM HAI?...”
SONG NÀNG KIỀU VẪN KIÊN QUYẾT MỘT LỜI. LÒNG TỰ TRỌNG VÀ SỰ Ý THỨC BẢN THÂN CỦA KIỀU THẬT ĐÁNG TRÂN TRỌNG.
Khi xây dựng nhân vật Kim Trọng , Nguyễn Du cũng đồng thời cho ta thấy ở con người Kim Trọng có những mặt còn hạn chế trong quan niệm về tình yêu và nét tính cách bên trong của chàng:
CHÀNG KIM CÓ THỤC SỰ LÀ NGƯỜI MẪU MỰC TRONG TÌNH YÊU CHĂNG?
Chàng Kim có thực sự toàn tâm thương Kiều chăng?
“ Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê
Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao…”
Chàng có nhớ lời thề xưa?
“ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân…”
Nhưng sau đó chàng vẫn vui vẻ lấy vợ và thái độ này lại càng đáng trách:
“Khi ăn ở, lúc ra vào
Càng vui duyên mới càng dào tình xưa…”
Nói rằng:
“rắp mong treo ấn từ quan…”
Thế nhưng chàng vẫn:
“Những là nấn ná đợi tin
nắng mưa biết đã mấy phen đổi dời…”
Nếu Kim Trọng bản lĩnh thì liệu chàng chỉ dừng lại ở mức là “nấn ná” đỢi tin không?
Kim trọng thật sự yêu Kiều bằng cái tâm với một tình yêu cao cả chăng?
“Sinh rằng:gió mát trăng trong
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam
Chày sương chưa nện câù Lam
Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?…”
Khi ấy Kiều đáp lại:
“Nàng rằng :Hồng Diệp xích thằng
Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri
Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai có tiếc gì với ai…”
Và sau khi nghe kiều gãy đàn, một lần nữa chàng Kim lại có thái độ ấy:
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong ong bướm có chiều lã lơi…”
Và lần này thì Kiều trả lời Kim Trọng rất thẳng thắn:
“Thưa rằng đừng lấy làm chơi
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao
Vẽ chi một đoá yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc ,trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi…”
Những biểu hiện ấy của chàng Kim nghĩ cũng thật tầm thường và đáng trách.
Vài lời trao đổi cùng các bạn để hiểu rõ hơn về nhân vật kim Trọng.
THÚC SINH
Xuất thân:
Từ một gia đình danh gia vọng tộc:
“Kì tâm họ Thúc cũng nòi thư hương…”
Thúc mến Kiều ngay từ lần gặp đầu tiên, và chàng cũng bộc lộ ngay bản tính hiếu sắc của mình:
“Hải dương mơn mởn cành tơ
Ngày xuân càng nắng càng mưa càng nồng
Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng
Đêm xuân ai dễ cầm lòng vớI ai?…”
Sau đó vì máu ham mê sắc dục chàng liên tục bị tác động bởi mụ Tú Bà:
“Thúc Sinh quen thói bốc rời
Trăm nghìn đỗ một trận cười như không
Mụ càng tô lục chuốt hồng
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê…”
Thúc còn có những hành động thật không đáng mặt nam nhi:
“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rũ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên…”
Trong tình cảnh bấy giờ Kiều cũng muốn tính kế trường cửu.Thế nên họ đã:
“Cùng nhau căn dặn đến điều
Chỉ non thề biển nặng gieo đến lời…”
Lúc này trÔng Thúc Sinh thật đầy bản lĩnh:
“Đường xa chớ ngại Ngô Lào
Trăm điều hãy cứ trông vào một ta
Đã gần chi có đường xa
Đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều…”
Thế nhưng có thật sự là Thúc Sinh có bản lĩnh không?
Thực chất con người Thúc Sinh nặng tính “sợ vợ”, tất cả những sự hèn hạ, nhu nhược của chàng phần lớn khởi nguồn từ đó.
Thúc Sinh đã không một lời bênh vực Kiều trứớc công môn và chàng cũng chẳng dám thú thật với Hoạn Thư, để đến cảnh dở khóc dở cười:
“Sợ quen dám hở ra lời
Khôn ngăn giọt nước sụt sùi nhỏ tra…”
Và chàng cũng chỉ biết khóc khi Kiều hầu rượu:
“Sinh cành như dại như ngây
Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi…”
Đến cuối cùng chàng đã bộc lộ thái độ nhu nhược hèn yếu của mình,không còn nhớ gì đến lời thề xưa nữa,thậm chí chàng không đủ khả năng để bảo vệ người yêu của mình:
“Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi…”
Buồn cười nhất có lẽ là thái độ của Thúc Sinh khi được mời đến tính chuyện ân oán với Thúy Kiều sau này trước mặt Từ Hải:
“Thúc Sinh trông mặt bây giờ
Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm
Lòng riêng mừng sợ khôn cầm
Sợ thay mà lại thương thầm cho ai?...”
Cái hèn yếu không ngừng được bộc lộ và Thúc sinh trông thật ngượng ngùng, khó xử trước Thúy Kiều vì biết phải:
“Ăn làm sao nói làm sao bây giờ…”
Nghĩ lại ta thấy con người Thúc sinh vừa đáng thương nhưng cũng thật đáng trách.
Vài ý trao đổi với các bạn về nhân vật Thúc Sinh.
TỪ HẢI
Từ Hải xuất hiện và những nét tính cách của bậc trượng phu:
“Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông…”
Từ Hải là một người có tâm hồn nghệ sĩ:
“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nữa gánh non sông một chèo…”
Giữa hai người có sự tương hợp :
“Trai anh hùng ,gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng …”
Từ Hải và Thuý Kiều đều tìm thấy ở nhau những nét đẹp về giá trị chân chính:
“Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?...”
Kiều đáp lại:
“Thưa rằng lượng cả bao dong
Tấn dương được thấy mây rồng có phen…”
Sau đó thì cả hai gắn bó nhau hơn:
“Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng có nhau
Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân…”
Lời lẽ của Từ Hải mạnh mẽ, bản lĩnh mà cũng đầy thuyết phục.
Khác với Thúc Sinh và Kim Trọng,Từ Hải đường bệ rước Kiều thoát ra khỏi thanh lâu:
“Ngõ lời nói với băng nhân
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn…”
Chí của một kẻ làm trai “đội trời đạp đất ở đời” luôn thôi thúc Từ Hải, chàng lên đường gây nghiệp bá vương và ước hẹn ngày về với Thuý Kiều:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng loa dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia..”
Và đúng một năm sauTừ Hải trở về đón Kiều trong một không khí thật tưng bừng:
“Sẵn sàng phượng liễn loan nghi
Hoa quan phất phới hà y rỡ ràng
Dựng cờ nổi trống lên đàng
Trúc tơ nỗi trước kiệu vàng theo sau…”
Như vậy là Từ Hải đã thực hiện được lời hứavới Kiều.Từ không chỉ bản lĩnh mà còn là một người tài cao và có chí lớn.
Từ Hải giúp Kiều giải ân oán với một thái độ rất khách quan:
“Từ rằng: ân oán hai bên
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh…”
Từ Hải là người rất chuộng tự do và công bằng.Chàng rất bất bình trước những thái độ thoái hoá và không ra gì của bộ máy quan quyền triều đình:
“Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi…”
Và trước sự phân giải của Kiều,Từ Hải đã nghe theo.
Từ Hải hết mực lo cho Kiều mong muốn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho Kiều để nàng được:
“nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha…”
Thật sự ta thấy ở Từ Hải một tình yêu cao cả ,luôn muốn mang lại hạnh phúc cho Kiều:
“Xót nàng còn chút song thân
Bấy lâu kẻ Việt người Tần cách xa
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lòng…”
Khi mắc lừa Hồ Tôn Hiến
lâm vào vòng vây thì cái chết của Từ cũng biến thành một hình ảnh đẹp:
“Tử sinh liều giữa trận tiền
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân
Khí thiêng khi đã về thần
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa dòng…”
TỪ HẢI
Cái chết của Từ Hải càng cho thấy được tầm vóc lớn lao của một con người hiên ngang, bản lĩnh , khí phách.
Chàng chỉ ngã xuống trước mặt Kiều:
“Lạ thay oan khí tương triền
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra…”
Ta thấy ngưỡng mộ cái phẩm chất đạo đức của Từ Hải. Đó mới thực sự là mẫu mực của một con người.Nếu bề ngoài chàng là một trang nam tử thì bên trong Từ Hải là cả một quả tim chan chứa nghĩa tình .
VÀI Ý TRAO ĐỔI VỚI CÁC BẠN VỀ NHÂN VẬT TỪ HẢI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Hoàng Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)