Các nhà vật lý vĩ đại
Chia sẻ bởi Đinh Thị Minh Nguyệt |
Ngày 18/03/2024 |
22
Chia sẻ tài liệu: Các nhà vật lý vĩ đại thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
“ Nếu không có những bộ óc siêu phàm của các nhà vật lý lỗi lạc thì có lẽ con người còn chìm trong một thế giới mông muội lắm.”
MỘT SỐ NHÀ VẬT LÝ VĨ ĐẠI
Hans Christian Ørsted - nhà vật lý và hóa học nổi tiếng Đan Mạch, người khám phá ra điện từ, sinh năm 1777 tại Rudkjoebing, đảo Langeland, xuất thân trong một gia đình dược sĩ.
Lớn lên, ông theo học tại trường Đại học Tổng hợp Copenhague và tốt nghiệp dược khoa năm 20 tuổi.
Năm 22 tuổi, Ørsted bảo vệ luận án tiến sĩ triết học và năm sau, đỗ luôn bằng bác sĩ y khoa.
Năm 1801, ông đi châu Âu, làm việc ở các phòng thí nghiệm khoa học. Hai năm sau, ông cho ấn hành cuốn Vật liệu cho nền hóa học thế kỷ XIX.
Hans Christian Ørsted
( 1777 – 1851 )
Năm 1823, ông dừng lại tại Paris và cộng tác với nhà bác học Pháp J.B. Fourier để làm pin nhiệt điện.
Ngày 15-2-1820, Ørsted ngẫu nhiên khám phá ra hiện tượng tương tác giữa dòng điện và nam châm : dòng điện làm lệch kim nam châm.
Điện từ học ra đời.
Ngoài ra, Ørsted còn khám phá ra phương pháp phân tích ôxyt nhôm, điều chế chất clorua nhôm, góp phần nghiên cứu về tính
nghịch từ (diamagnetism)
do Faraday đang khám phá.
Năm 1829, ông được cử giữ chức giám đốc trường Bách khoa tại Copenhague.
Ông mất ngày 9-3-1851 tại Copenhague, để lại nhiều công trình nghiên cứu về khoa học như : Cơ học của sự truyền các lực điện và từ, Nhận xét về lịch sử hóa học , Nghiên cứu về tính đồng nhất của các lực hóa học và điện học,
Khái quát
về định luật hóa học thiên nhiên, …
Ông được bầu làm viện sĩ danh dự của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học
trên thế
giới như là viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1842 v.v…
Thí nghiệm Ørsted
André Marie Ampère là nhà toán học và vật lý người Pháp, một trong những người phát minh ra điện từ trường và tên ông (Ampere) được đặt cho đơn vị đo cường độ dòng điện.
Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ. Khi ông 18 tuổi và ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên.
Năm 1796, Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon.
Năm 1814, ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp
Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận.
11/09/1820, ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted : kim nam châm chịu tác động của dòng điện. 18/09/1820, ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo của ông chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng trên.
André-Marie Ampère
( 1775 – 1836 )
qui tắc vặn nút chai
Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới.
Ampère đã phát biểu qui tắc xác định từ trường của dòng điện “qui tắc vặn nút chai”, tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến.
Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như : ampe kế, vôn kế, ...). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện.
Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học.
Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện.
Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ.
Hội Hoàng gia Anh đã trao Huy chương Rumford cho Biot vào năm 1840 để ghi nhận nghiên cứu của ông về sự phân cực của ánh sáng đi qua những dung dịch hóa chất.
Jean-Baptiste Biot là nhà vật lí và nhà toán học người Pháp, người đã có những đóng góp cho sự tiến bộ của hình học, thiên văn học, đàn hồi học, từ học, nhiệt học và quang học.
Năm 1800, ông được bổ nhiệm chức trưởng khoa vật lí - toán tại trường College de France
Năm 1803, được bầu vào Viện hàn lâm khoa học Pháp
Thời trẻ, Biot được gia sư toán kèm tại nhà và học tại trường đại học Louis-le-Grand
Jean-Baptiste Biot
( 1774 – 1862 )
Sau đó, vào năm 1804, ông đi cùng với Joseph Gay-Lussac trên chuyến hành trình khí cầu đầu tiên vì những mục đích khoa học.
Sự hồi sinh của lí thuyết sóng đã gây chia rẽ những trí tuệ vật lí lỗi lạc thời kì ấy thành hai phe đối lập, một phe ủng hộ thuyết sóng, và phe còn lại ( điển hình là Biot ) tin vào bản chất hạt của ánh sáng.
Năm 1808, những thí nghiệm do Etienne-Louis Malus thực hiện cho thấy ánh sáng phản xạ trở nên bị phân cực, một kết quả chỉ có thể giải thích bởi bản chất sóng của ánh sáng.
Vào năm 1815, ông đã chứng minh rằng ánh sáng phân cực, khi đi qua một chất liệu hữu cơ, có thể bị quay theo chiều đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tùy thuộc vào trục quang của chất liệu đó.
Những nghiên cứu thêm sau đó cho thấy góc quay đó là một số đo trực tiếp của nồng độ của chất, mang lại một cơ chế đơn giản để phân tích những dung dịch saccharine.
Mối quan hệ đó, ngày nay gọi là định luật Biot-Savart, là một bộ phận cơ bản của lí thuyết điện từ hiện đại.
Hợp tác với nhà vật lí Felix Savart đã dẫn tới một thành tựu quan trọng khác của Biot.
Nghiên cứu quan trọng của Biot trong lĩnh vực ánh sáng phân cực còn đặt nền tảng cho nhiều nghiên cứu của Louis Pasteur và xác lập cơ sở khoa học của máy đo phân cực.
Năm 1820, hai người họ đã phát hiện thấy độ lớn của cảm ứng từ do một dây dẫn mang dòng điện sinh ra tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến dây dẫn.
1 . Nêu công thức của định luật Am-pe ?
2. Nhờ Ørsted, ngành nghiên cứu mới nào đã ra đời ?
Điện từ học
3. Hội Hoàng gia Anh đã trao Huy chương Rumford cho Biot vào năm nào ?
1840
CỦNG CỐ
MỘT SỐ NHÀ VẬT LÝ VĨ ĐẠI
Hans Christian Ørsted - nhà vật lý và hóa học nổi tiếng Đan Mạch, người khám phá ra điện từ, sinh năm 1777 tại Rudkjoebing, đảo Langeland, xuất thân trong một gia đình dược sĩ.
Lớn lên, ông theo học tại trường Đại học Tổng hợp Copenhague và tốt nghiệp dược khoa năm 20 tuổi.
Năm 22 tuổi, Ørsted bảo vệ luận án tiến sĩ triết học và năm sau, đỗ luôn bằng bác sĩ y khoa.
Năm 1801, ông đi châu Âu, làm việc ở các phòng thí nghiệm khoa học. Hai năm sau, ông cho ấn hành cuốn Vật liệu cho nền hóa học thế kỷ XIX.
Hans Christian Ørsted
( 1777 – 1851 )
Năm 1823, ông dừng lại tại Paris và cộng tác với nhà bác học Pháp J.B. Fourier để làm pin nhiệt điện.
Ngày 15-2-1820, Ørsted ngẫu nhiên khám phá ra hiện tượng tương tác giữa dòng điện và nam châm : dòng điện làm lệch kim nam châm.
Điện từ học ra đời.
Ngoài ra, Ørsted còn khám phá ra phương pháp phân tích ôxyt nhôm, điều chế chất clorua nhôm, góp phần nghiên cứu về tính
nghịch từ (diamagnetism)
do Faraday đang khám phá.
Năm 1829, ông được cử giữ chức giám đốc trường Bách khoa tại Copenhague.
Ông mất ngày 9-3-1851 tại Copenhague, để lại nhiều công trình nghiên cứu về khoa học như : Cơ học của sự truyền các lực điện và từ, Nhận xét về lịch sử hóa học , Nghiên cứu về tính đồng nhất của các lực hóa học và điện học,
Khái quát
về định luật hóa học thiên nhiên, …
Ông được bầu làm viện sĩ danh dự của nhiều Viện Hàn lâm Khoa học
trên thế
giới như là viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1842 v.v…
Thí nghiệm Ørsted
André Marie Ampère là nhà toán học và vật lý người Pháp, một trong những người phát minh ra điện từ trường và tên ông (Ampere) được đặt cho đơn vị đo cường độ dòng điện.
Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ. Khi ông 18 tuổi và ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên.
Năm 1796, Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon.
Năm 1814, ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp
Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh vực tên tuổi của Ampère đã được công nhận.
11/09/1820, ông được biết về phát minh của Hans Christian Ørsted : kim nam châm chịu tác động của dòng điện. 18/09/1820, ông gửi một báo cáo tới Viện hàn lâm, báo cáo của ông chứa đựng những bình luận hoàn thiện hơn về hiện tượng trên.
André-Marie Ampère
( 1775 – 1836 )
qui tắc vặn nút chai
Toàn bộ lĩnh vực này đã được mở ra khi ông khảo sát và phát biểu công thức toán học không những để giải thích hiện tượng điện từ trường mà còn dự đoán nhiều sự kiện và hiện tượng mới.
Ampère đã phát biểu qui tắc xác định từ trường của dòng điện “qui tắc vặn nút chai”, tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Sau Ampère, vật liệu sắt từ trở nên rất phổ biến.
Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện (như : ampe kế, vôn kế, ...). Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện.
Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học.
Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện.
Công thức Ampère và định luật Faraday là hai cơ sở chính để James Clerk Maxwell xây dựng nên lý thuyết trường điện từ.
Hội Hoàng gia Anh đã trao Huy chương Rumford cho Biot vào năm 1840 để ghi nhận nghiên cứu của ông về sự phân cực của ánh sáng đi qua những dung dịch hóa chất.
Jean-Baptiste Biot là nhà vật lí và nhà toán học người Pháp, người đã có những đóng góp cho sự tiến bộ của hình học, thiên văn học, đàn hồi học, từ học, nhiệt học và quang học.
Năm 1800, ông được bổ nhiệm chức trưởng khoa vật lí - toán tại trường College de France
Năm 1803, được bầu vào Viện hàn lâm khoa học Pháp
Thời trẻ, Biot được gia sư toán kèm tại nhà và học tại trường đại học Louis-le-Grand
Jean-Baptiste Biot
( 1774 – 1862 )
Sau đó, vào năm 1804, ông đi cùng với Joseph Gay-Lussac trên chuyến hành trình khí cầu đầu tiên vì những mục đích khoa học.
Sự hồi sinh của lí thuyết sóng đã gây chia rẽ những trí tuệ vật lí lỗi lạc thời kì ấy thành hai phe đối lập, một phe ủng hộ thuyết sóng, và phe còn lại ( điển hình là Biot ) tin vào bản chất hạt của ánh sáng.
Năm 1808, những thí nghiệm do Etienne-Louis Malus thực hiện cho thấy ánh sáng phản xạ trở nên bị phân cực, một kết quả chỉ có thể giải thích bởi bản chất sóng của ánh sáng.
Vào năm 1815, ông đã chứng minh rằng ánh sáng phân cực, khi đi qua một chất liệu hữu cơ, có thể bị quay theo chiều đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ, tùy thuộc vào trục quang của chất liệu đó.
Những nghiên cứu thêm sau đó cho thấy góc quay đó là một số đo trực tiếp của nồng độ của chất, mang lại một cơ chế đơn giản để phân tích những dung dịch saccharine.
Mối quan hệ đó, ngày nay gọi là định luật Biot-Savart, là một bộ phận cơ bản của lí thuyết điện từ hiện đại.
Hợp tác với nhà vật lí Felix Savart đã dẫn tới một thành tựu quan trọng khác của Biot.
Nghiên cứu quan trọng của Biot trong lĩnh vực ánh sáng phân cực còn đặt nền tảng cho nhiều nghiên cứu của Louis Pasteur và xác lập cơ sở khoa học của máy đo phân cực.
Năm 1820, hai người họ đã phát hiện thấy độ lớn của cảm ứng từ do một dây dẫn mang dòng điện sinh ra tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến dây dẫn.
1 . Nêu công thức của định luật Am-pe ?
2. Nhờ Ørsted, ngành nghiên cứu mới nào đã ra đời ?
Điện từ học
3. Hội Hoàng gia Anh đã trao Huy chương Rumford cho Biot vào năm nào ?
1840
CỦNG CỐ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)