Cac nguyen tac day TV tieu hoc
Chia sẻ bởi Lê Thanh Thịnh |
Ngày 08/10/2018 |
295
Chia sẻ tài liệu: Cac nguyen tac day TV tieu hoc thuộc Thể dục 2
Nội dung tài liệu:
Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
1.1. Khái niệm về nguyên tắc:
Theo Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1977), nguyên tắc được hiểu theo các nghĩa sau:
- Kết quả nghiên cứu có tính chất lí thuyết, dẫn đường và qui định giới hạn cho thực hành (ví dụ: nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Tiểu học).
- Điều thoả thuận lưu truyền hoặc thành văn, dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội, chính trị (ví dụ: nguyên tắc chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau).
1.2. Khái niệm nguyên tắc dạy học Tiếng Việt:
Là những tiền đề lí thuyết cơ bản xác định nội dung và phương pháp, cách tổ chức các hoạt động dạy và học Tiếng Việt của thầy giáo và học sinh, nhằm đạt mục đích dạy học Tiếng Việt trong nhà trường (theo giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, Lê A..., Nhà xuất bản giáo dục, 1997).
1.3. Các nguyên tắc dạy Tiếng Việt ở tiểu học
1.3.1. Nguyên tắc phát triển tư duy
Ngôn ngữ và tư duy của con người là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết, có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tiền đề và là điều kiện để tư duy phát triển và ngược lại. Mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Mục tiêu đầu tiên của việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển tư duy cho học sinh. Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy học Tiếng Việt, quá trình học sinh từng bước chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học Tiếng Việt, đồng thời ở học sinh cũng hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy.
Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho học sinh, trong dạy học Tiếng Việt, người giáo viên cần chú ý các yêu cầu cụ thể:
-Trong mọi giờ học đều phải chú ý rèn các thao tác tư duy. Đó là các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp... Đồng thời phải chú ý rèn luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực...
-Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
-Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
1.3.2. Nguyên tắc giao tiếp ( nguyên tắc phát triển lời nói)
Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng Việt. Để hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải được hoạt động trong các môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi trường văn hoá ứng xử. Chỉ có trong các môi trường giao tiếp, môi trường văn hoá ứng xử, học sinh mới hiểu lời nói của người khác, đồng thời vận dụng ngôn ngữ sáng tạo để người khác hiểu được tư tưởng và tình cảm của các em. Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử. Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè ... theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kĩ năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Nguyên tắc này yêu cầu
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.
- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn trong bài ra sao.
- Phải tổ chức hoạt động nói năng của HS để dạy Tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.
1.3.3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu :
- Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí HS, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
- Việc học Tiếng Việt phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn
1.1. Khái niệm về nguyên tắc:
Theo Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1977), nguyên tắc được hiểu theo các nghĩa sau:
- Kết quả nghiên cứu có tính chất lí thuyết, dẫn đường và qui định giới hạn cho thực hành (ví dụ: nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Tiểu học).
- Điều thoả thuận lưu truyền hoặc thành văn, dùng làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội, chính trị (ví dụ: nguyên tắc chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau).
1.2. Khái niệm nguyên tắc dạy học Tiếng Việt:
Là những tiền đề lí thuyết cơ bản xác định nội dung và phương pháp, cách tổ chức các hoạt động dạy và học Tiếng Việt của thầy giáo và học sinh, nhằm đạt mục đích dạy học Tiếng Việt trong nhà trường (theo giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”, Lê A..., Nhà xuất bản giáo dục, 1997).
1.3. Các nguyên tắc dạy Tiếng Việt ở tiểu học
1.3.1. Nguyên tắc phát triển tư duy
Ngôn ngữ và tư duy của con người là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết, có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tiền đề và là điều kiện để tư duy phát triển và ngược lại. Mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Mục tiêu đầu tiên của việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển tư duy cho học sinh. Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy học Tiếng Việt, quá trình học sinh từng bước chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học Tiếng Việt, đồng thời ở học sinh cũng hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy.
Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho học sinh, trong dạy học Tiếng Việt, người giáo viên cần chú ý các yêu cầu cụ thể:
-Trong mọi giờ học đều phải chú ý rèn các thao tác tư duy. Đó là các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp... Đồng thời phải chú ý rèn luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực...
-Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
-Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
1.3.2. Nguyên tắc giao tiếp ( nguyên tắc phát triển lời nói)
Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng Việt. Để hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải được hoạt động trong các môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi trường văn hoá ứng xử. Chỉ có trong các môi trường giao tiếp, môi trường văn hoá ứng xử, học sinh mới hiểu lời nói của người khác, đồng thời vận dụng ngôn ngữ sáng tạo để người khác hiểu được tư tưởng và tình cảm của các em. Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử. Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè ... theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kĩ năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Nguyên tắc này yêu cầu
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.
- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn trong bài ra sao.
- Phải tổ chức hoạt động nói năng của HS để dạy Tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.
1.3.3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu :
- Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí HS, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
- Việc học Tiếng Việt phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Thịnh
Dung lượng: 52,00KB|
Lượt tài: 8
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)