CÁC NỀN VĂN HÓA TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chia sẻ bởi HAI HOANG HONG | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: CÁC NỀN VĂN HÓA TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔNG SƠN VÀ SA HUỲNH TRÊN CÁC MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM


GVHD : Th.S. Võ Thị Ánh Tuyết
Sinh viên thực hiện : Hoàng Hồng Hải
Mssv : 1556040035

BỐ CỤC
PHẦN I. Văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh trên bình diện các mối quan hệ văn hóa Việt Nam
Văn hóa Đông Sơn
Văn hóa Sa Huỳnh
PHẦN II. Mối quan hệ giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh trên các mối quan hệ văn hóa Việt Nam
Không gian giáp ranh giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh
Ảnh hưởng của Đông Sơn ở không gian Sa Huỳnh
Ảnh hưởng của Sa Huỳnh vào không gian Đông Sơn
PHẦN III. Những nét khác biệt giữa Văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh ở Việt
Đánh giá , kết luận
Tài liệu tham khảo





I. VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VÀ SA HUỲNH TRÊN BÌNH DIỆN CÁC VĂN HÓA KHẢO CỔ Ở VIỆT NAM



1. Văn hóa Đông Sơn
+ Phát hiện vào năm 1924 và được tiến hành khai quật nhiều lần.
+ Địa bàn phân bố : Từ biên giới Việt Trung qua các lưu vực sông Hồng , sông Mã , sông Cả vào tới Quảng Bình bao gồm các tỉnh miền núi , trung du , đồng bằng , ven vùng biển .

+ Các di tích phân bố chủ yếu ở chân đồi , gò đất cao , ven các sông suối , hồ đầm , ngã ba sông .
+ Loại hình di tích : Di tích cư trú , mộ táng , di chỉ xưởng .








BẢN VẼ :
Địa bàn văn hóa Đông Sơn
( Theo Chử Văn Tần, Văn hóa Ðông Sơn - văn minh Việt cổ, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2003
Người chụp : Hoàng Hồng Hải 28/11/2018 )





Các di tích Tiền Đông Sơn lưu vực sông Hồng , sông Mã , sông Cả
( Theo Hà Văn Tấn ,Khảo cổ học Việt Nam , tập 2 , Tr.485
Ngưởi chụp : Hoàng Hồng Hải , 28/11/2018 )







+ Loại hình hiện vật :
- Đồ đá : Hòn kê , hòn ghè , chày nghiền bàn mài..
- Đồ đồng : Trống , thạp thố , rìu xéo gót vuông , khuôn đúc rìu xéo gót tròn , giáo dao găm , chuông ..
- Đồ sắt : Lưỡi cuốc , liềm , rìu , kiếm , giáo..
- Đồ gốm : Nồi , chõ , chậu , bát , chì lưới dọi xe sợi ..
- Vũ khí : giáo , lao , mũi tên , kiếm , tấm che ngực..
-Công cụ lao động : Lưỡi cày , cuốc thuổng xẻng , bôn , đục , bàn chải ..
- Đồ trang sức : vòng tay , khuyên tai, vòng đeo cổ ..







Rìu gót vuông trang trí hình chó săn hươu
( Theo https://www.diendan.org )



Vòng đeo chân
( Theo https://www.diendan.org )





Vòng đeo tay
( Theo https://www.diendan.org )


Lẫy nỏ
( Theo https://www.diendan.org )
* Nguồn gốc , niên đại , chủ nhân , mối quan hệ văn hóa
- Niên đại : Thế kỷ VIII BC – II AD .
- Lịch sử- xã hội : Xây dựng hình thái nhà nước đầu tiên – nhà nước Văn Lang .
- Nông Nghiệp : Nghề nông nghiệp lúa nước phát triển , kéo theo sự phát triển về nông cụ và chế biến nông sản.
- Chế tác công cụ : Kỹ thuật đúc đồng thau.


Văn hóa Đông Sơn là đỉnh cao của Văn hóa VN , là nền văn hóa tiêu biểu xác lập bản sắc văn hóa dân tộc .





Bản vẽ : Đồ đồng văn hóa Đông Sơn
( Theo Các nền văn hóa cổ Việt Nam , Tr.239-241
Người chụp : Hoàng Hồng Hải , 28/11/2018 )














Trống đồng Đông Sơn tại bảo tàng Hà Nội
( Theo http : // vanhoadongsontai hanoi )







Hoa văn trên Trống Đông Sơn
( Theo https : vanhoadongsontai hanoi )
Bản vẽ : Đồ gốm Văn hóa Đông Sơn
( Theo Các nền văn hóa Khảo cổ Việt Nam , Tr.257
Người chụp : Hoàng Hồng Hải , 29/11/2018 )
2.Vănhóa Sa Huỳnh
- Phát hiện vào năm 1909 , bởi Vinet.
- Địa bàn phân bố : Trải dài trên đất miền Trung Việt Nam . Trên các dải cồn cát ven biển , gần đầm nước ngọt sát cạnh cửa sông ra biển.

- Loại hình di tích : Di tích cư trú , mộ táng.
- Loại hình di vật :
+ Đồ đá : rìu , bôn đá tứ giác và có vai cuội , bàn mài ,đá có hình sinh thực khí..
+ Đồ đồng : giáo , qua , vòng nhạc..
+ Đồ sắt : cuốc , thuổng , dao quắm dao rựa , dao hái , kiếm , lao..
+Đồ trang sức : khuyên tai ba mấu khuyên tai hai đầu thú ..
* Đặc trưng nổi bật cho Văn hóa Sa Huỳnh là cách thức mai táng dùng vò chum làm quan tài , ngoài ra vẫn tồn tại dạng mộ nồi , vò nhỏ . Phổ biến loại vò hình trụ với nắp đậy hình nón cụt và loại mộ vò hình cầu đáy tròn.

* Trong chum,vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh, công cụ lao động đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, và đồ trang sức.



















Mộ chum dạng hình trứng
Mộ chum hình trụ đáy tròn
Mộ chum có nắp hình nón cụt đáy tròn
Mộ chum có nắp hình nón cụt dạng hình trụ đáy tròn.
* Nguồn gốc , niên đại , chủ nhân , mối quan hệ văn hóa
+ Niên đại : Giữa thiên niên kỷ I BC – thế kỷ I ,II AD
+ Hình thức an táng bằng mộ chum
+ Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến đỉnh cao
+ Cư dân Sa Huỳnh có đầu óc thẩm mỹ phong phú (đồ trang sức có tính thẩm mỹ cao )
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔNG SƠN VÀ SA HUỲNH TRÊN CÁC MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM
















































































Mối quan hệ giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh thể hiện như thế nào ? Có những ảnh hưởng gì ?






1. Không gian giáp ranh giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh

- Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa năng động , cởi mở có mối quan hệ giao lưu với các văn hóa khác , trong đó không thể kể đến đó là văn hóa Sa Huỳnh .

-Văn hóa Sa Huỳnh phân bố chủ yếu ở miền Trung Việt nam có khung niên đại tương đương văn hóa Đông Sơn nằm trong khoảng thế kỷ IV-V TCN đến thế kỷ I-II SCN .

- Do có địa bàn phân bố liền kề nên chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh mẽ .



+ Mối quan hệ giữa văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh thể hiện qua di tích Bãi Cọi ( Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) . Đây là nơi hội tụ những đặc trưng và mối giao lưu ảnh hưởng qua lại của cả hai nền văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh.

+ Về tổng thể di vật , nhận thấy rằng ở Bãi Cọi bên cạnh những đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh là ảnh hưởng rất đậm đặc văn hóa Đông Sơn .


+ Thứ nhất , các di vật bằng đồng , sắt tìm thấy trong Bãi Cọi không nhiều , đều là rìu lưỡi xòe cân hoặc hình chữ nhật đó là yếu tố điển hình của văn hóa Đông Sơn (loại hình Làng Vạc) phân bố khá phổ biến trong các di tích mộ táng Sa Huỳnh .



Rìu đồng lưỡi nhòe cân tìm thấy tại khu di tích Bãi Cọi
(Theo http://baotanglichsu.vn/di-tich-bai-coi-nghi-xuan-ha-tinh-noi-hoi-tu-cac-nen-van-hoa )
+ Thứ hai , qua các di vật đồ gốm Bãi Cọi lại thấy rằng sự phát triển của truyền thống Sa Huỳnh từ kiểu dáng đến hoa văn trang trí , loại hình chất liệu , kỹ thuật , điển hình như bình con tiện .

+ Gốm Bãi Cọi cũng ảnh hưởng đậm văn hóa Đông Sơn qua kiểu hoa văn đập trên thân các đồ gốm . Nhất là Chõ gốm phát hiện khi khai quật , di vật cho là văn hóa Đông Sơn ( loại hình Làng Vạc ).



Bình con tiện và hoa văn trang trí trên bình tìm thấy khu di tích Bãi Cọi
( Theo http:// baotanglichsu.vn )
+ Bên cạnh qua những lần khai quật còn phát hiện được khuyên tai ba mấu cho thấy dấu ấn rõ hơn của Văn hóa Sa Huỳnh . Ngoài ra còn phát hiện được nhiều hiện vật như rìu đồng , bình gốm , nồi gốm mang đậm dấu ấn của văn hóa Đông Sơn .

+ Ngoài ra còn phát hiện chum táng có nắp hình nón cụt điển hình của văn hóa Sa Huỳnh .


Mộ chum nón cụt phát hiện tại di tích Bãi Cọi
(http://baotanglichsu.vn/di-tich-bai-coi-qua-3-lan-khai quật )





Chum hình trái đào thu được tại cuộc khai quật tại di tích Bãi Cọi lần thứ nhất 2008
( Theo http://baotanglichsu.vn/di-tich-bai-coi-qua-3-lan-khai-quat )














Khuyên tai ba mấu phát hiện tại Di tích Bãi Cọi
( Theo http://baotanglichsu.vn )
2. Ảnh hưởng của Đông Sơn ở không gian Sa Huỳnh
- Ảnh hưởng từ văn hóa Đông Sơn đến văn hóa Sa Huỳnh thể hiện tập trung nhất ở loại hình di tích mộ đất ( loại mộ đất rải gốm , kè gốm được phát hiện trong một số di tích văn hóa Sa Huỳnh như Gò Mả Vôi , Gò Quê , Tiên Lãnh ).

- Đây là táng thức phổ biến của văn hóa Đông Sơn , đặc trưng nhất là khu mộ táng Làng Vạc .

- Đặc biệt nhóm hiện vật đồ đồng phát hiện ở các địa điểm Gò Mả Vôi , Bình Yên , Tiên Lãnh , Phú Hòa ( Quảng Nam ) , Gò Quê ( Bình Định ) là những sưu tập đồng mang đặc trưng văn hóa Đông Sơn .
+ Những dấu ấn của yếu tố Đông Sơn trong văn hóa Sa Huỳnh còn được thể hiện qua những chiếc trống đồng Đông Sơn phân bố trong không gian văn hoá Sa Huỳnh.

+ Trên hầu hết các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên - Huế Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều phát hiện những chiếc trống thuộc nhóm sớm của Đông Sơn.

3. Ảnh hưởng của Sa Huỳnh vào không gian Đông Sơn
+ Ngoài ra một số đồ đồng đặc trưng của văn hóa Đông Sơn như giáo , lao , rìu xéo , dao găm cán hình chữ T đã có mặt trong nhiều di tích văn hóa Sa Huỳnh như Cương Hà , Cổ Giang , Dung Quất , Phú Hòa , Bàu Hoe .


+ Trong di tích văn hóa Sa Huỳnh Phước Hải còn phát hiện được cả trống đồng Đông Sơn .

+ Ảnh hưởng văn hóa Sa Huỳnh cũng lan tỏa ra quanh vùng như loại khuyên tai hai đầu thú cũng tìm thấy trong di tích văn hóa Đông Sơn Xuân An trên đất Hà Tĩnh , trên mặt di tích văn hóa Biển Hồ trên đất Gia Lai , hoặc loại khuyên tai thủy tinh ba mấu cũng đã có mặt trong di tích văn hóa Đông Sơn Làng Vạc ở Nghệ An .


+ Loại mộ vò đặc trưng của Sa Huỳnh cũng thấy xuất hiện lẻ tẻ trong các di tích văn hóa Đông Sơn như Làng Vạc Đồng Mõm , Hoằng Lý ít nhiều cũng gợi lên mối liên hệ văn hóa giữa Sa Huỳnh và Đông Sơn .

Đông Sơn và Sa Huỳnh có mối quan hệ lẫn nhau Tuy nhiên ảnh hưởng lẫn nhau của hai văn hóa này có sự khác biệt, trong đó ảnh hưởng từ Đông Sơn đến Sa Huỳnh thể hiện khá phổ biến trên vùng phân bố của văn hóa Sa Huỳnh. Trong khi đó, vùng ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Sa Huỳnh chỉ ghi nhận trong phạm vi vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An - Thanh Hóa).

II. NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VÀ SA HUỲNH Ở VIỆT NAM
Bên cạnh mối quan hệ tuy nhiên giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh có những nét khác biệt
VĂN HÓA ĐÔNG SƠN
+ Thời gian tồn tại : Thế kỷ V TCN – thế kỷ I SCN .

+ Dấu tích văn hóa : ngôi mộ cổ (mộ thuyền )
Mộ được tìm thấy nhiều ở các khu vực đồi gò của các vùng trung du nối kết chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi hoặc ở những khu vực cư dân sinh sống giữa đồng bằng châu thổ , nhưng ở những nơi có nền đất cao , tầng văn hóa dày và phức tạp .
+ Hệ thống hiện vật : chủ yếu chế tác bằng đồng , kỹ thuật chế tác đồng thau .
VĂN HÓA SA HUỲNH
+ Thời gian tồn tại: Thế kỷ VII TCN – thế kỷ I SCN .

+ Dấu tích văn hóa : ngôi mộ cổ (mộ chum) .
Mộ chum tìm thấy ở ven những cồn cát ven biển , bên những bàu nước ngọt hoặc trên những mảnh ruộng của đồng bằng ven biển hẹp , chạy dọc ven biển miền Trung Việt Nam.

+ Hệ thống hiện vật : chủ yếu là đồ sắt , đồ trang sức , hiện vật bằng thủy tinh xuất hiện khá nhiều .
1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu : so sánh , đặt vấn đề , đặt câu hỏi , giải thích và tổng hợp.
2. Các vấn đề được đề cập
- Vấn đề 1 : Điển lược văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh trên bình diện các văn hóa khảo cổ ở Việt Nam .

-Vấn đề 2 : Mối quan hệ giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh trên các mối quan hệ văn hóa qua di tích Bãi Cọi và ảnh hưởng của Đông Sơn vào Sa Huỳnh . Và từ Sa Huỳnh vào không gian Đông Sơn . Qua đó nêu lên mối quan hệ giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh .

- Vấn đề 3 : Từ mối quan hệ văn hóa nêu lên những nét khác biệt giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh.

Đánh giá , kết luận

3. Nguồn tư liệu của bài viết
+ Bài viết tham khảo tư liệu từ giáo trình Khảo cổ học Việt Nam , tập II , GS. Hà Văn Tấn và Các nền văn hóa Khảo cổ Việt Nam , Hoàng Xuân Chinh .
+ Tư liệu bài viết là tư liệu bậc 1.
+ Trong bài viết sử dụng bản vẽ các di tích , di vật để minh họa , dẫn chứng cho từng nội dung .
4. Bố cục bài viết
+ Bài viết được trình bày theo từng phần , nội dung qua lối diễn dịch , đặc câu hỏi , đưa vấn đề , giải quyết vấn đề và kèm theo hình ảnh minh họa .
+ Bài viết trình bày chi tiết , bố cục ngắn gọn , súc tích , dễ am hiểu .
Các Kỹ Năng Mềm được sử dụng trong bài thuyết trình

+ Kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Kỹ năng làm việc độc lập
+ Kỹ năng sử dụng tin học ứng dụng cơ bản ( Bài báo cáo power point )
+ Kỹ năng thuyết trình
ĐÁNH GIÁ , KẾT LUẬN
+ Qua nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh dựa trên các mối quan hệ văn hóa và những nét khác biệt từ đó đã nói lên rằng đây là hai nền văn hóa chủ đạo đã từng tồn tại lâu dài trên mảnh đất Việt Nam .

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh dựa trên di tích Bãi Cọi (Hà Tĩnh) và ảnh hưởng Đông Sơn vào Sa Huỳnh và từ Sa Huỳnh vào không gian Đông Sơn từ đó cho thấy rằng cả hai nền văn hóa đã có sự giao thoa mạnh mẽ trong sự tương đồng nhất định . Đó là một sự hợp lưu văn hóa .

Văn hóa Đông Sơn + Văn hóa Sa Huỳnh = Văn minh Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các nền văn hóa khảo cổ Việt Nam ( 2005 ) , Hoàng Xuân Chinh , NXB Lao động , Hà Nội .
2. Khảo cổ học Việt Nam , Tập II , ( 1999 ) , Hà Văn Tấn ( Chủ biên ) , NXB Khoa học Xã hội , Hà Nội .

Các trang web tham khảo
1.http://baotanglichsu.vn/di-tich-bai-coi-nghi-xuan-ha-tinh-noi-hoi-tu-cac-nen-van-hoa
2. http://baotanglichsu.vn/di-tich-bai-coi-qua-3-lan-khai-quat
3. http://baotanglichsu.vn
4. https://www.diendan.org

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE


Chúc các bạn thuyết trình thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: HAI HOANG HONG
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)