Các mức độ tư duy(theo chuẩn KT-KN)

Chia sẻ bởi Phan Duy Hiền | Ngày 21/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: các mức độ tư duy(theo chuẩn KT-KN) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
Biết là cần thiết cho tất cả các mức độ tư duy.
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là: xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Biết: nhận ra, nhớ lại các khái niệm.

Biết: nhận dạng (không cần giải thích) được các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản.

Biết: liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết gữa các yếu tố, các hiện tượng…

Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; Giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng;
Có thể vận dụng chúng khi chúng được thể hiện theo các cách tương tự như cách giáo viên đã giảng dạy, hoặc theo các ví dụ tiêu biểu về các khái niệm, sự vật, hiện tượng đó.
Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang kí hiệu và ngược lại)
Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải theo cấu trúc logic.
Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa.
Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản của môn học và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc sách giáo khoa.
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác. (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới. 
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới. 
Học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp khi được giải quyết với kỹ năng và kiến thức được giảng dạy ở mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.
Vận dụng cao là sự kết hợp các mức độ khác như phân tích, tổng hợp, đánh giá. Có thể hình dung và suy ngẫm các mức độ đó như sau:
Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Tổng hợp: Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn.
- Ở mức độ này học sinh phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới. 
- Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới. 
Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp.
- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng. 
- Để sử dụng đúng mức độ này, học sinh phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm. 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Duy Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)