Cac luc co hoc

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Phương | Ngày 25/04/2019 | 160

Chia sẻ tài liệu: cac luc co hoc thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ : CÁC LỰC CƠ HỌC
KHỐI LỚP: 10

1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề.
Tìm hiểu đặc điểm của các lực cơ học và tác dụng của các lực đó đến chuyển động của vật. Cụ thể là đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực căng dây, phản lực, lực ma sát và lực hướng tâm.
2. Xác định nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề.
Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm của lực hấp dẫn và trọng lực
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa
Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
Điểm đặt của trọng lực gọi là trọng tâm của vật.
Độ lớn trọng lực (trọng lượng):

Nội dung 2 : Tìm hiểu lực đàn hồi của lò xo, lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc
Lực đàn hồi
Điểm đặt:Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc hoặc gắn với nó làm nó biến dạng.
Hướng: Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng:
+ Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng theo trục vào phía trong
+ Khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo trục ra ngoài
Độ lớn : (định luật Húc) Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
Fđh= k
Lực căng dây và phản lực của mặt tiếp xúc
- Đối với dây cao su, dây thép…, khi bị kéo, lực đàn hồi gọi là lực căng
- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vông góc với mặt tiếp xúc
Nội dung 3: Tìm hiểu lực ma sát
Định nghĩa: Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt, thì bề mặt tác dụng lên vật một lực cản trở chuyển động của vật gọi là lực ma sát trượt.
Độ lớn của lực ma sát trượt: Fmst = (t.N
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của của 2 mặt tiếp xúc.
Nội dung 4: Tìm hiểu lực hướng tâm
Lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
Công thức: 
3. Xác định mục tiêu dạy học:
3.1. Kiến thức:
Nội dung 1:
Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn.
Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn.
Viết được công thức của lực hấp dẫn và giới hạn áp dụng công thức đó.
Nội dung 2:
Nêu được các đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo,đặc biệt là điểm đặt và hướng.
Phát biểu và viết được công thức của định luật Hooke, hiểu rõ ý nghĩa các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó .
Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi
Nội dung 3:
Nắm được đặc điểm của lực ma sát trượt.
Viết được công thức của lực ma sát trượt
Nêu được ý nghĩa của lực ma sát trượt trong đời sống và kỉ thuật
Nội dung 4:
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính lực hướng tâm
Nhận biết được chuyển động li tâm, nêu được một vài ví dụ về chuyển động li tâm là có lợi hoặc có hại
3.2. Kĩ năng
Nội dung 1:
Dùng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng liên quan. Ví dụ: sự rơi tự do, chuyển động của các hành tinh, vệ tinh, …
Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực từ, lực ma sát, lực đàn hồi, lực đẩy Acsimet, …
Vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
Nội dung 2 :
Phát hiện hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo
Nhận xét được: lực đàn hồi có xu hướng đưa lò xo trở về trạng thái ban đầu, khi chưa biến dạng
Biểu diễn lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và nén
Từ thí nghiệm phát hiện ra mối quan hệ tỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)