Các loại lỗi ngữ pháp và cách sửa
Chia sẻ bởi Đàm Ngân |
Ngày 10/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Các loại lỗi ngữ pháp và cách sửa thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA CHỮA
Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai. 1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh : Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện : hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó. Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ : 1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.: Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó. Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ. Ví dụ: (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể hiện rõ nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu(BVHS). (B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên(BVHS). © Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau(BVHS). (d) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công(BVHS). Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học sinh THPT khá nhiều. Trong bài viết của học sinh THCS, loại lỗi này xuất hiện phổ biến hơn. Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu. Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu này, ta không hiểu được học sinh muốn nói về ai, cái gì, điều gì. Ðối với kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn. Tất nhiên, việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh. Các câu sai đã dẫn có thể được sửa chữa như sau : (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Tội ác của bọn chúng cũng như khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được phản ánh sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình chiểu[1] . (B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến sức mạnh vô địch của tập thể, của quần chúng, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Sức mạnh ấy có thể đánh đổ bất cứ thế lực áp bức, bóc lột nào và thúc đẩy xã hội đi lên trên con đường tiến bộ. © Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. (d) Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức, bất công. Cần phải phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với câu tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản. Chỉ nên xem hiện tượng khuyết chủ ngữ là câu sai khi căn cứ vào văn cảnh chứa nó, ta không xác định được đối tượng được nói đến là gì, và do đo,ï không thể phục hồi chủ ngữ bằng cách lặp từ vựng, thế đại từ hay thế bằng từ đồng nghĩa. Còn câu tỉnh lược thì dựa vào văn cảnh, ta có thể phục hồi chủ ngữ bằng các cách vừa nêu. Ví dụ: Họ là
Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai. 1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh : Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện : hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó. Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ : 1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.: Câu sai thiếu chủ ngữ là kiểu lỗi câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể xác định và phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó. Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần có chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do đại từ, danh từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của nó chỉ có động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ tính từ có giá trị như vị ngữ, hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ. Ví dụ: (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên lành của người dân. Ðược thể hiện rõ nét qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình Chiểu(BVHS). (B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên(BVHS). © Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị tinh thần của đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau(BVHS). (d) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công(BVHS). Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học sinh THPT khá nhiều. Trong bài viết của học sinh THCS, loại lỗi này xuất hiện phổ biến hơn. Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học sinh chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu. Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hoàn chỉnh về cấu trúc và thông báo. Ðọc những câu này, ta không hiểu được học sinh muốn nói về ai, cái gì, điều gì. Ðối với kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ có sẵn. Tất nhiên, việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ có sẵn, mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ với nội dung và cấu trúc của đoạn văn, tức là phải đặt câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu chung quanh. Các câu sai đã dẫn có thể được sửa chữa như sau : (a) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Tội ác của bọn chúng cũng như khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được phản ánh sâu sắc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcnổi tiếng của Nguyễn Ðình chiểu[1] . (B) Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến sức mạnh vô địch của tập thể, của quần chúng, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Sức mạnh ấy có thể đánh đổ bất cứ thế lực áp bức, bóc lột nào và thúc đẩy xã hội đi lên trên con đường tiến bộ. © Bên cạnh lời dặn dò đó, nhà thơ (tác giả) còn chỉ ra cho chúng ta thấy rõ giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. (d) Qua tác phẩm ấy, tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức, bất công. Cần phải phân biệt câu sai thiếu chủ ngữ với câu tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản. Chỉ nên xem hiện tượng khuyết chủ ngữ là câu sai khi căn cứ vào văn cảnh chứa nó, ta không xác định được đối tượng được nói đến là gì, và do đo,ï không thể phục hồi chủ ngữ bằng cách lặp từ vựng, thế đại từ hay thế bằng từ đồng nghĩa. Còn câu tỉnh lược thì dựa vào văn cảnh, ta có thể phục hồi chủ ngữ bằng các cách vừa nêu. Ví dụ: Họ là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đàm Ngân
Dung lượng: 131,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)