Các loại đất

Chia sẻ bởi Nguyễn Mỹ Huyền | Ngày 11/05/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: các loại đất thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

Tài liệu về các loại đất
Tổ 4
Đất xám bạc màu
1)Nguyên nhân hình thành:

* Do đất được hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi, ở địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét,keo và chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ.
* Do đất được dùng để trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu nên bị thoái hóa nghiêm trọng.
* Do thành phần cơ giới chứa nhiều cát
Tính chất:
* Tầng canh tác mỏng , kết cấu rời rạc Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ:tỉ lệ cát lớn,lượng sét,keo ít.Đất thường bị khô hạn.
* Đất chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
* Số lượng vi sinh vật trong đất ít.Hoạt động của vi sinh vật đất yếu
Một số ảnh hưởng do xói mòn
* Gây sạt lở
* Gây lũ lụt
* Diện tích đất xấu nhiều hơn đất tốt
Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu
* Biện pháp thủy lợi:
Xây dựng bờ vùng,bờ thửa và hệ thống mương máng,bảo đảm tưới, tiêu hợp lí như : Tưới nhỏ giọt , tưới phun mưa
* Biện pháp nông hóa
Bón vôi khử chua, cải tạo đất

* Biện pháp nông học
Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học (N,P,K) hợp lí.
Luân canh cây trồng:luân canh cây họ đâu,cây lương thực và cây phân xanh
Một số biện pháp hạn chế sự rửa trôi
* Làm ruộng bậc thang
* Trồng cây theo đường đồng mức
* Trồng cây thành băng
Hướng sử dụng đất xám bạc màu
Do được hình thành ở đại hình dốc thoải,dễ thoát nước, thành phần cơ giới nhẹ,dễ cày bừa,nên đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn.
Một số loại cây trồng cạn như: lúa cạn, dứa, cao su, điều, khoai lang, bắp, đậu đỗ, rau.
Đất mặn
1) Nguyên nhân hình thành
Do nước biển tràn vào
- Do mạch nước ngầm chứa muối tan xâm nhập vào tầng canh tác
2) Tính chất
* Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl,Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước va chất dinh dưỡng .
* Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.
* Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50% đến 60% ,thấm nước kém .Khi ướt thì dẻo,dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ,rắn chắc,khó làm đất.
* Nghèo dinh dưỡng và mùn. Hoạt động của vi sinh vật đất yếu

Các biện pháp cải tạo đất mặn
a) Biện pháp thuỷ lợi :
Đắp đê ngăn nước biển;
xây dựng hệ thống thuỷ lợi rửa
mặn, không cho nước biển do
hoạt động thủy triều và sóng
tràn vào, dẫn nước ngọt vào
để rửa mặn.
b) Biện pháp nông hoá:
Tháo nước rửa mặn; bón vôi đẩy ion Na+ ra khỏi keo đất, kết hợp rửa mặn và bón phân hữu cơ.
c) Biện pháp canh tác
- Trồng cây chịu mặn như: cây cói, cây đay nhằm giảm bớt lượng natri trong đất; trồng lúa, đặc biệt là các giống lúa đặc sản như: Tám thơm, Hải hậu, Huyết Rồng,…; nuôi trông thuỷ sản như: tôm, cua;
- Bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng lượng mùn cho đất,giúp vi sinh vật phát triển,giúp đất tơi xốp, giảm tỉ lệ sét, tăng tỉ lệ hạt keo, hạt limon.
- Trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường như: trồng tràm, đước, sú,vẹt
Hướng sử dụng đất mặn
- Trồng lúa đặc sản.
- Trồng cây cói.
- Nuôi trồng thuỷ sản.
Phương trình trao đổi cation
Đất phèn
1) Nguyên nhân hình thành
Khi mực nước biển dâng lên và làm ngập đất, sulfat trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa các ôxít sắt và các chất hữu cơ. Trong các điều kiện hiếm khí này, các vi khuẩn ưa phân hủy các chất vô cơ tạo ra các sulfua sắt (chủ yếu là dạng pyrit). Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn này, tạo ra một tiềm năng lớn hơn cho sự hình thành của các sulfua sắt.
Pyrit là ổn định cho tới khi nó bị lộ ra ngoài không khí, từ thời điểm này thì pyrit bị ôxi hóa và sinh ra axít sulfuric
Tính chất
* Có thành phần cơ giới nặng.
* Đất rất chua,trị số ph thường <4.
* Có độ phì nhiêu thấp.
* Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.
Các biện pháp cải tạo đất phèn
* Thiết kế đồng ruộng thuận lợi cho cải tạo đất phèn.
* Hệ thống kinh mương chắc chắn, dùng nước ém hay xả phèn đúng lúc.
* Bón vôi để giảm nhanh độ chua, nâng pH đất lên, cung cấp canxi cho cây trồng, giảm độc hại của nhôm.
* Bón phân hữu cơ, đạm lân và phân vi lượng.
* Cày sâu, phơi ải.
* Lên liếp(luống).
Hướng sử dụng đất mặn
* Sử dụng trồng lúa phối hợp với: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
* Canh tác các giống lúa chống chịu phèn
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
thank you very much
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mỹ Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)