Các loại bảng hệ thống tuần hoàn

Chia sẻ bởi Nguyễn Bạch Văn A | Ngày 10/05/2019 | 113

Chia sẻ tài liệu: Các loại bảng hệ thống tuần hoàn thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Phương pháp dạy học các bài ôn tập - luyện tập
Môn phương pháp dạy học
Học viên: Đặng Minh Thu.
Vị trí: Các bài luyện tập thường được phân bố sau mỗi một chuyên đề hoặc sau cuối mỗi chương.
Mục tiêu:
Nhớ lại các khái niệm cơ bản
Hệ thống hoá lại các kiến thức của chương
Củng cố và mở rộng các kiến thức
Vận dụng các kiến thức vào làm bài tập
Có 4 cấp độ mục tiêu bài học mà HS phải đạt được, để bài ôn tập luyện tập đạt hiệu quả thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa GVvà HS

Các bước tiến tiến hành bài ôn tập
GV sẽ ra phát cho HS những câu hỏi xoay quanh vấn đề của chương.
Nhiệm vụ của HS là về nhà trả lời các câu hỏi và vẽ sơ đồ hoá kiến thức theo ý kiến riêng của mình.
Khi đến lớp trong thời gian 15-20 p đầu GV cho HS thảo luận với nhau để cùng đưa ra một sơ đồ hoá kiến thức ngắn gọn, cô đọng nhất, dẽ nhớ nhất. Chính trong quá trình thảo luận HS đã hiểu các vấn đề, các kiến thức có mối quan hệ gì với nhau và vị trí của chúng trong sơ đồ.

Sau đó GV tổng kết lại kiến thức cần có. Tuy nhiên không nên áp đặt sơ đồ của GV cho HS, hãy để cho HS tự nhớ theo sơ đồ của mình nhưng phải đảm bảo đủ kiến thức cơ bản.
GV đưa ra một khoảng 10-20 câu hỏi trắc nghiệm chỉ gồm các câu hỏi lí thuyết, cho HS làm trong thời gian 10, sau đó đổi bài cho nhau, cho HS tự chấm điểm. điều này sẽ giúp cho HS tự đánh giá mức độ nhớ kiến thức của mình đến đâu


Phương pháp dạy học
Phương pháp sử dụng sơ đồ hoá kiến thức.
Phương pháp học tập theo nhóm
Phương pháp sự dụng các bài tập hoá học
Phương pháp sử dụng các thí nghiệm

Phương pháp sử dụng các sơ đồ
Mục đích: giúp cho HS có cái nhìn tổng quát về kiến thức của một chương, thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau từ đó hình thành tư duy logic, tăng cường khả năng ghi nhớ nhanh và nhớ lâu.
Cách xây dựng một giản đồ: đặt phần kiến thức trọng tâm ở tâm hoặc ở đỉnh của giản đồ, từ đó xây dựng các kiến thức con xung quanh, nên chú ý cho HS rằng chỉ sử dụng một cụm từ ngắn gọn nhất làm từu khóa.
Ví Dụ: Xây dựng sơ đồ kiến thức cho chương liên kết hoá học
Liên kết hoá học
Liên kết ion
Liên kết cho nhận
Liên kết cộng hoá trị
Liên kết kim loại
Định nghĩa
Đặc điểm
Bản chất
So sánh 4 loại liên kết
Phưong pháp học tập theo nhóm
Mục đích: rèn luyện cho học sinh cách làm việc cùng nhau biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của các bạn để đạt giải quyết các vấn đề.
GV có thể giao các chủ đề cho từng nhóm tìm hiểu ở nhà sau đó đến buổi ở trên lớp GV cùng học sinh tham gia thảo luận.ví dụ khi dạy về chương bảng hệ thống tuần hoàn. GVcó thể giao cho HS tìm hiểu về bảng tuần hoàn, nguồn gốc, các loại bảng, nguồn gốc tên các nguyên tố.
Phương pháp sử dụng bài tập hoá học
(tiến hành vào tiết 2)
Sau khi HS đã nắm chắc lí thuyết GV sẽ thiết bắt đầu sử dụng các bài tập hoá học để rèn luyện kỹ năng tính toán, viết ptpu.
Khi dạy sang tiết ôn tập bài tập GV nên cho HS cái nhìn tổng quát về những dạng bài tập có thể có của chương.sau đó GV cho HS làm các bài tập trong SGK theo từng dạng bài một . Việc phân loại dạng bài tập sẽ có lợi cho cả GV và HS ở chỗ nếu GV không đủ thời gian để dạy hết thì GV trên cơ sở đó sẽ biết cách tự ôn tập.
Chú ý
Xu hướng các kì thi hiện nay là thi trắc nghiệm, tuy nhiên không nên quá vôi vã, Lần đầu tiên chữa bài tập GV nên chữa thật tỷ mỉ để HS hiểu bản chất, sau đó nhiều lần rút ra phương pháp giải nhanh. Làm bài tập theo dạng Trắc nghiệm như con doa 2 lưỡi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bạch Văn A
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)