Các kỳ quan thế giới
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Vân |
Ngày 14/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Các kỳ quan thế giới thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
Kỳ quan thế giới thời kỳ cổ đại
[email protected]
DD: 0915 10 10 41
1. Giới thiệu:
Bảy kì quan cổ đại là một đề tài rất hấp dẫn khi tìm hiểu về lịch sử nền văn minh nhân loại. Tuy rằng thời gian đã xóa mờ hầu hết các dấu tích (chỉ còn Kim tự tháp tồn tại), nhưng qua những phế tích và các tài liệu còn lại tới hôm nay cũng giúp cho chúng ta thấy khả năng to lớn của con người. Với những kỹ thuật thô sơ, cách đây hàng ngàn năm, con người đã làm được những điều tưởng chừng là không tưởng!
2. Xuất xứ tên gọi “7 kì quan”
Hơn 2100 năm trước, một nhà thơ người Hy Lạp, đã đưa ra 1 danh sách những điều mà ông cho là ngoạn mục và kì diệu nhất vào thời kì đó.
Ý tưởng đầu tiên về những kì quan của thế giới là của Herodotus vào Thế kỷ V TrCN.
7 kì quan này đều nằm ở gần biển Địa Trung Hải vì người viết về 7 kì quan này mới chỉ du ngoạn ở loanh quanh vùng này chứ chưa có dịp đặt chân tới Đông Á, hay Nam Phi cũng như Châu Mỹ .
BẢY KỲ QUAN
CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
1.Hải đăng Alêchxanđri (Ai Cap)
2.Kim tự tháp Kêôp (Ai Cap)
4.TƯỢNG THẦN HÊLIÔT (HiLap)
5.Tượng Thần Zơt (Hi Lap)
6.Vườn treo Babylon (I Rac)
1.Hải đăng Alêchxanđri
Tầng ba dặt ngọn đèn hình trụ có vòm che. Trên nóc vòm là tượng thần biển Pôxâyđông (Poséidon) bằng đồng cao 7 m, vòm có những cột đá hoa cương đỡ, không có tường bao quanh để ánh sáng của đèn chiếu khắp nơi nhờ một hệ thống mặt gương bằng kim khí phản chiếu, vì thế ở cách xa 60 km người đi biển vẫn trông thấy.
Năm 1302, do động đất, Hải đăng Alêchxanđri đã bị sập đổ. Tên đảo Pharôt, nơi đặt ngọn Hải đăng đầu tiên của nhân loại, đã trở thành một danh từ chung trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu (như Ph. Phare, N. fara: đèn chiếu).
(theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, tập 2, xuất bản năm 2002, và “Grand dictionnaire encyclopédique Larousse”).
Còn có tên gọi khác là hải đăng Pharos
Hải đăng khởi công năm 290TrCN dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TrCN dưới thời vua Ptolemy II. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại
Cao khoảng 135 m
Được xây bằng đá granit và đá vôi trắng
Bị hư hại bởi các trận động đất, vào khoảng thế kỉ XII TrCN bị thay bởi nhà thờ Hồi giáo.
Toàn bộ công trình bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong trận động đất nghiêm trọng khác, và hầu như được thay bằng pháo đài Qait Bey năm 1479
Pháo đài Qait Bey hiện nay
2.Kim tự tháp Kêôp
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn… Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: Lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv.. .Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m. Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập).
Để hoàn thành được Kim Tự Tháp Cheops, người ta đã phải sử dụng 2,3 triệu viên đá được mài nhẵn, mỗi viên nặng trung bình 2,5 tấn (viên nhẹ nhất 2 tấn, viên nặng nhất khoảng 60 tấn). Tổng khối lượng của Kim Tự Tháp Cheops vào khoảng 6,5 triệu tấn
Nhân công thực hiện:
Theo một số tài liệu thì để hoàn thành Kim Tự Tháp Cheops, một số lượng lớn nô lệ đã được sử dụng. Tuy nhiên theo một số thông tin khác thì công trình này là thành quả của hàng trăm ngàn nông dân. Những người này chỉ phải xây dựng Kim Tự Tháp 3 tháng trong năm (mùa lũ của sông Nile) và kéo dài trong vòng 20 năm.
Sử dụng những thanh gỗ tròn để kéo đá từ nơi khác đến
Đắp các con dốc dài bằng bùn để kéo đá lên
3.Lăng Môdôlơ
Lăng Môdôlơ lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole, Mausolus) - một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, xây dựng vào khoảng năm 350 tCn. ở thành phố Halicacnaxơ (Halicarnasse), thủ đô Vương quốc Cari (Carie) nằm ở Tây Á, sát biển Êgiê (Égée).
Công trình bắt đầu khởi dựng lúc vua Môdôlơ còn sống, nhằm thể hiện sự phồn vinh và hùng mạnh của đất nước mình sau khi đã thống nhất được Vương quốc Cari. Công việc còn dở dang thì nhà vua băng hà, hoàng hậu Actêmit II (Artémise II) đã tiếp tục và hoàn thành công trình, làm rạng rỡ tên tuổi nhà vua qua kiệt tác kiến trúc này.
Công trình được xây dựng bằng đá, dưới sự chỉ dẫn của các kiến trúc sư Pytêôt (Pythéos) và Xatyarôt (Satyaros), phần điêu khắc do Xcôpat (Scopas), Bryaxit (Bryaxis), Lêôkharêt (Léokharês) và Timôtêôt (Timotheos) đảm nhiệm.
Công trình có hình khối, gồm ba phần: dưới cùng là phần đế – tầng để thi hài mà dưới chân cũng là một hệ bậc tam cấp; phần giữa bên trong là phòng tế lễ và bên ngoài có hàng cột bao quanh, có tượng trang trí; phần trên cùng là khối mái có dạng kim tự tháp gồm 24 bậc, được kết thúc ở đỉnh bằng một cụm tượng (tượng Môdôlơ và Actêmit).
Công trình bị huỷ hoại dần do thời gian, chiến tranh và động đất, đến thế kỉ 16 thì sụp đổ hoàn toàn (khi quân Thổ Nhĩ Kì xâm lăng vùng này).
Ngành khảo cổ học đã bỏ nhiều công sức thu nhặt các di vật của công trình quan trọng này và cũng có nhiều dự án phục chế, trong đó dự án của Kiêcsơn (làm những năm 1923 – 28) được coi là chân thực nhất. Lăng môdôlơ chẳng những là một kiệt tác của kiến trúc cổ mà còn là một mẫu mực cho loại hình lăng mộ, từ đó từ Môdôlơ trở thành danh từ chung để chỉ lăng mộ của các bậc vĩ nhân, các vua chúa
(Ph. Mausolée; A. Mausoleum; N. Mavzolej).
LĂNG MỘ VUA MAUSOLUS TẠI HALICARNASSUS
(tại Thổ Nhĩ Kì hiện nay)
Do Hoàng hậu Artimise xây dựng cho phu quân Mausolos - Vua xứ Caria
Hoàn tất: năm 353 TrCN
Cao gần 45 m, chiếm một diện tích hơn 1.216 m2
Lăng nằm trên một bậc đài vòng có kích thước 38x32 m
Bị phá hủy vào thế kỷ 15 khi các kỵ sĩ của Thánh John tràn vào, đốt đá cẩm thạch để làm vữa vôi và dùng đá công trình để gia cố thành trì của họ ở Bodrum
Năm trong số những điêu khắc gia cừ khôi nhất của Hy Lạp được trưng dụng để trang trí Lăng: Scopas, Bryaxis, Leochares, Timotheos và Praxiteles. Bốn người, mỗi người chịu trách nhiệm trang trí một mặt của lăng, trong khi người thứ năm đảm trách việc thực hiện hiện tượng chiếc xe ngựa tứ mã kéo khổng lồ đặt trên đỉnh kim tự tháp bậc thang
Di tích hiện nay
4.TƯỢNG THẦN HÊLIÔT
Do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện vào năm 304 trước CN, để chào mừng “Hiệp ước hòa bình” giữa Antigonid và Rhodes
Cao khoảng 110 feet = 33m, tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng
Bị gãy ở đầu gối trong trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN
Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie
Tượng thần Hêliôt , một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Trong chuyện thần thoại Hi Lạp, Hêliôt là vị thần thời cổ Hi Lạp, hiện thân của Mặt Trời (Ph. Helios; tiếng Hi Lạp: Hellos – có nghĩa là “Mặt Trời”). Hêliôt là con trai của thần Hypêriông (Hypérion) và thần Teia (Theia), và là anh trai của nữ thần ánh sáng Êôt (Éos) và thần Mặt Trăng Xêlênê (Seléné). Thần biển Clymen (Clymēne) có nhiều con trai, trong đó có con thần mã Phaêtông (Phaéton). Thần Hêliôt ngày nào cũng cưỡi trên cỗ xe thần mã (cỗ xe bốn ngựa) với ánh vàng lấp lánh trên bầu trời đi suốt từ đông sang tây, và ban đêm từ dưới đại dương đi lên, say s
[email protected]
DD: 0915 10 10 41
1. Giới thiệu:
Bảy kì quan cổ đại là một đề tài rất hấp dẫn khi tìm hiểu về lịch sử nền văn minh nhân loại. Tuy rằng thời gian đã xóa mờ hầu hết các dấu tích (chỉ còn Kim tự tháp tồn tại), nhưng qua những phế tích và các tài liệu còn lại tới hôm nay cũng giúp cho chúng ta thấy khả năng to lớn của con người. Với những kỹ thuật thô sơ, cách đây hàng ngàn năm, con người đã làm được những điều tưởng chừng là không tưởng!
2. Xuất xứ tên gọi “7 kì quan”
Hơn 2100 năm trước, một nhà thơ người Hy Lạp, đã đưa ra 1 danh sách những điều mà ông cho là ngoạn mục và kì diệu nhất vào thời kì đó.
Ý tưởng đầu tiên về những kì quan của thế giới là của Herodotus vào Thế kỷ V TrCN.
7 kì quan này đều nằm ở gần biển Địa Trung Hải vì người viết về 7 kì quan này mới chỉ du ngoạn ở loanh quanh vùng này chứ chưa có dịp đặt chân tới Đông Á, hay Nam Phi cũng như Châu Mỹ .
BẢY KỲ QUAN
CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
1.Hải đăng Alêchxanđri (Ai Cap)
2.Kim tự tháp Kêôp (Ai Cap)
4.TƯỢNG THẦN HÊLIÔT (HiLap)
5.Tượng Thần Zơt (Hi Lap)
6.Vườn treo Babylon (I Rac)
1.Hải đăng Alêchxanđri
Tầng ba dặt ngọn đèn hình trụ có vòm che. Trên nóc vòm là tượng thần biển Pôxâyđông (Poséidon) bằng đồng cao 7 m, vòm có những cột đá hoa cương đỡ, không có tường bao quanh để ánh sáng của đèn chiếu khắp nơi nhờ một hệ thống mặt gương bằng kim khí phản chiếu, vì thế ở cách xa 60 km người đi biển vẫn trông thấy.
Năm 1302, do động đất, Hải đăng Alêchxanđri đã bị sập đổ. Tên đảo Pharôt, nơi đặt ngọn Hải đăng đầu tiên của nhân loại, đã trở thành một danh từ chung trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu (như Ph. Phare, N. fara: đèn chiếu).
(theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, tập 2, xuất bản năm 2002, và “Grand dictionnaire encyclopédique Larousse”).
Còn có tên gọi khác là hải đăng Pharos
Hải đăng khởi công năm 290TrCN dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TrCN dưới thời vua Ptolemy II. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại
Cao khoảng 135 m
Được xây bằng đá granit và đá vôi trắng
Bị hư hại bởi các trận động đất, vào khoảng thế kỉ XII TrCN bị thay bởi nhà thờ Hồi giáo.
Toàn bộ công trình bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong trận động đất nghiêm trọng khác, và hầu như được thay bằng pháo đài Qait Bey năm 1479
Pháo đài Qait Bey hiện nay
2.Kim tự tháp Kêôp
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn… Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: Lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv.. .Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m. Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập).
Để hoàn thành được Kim Tự Tháp Cheops, người ta đã phải sử dụng 2,3 triệu viên đá được mài nhẵn, mỗi viên nặng trung bình 2,5 tấn (viên nhẹ nhất 2 tấn, viên nặng nhất khoảng 60 tấn). Tổng khối lượng của Kim Tự Tháp Cheops vào khoảng 6,5 triệu tấn
Nhân công thực hiện:
Theo một số tài liệu thì để hoàn thành Kim Tự Tháp Cheops, một số lượng lớn nô lệ đã được sử dụng. Tuy nhiên theo một số thông tin khác thì công trình này là thành quả của hàng trăm ngàn nông dân. Những người này chỉ phải xây dựng Kim Tự Tháp 3 tháng trong năm (mùa lũ của sông Nile) và kéo dài trong vòng 20 năm.
Sử dụng những thanh gỗ tròn để kéo đá từ nơi khác đến
Đắp các con dốc dài bằng bùn để kéo đá lên
3.Lăng Môdôlơ
Lăng Môdôlơ lăng mộ vua Môdôlơ (Mausole, Mausolus) - một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, xây dựng vào khoảng năm 350 tCn. ở thành phố Halicacnaxơ (Halicarnasse), thủ đô Vương quốc Cari (Carie) nằm ở Tây Á, sát biển Êgiê (Égée).
Công trình bắt đầu khởi dựng lúc vua Môdôlơ còn sống, nhằm thể hiện sự phồn vinh và hùng mạnh của đất nước mình sau khi đã thống nhất được Vương quốc Cari. Công việc còn dở dang thì nhà vua băng hà, hoàng hậu Actêmit II (Artémise II) đã tiếp tục và hoàn thành công trình, làm rạng rỡ tên tuổi nhà vua qua kiệt tác kiến trúc này.
Công trình được xây dựng bằng đá, dưới sự chỉ dẫn của các kiến trúc sư Pytêôt (Pythéos) và Xatyarôt (Satyaros), phần điêu khắc do Xcôpat (Scopas), Bryaxit (Bryaxis), Lêôkharêt (Léokharês) và Timôtêôt (Timotheos) đảm nhiệm.
Công trình có hình khối, gồm ba phần: dưới cùng là phần đế – tầng để thi hài mà dưới chân cũng là một hệ bậc tam cấp; phần giữa bên trong là phòng tế lễ và bên ngoài có hàng cột bao quanh, có tượng trang trí; phần trên cùng là khối mái có dạng kim tự tháp gồm 24 bậc, được kết thúc ở đỉnh bằng một cụm tượng (tượng Môdôlơ và Actêmit).
Công trình bị huỷ hoại dần do thời gian, chiến tranh và động đất, đến thế kỉ 16 thì sụp đổ hoàn toàn (khi quân Thổ Nhĩ Kì xâm lăng vùng này).
Ngành khảo cổ học đã bỏ nhiều công sức thu nhặt các di vật của công trình quan trọng này và cũng có nhiều dự án phục chế, trong đó dự án của Kiêcsơn (làm những năm 1923 – 28) được coi là chân thực nhất. Lăng môdôlơ chẳng những là một kiệt tác của kiến trúc cổ mà còn là một mẫu mực cho loại hình lăng mộ, từ đó từ Môdôlơ trở thành danh từ chung để chỉ lăng mộ của các bậc vĩ nhân, các vua chúa
(Ph. Mausolée; A. Mausoleum; N. Mavzolej).
LĂNG MỘ VUA MAUSOLUS TẠI HALICARNASSUS
(tại Thổ Nhĩ Kì hiện nay)
Do Hoàng hậu Artimise xây dựng cho phu quân Mausolos - Vua xứ Caria
Hoàn tất: năm 353 TrCN
Cao gần 45 m, chiếm một diện tích hơn 1.216 m2
Lăng nằm trên một bậc đài vòng có kích thước 38x32 m
Bị phá hủy vào thế kỷ 15 khi các kỵ sĩ của Thánh John tràn vào, đốt đá cẩm thạch để làm vữa vôi và dùng đá công trình để gia cố thành trì của họ ở Bodrum
Năm trong số những điêu khắc gia cừ khôi nhất của Hy Lạp được trưng dụng để trang trí Lăng: Scopas, Bryaxis, Leochares, Timotheos và Praxiteles. Bốn người, mỗi người chịu trách nhiệm trang trí một mặt của lăng, trong khi người thứ năm đảm trách việc thực hiện hiện tượng chiếc xe ngựa tứ mã kéo khổng lồ đặt trên đỉnh kim tự tháp bậc thang
Di tích hiện nay
4.TƯỢNG THẦN HÊLIÔT
Do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện vào năm 304 trước CN, để chào mừng “Hiệp ước hòa bình” giữa Antigonid và Rhodes
Cao khoảng 110 feet = 33m, tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng
Bị gãy ở đầu gối trong trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN
Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie
Tượng thần Hêliôt , một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Trong chuyện thần thoại Hi Lạp, Hêliôt là vị thần thời cổ Hi Lạp, hiện thân của Mặt Trời (Ph. Helios; tiếng Hi Lạp: Hellos – có nghĩa là “Mặt Trời”). Hêliôt là con trai của thần Hypêriông (Hypérion) và thần Teia (Theia), và là anh trai của nữ thần ánh sáng Êôt (Éos) và thần Mặt Trăng Xêlênê (Seléné). Thần biển Clymen (Clymēne) có nhiều con trai, trong đó có con thần mã Phaêtông (Phaéton). Thần Hêliôt ngày nào cũng cưỡi trên cỗ xe thần mã (cỗ xe bốn ngựa) với ánh vàng lấp lánh trên bầu trời đi suốt từ đông sang tây, và ban đêm từ dưới đại dương đi lên, say s
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Vân
Dung lượng: 10,74MB|
Lượt tài: 3
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)