Các kiểu trắc nghiệm (Test) trong giáo dục (Sưu Tầm)
Chia sẻ bởi Đào Văn Khuôn |
Ngày 02/05/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: Các kiểu trắc nghiệm (Test) trong giáo dục (Sưu Tầm) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí
Phương pháp biên soạn
đề thi trắc nghiệm
Nguyễn Bích Ngọc
GĐ Trung tâm ĐBCLGD&KT
Hà Nội – 04/2007
Các công cụ Đo thành quả học tập
trong giáo dục
Khoa học đo lường và đánh giá giáo dục thường phân loại các cuộc thi theo mục đích và theo thang bậc chất lượng để đánh giá.
Chất lượng giáo dục thể hiện qua năng lực người học sau khi hoàn thành khoá học hay bậc học. Có bốn thành tố tạo nên chất lượng năng lực, đó là:
Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được học,
Kỹ năng kỹ xảo được huấn luyện,
Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo
Phẩm chất nhân văn được rèn luyện.
Mục tiêu của kỳ thi
1. Thi để xác nhận mức độ tiếp thu môn học (thi kết thúc môn học). Đề thi khi đó tập trung kiểm tra kiến thức để đánh giá xem người học có năng lực nhận thức hoặc kỹ năng kỹ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào
Theo Bloom (1956):
Có 6 bậc nhận thức: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá;
Có 5 bậc kỹ năng kỹ xảo: bắt chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá.
2. Thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khoá). Đề thi khi đó mang tính chất tổng hợp, nhiều môn, bao quát toàn bộ chương trình khoá học. Tuỳ theo trình độ và bậc học, tuỳ theo yêu cầu chất lượng mà nhằm đánh giá kiến thức là chính (tốt nghiệp phổ thông) hay đánh giá năng lực là chính (tốt nghiệp khoá đào tạo).
3. Thi để tuyển chọn (thi học giỏi, thi tuyển sinh, thi tuyển nhân sự). Đề thi khi đó nhằm đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự kiến.
Một cuộc thi có thể nhằm đồng thời hai, ba mục tiêu. Khi đó, đề thi phải ra để đáp ứng cùng một lúc cho các mục tiêu đó.
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá liên quan với nhau theo năng lực nhận thức của người thi trong bảng dưới đây:
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá
Tuỳ theo mục tiêu cuộc thi mà yêu cầu cao hay thấp về hai chỉ số này:
Thi để đánh giá tiếp thu môn học và trình độ học vấn thì độ khó và độ phân biệt không cần cao và thang điểm đánh giá khi đó không cần quá chi tiết (thang điểm 4 mức: A, B, C và D hay thang điểm 5 mức nhiều nước đang dùng).
Thi để tuyển chọn thì lại cần độ khó và độ phân biệt cao và thang điểm phải chi tiết (thang điểm 100 hay 800 điểm).
Kiểm tra, đánh giá và các kiểu trắc nghiệm
Đánh giá (Evaluation) trong giáo dục.
Đánh giá quá trình đào tạo bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau tuỳ theo mục tiêu đánh giá:
1/ Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic evaluation): được tiến hành trước khi đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào trên cơ sở đó đưa ra các quyết định về tổ chức đào tạo cho hiệu quả và chất lượng hơn.
2/ Đánh giá hình thành (Formative evaluation): được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin ngược để giáo viên và học viên kịp thời điều chỉnh quá trình đào tạo.
3/ Đánh giá tổng kết (Summative evaluation): tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về chất lượng đào tạo.
Căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo là để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo.
Kiểm tra, đánh giá và các kiểu trắc nghiệm
Kiểm tra (Testing) / đánh giá kết quả (Assessment):
Các trắc nghiệm được thực hiện ở lớp học và cho điểm số.
Kết quả trắc nghiệm kết hợp với các thông tin khác trong quá trình đào tạo sẽ được phân tích và đưa ra các nhận xét về người học, giảng dạy, chương trình, giáo trình, PP giảng dạy, v.v...
Dựa vào các mục tiêu đánh giá khác nhau để xây dựng các bài trắc nghiệm khác nhau:
Đánh giá mức độ thực hiện
Đáp ứng các tiêu chí
Đánh giá mức độ đạt chuẩn
Xác định điểm mạnh, điểm yếu
Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá mức độ thành thạo
Đánh giá mức độ thành đạt
Đánh giá quá trình học tập
Đánh giá sản phẩm cuối cùng
Các kiểu trắc nghiệm (Test) trong giáo dục
Các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt
1 - Tính giá trị : Đo lường và đánh giá được đúng điều cần đo.
2 - Độ tin cậy: Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện.
3 - Tính khả thi: Thực thi được trong điều kiện đã cho.
4 - Tính định lượng: Kết quả biểu diễn được bằng các số đo.
5 - Độ phân biệt : Phân biệt được học sinh giỏi và kém.
6 - Tính kinh tế : Tốn kém ít nhất .
* Quan sát: Mang nặng tính chất định tính, hay dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hành .
* Vấn đáp: Vừa định tính vừa định lượng được, có độ chính xác tương đối cao, có giá trị đào tạo nhiều mặt: bổ xung kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy và khả năng diễn giải tức thời. Có thể thiếu khách quan do quan hệ cá nhân
* Viết: Tùy theo mục đích yêu cầu viết đánh giá
Trắc nghiệm khách quan
1. Loại Đúng - Sai
Thí dụ:
1.1. T. Morơ ( 1478 -1535) là người mở đầu trào lưu tư tưởng XHCN thời cận đại.
A. Đúng
B. Sai
1.2. G. Ba Bớp là nhà tư tưởng XHCN Không tưởng người Pháp thế kỷ XVIII?
A. Đúng
B. Sai
1. Loại Đúng - Sai
Ưu điểm:
1. Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức và các sự kiện.
2. Loại này giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong thời gian rất ít.
Nhược điểm:
1. Có thể khuyến khích sự đoán mò: may rủi để có 50% hy vọng trả lời đúng
2. Do yếu tố đoán mò nên khó dùng để xác định yếu điểm của học sinh.
3. Những giáo viên dùng loại câu hỏi này thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách, và do đó học sinh sẽ tập thói quen học thuộc hơn là tìm hiểu, suy nghĩ.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Câu có nhiều lựa chọn là kiểu câu hỏi phổ biến (multiple choise questions - MCQ).
MCQ có hai phần:
Phần đầu được gọi là phần dẫn (hay câu dẫn), nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi;
Phần sau là các phương án chọn để trả lời, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D.
Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng (hoặc một phương án đúng nhất);
Các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh.
Nếu câu MCQ được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn, đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Ví dụ 1: Là câu trắc nghiệm rất đơn giản về Toán cho học sinh mới bắt đầu học Đại số:
Nếu m = 10 và n = 4 thì thương của m và n là:
A) 40 B) 14 C) 6 D) 2,5
Thí sinh nắm vững bài sẽ hiểu ngay rằng thương của m và n là kết quả của phép chia m cho n, tức là 10 : 4 và chọn D là câu trả lời đúng.
Đối với thí sinh không hiểu rõ khái niệm thương, các phương án A, B, C đều có vẻ “có lý”, có thể lôi cuốn thí sinh vào một trong các phương án trả lời sai:
mxn=10x4=40, chọn A;
m+n=10+4=14, chọn B;
m–n=10–4=6, chọn C.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm nào đó. Vì thế người ta có thể viết câu trắc nghiệm cho tất cả các môn học.
Tuy nhiên, do đặc thù môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia và không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cho chuyên môn đó.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Ví dụ 2:
Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đột biến thể đa bội và thể dị bội?
A. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
B. Đều dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh sản
C. Đều gây ra những những hậu quả nghiêm trọng trên kiểu hình
D. Đều do rối loạn phân ly của 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình phân bào
Ví dụ 3:
Sau thêi gian , biªn ®é cña mét dao ®éng gi¶m ®i n lÇn. Biªn ®é cña dao ®éng ®ã sÏ gi¶m ®i n2 lÇn sau thêi gian lµ:
A)
B)
C)
D)
Ưu điểm
Đề thi trắc nghiệm gồm mấy chục câu hỏi được lấy ra ngẫu nhiên, theo những yêu cầu nhất định, từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
Ngân hàng câu trắc nghiệm được xây dựng “quanh năm” do đó có đủ thời gian để gia công những câu trắc nghiệm với độ chính xác cao, hơn nữa có thể xác định các đặc trưng của câu hỏi (như độ khó, độ phân biệt...).
Có thể rút ngắn thời gian làm bài của thí sinh, chỉ bằng 1/3 hay một nửa thời gian thi tự luận, cho phép tổ chức thi nhanh, gọn, giảm bớt tốn kém.
Chống gian lận trong thi cử một cách hiệu quả vì đề thi gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể tránh được “rò rỉ” thông tin theo kiểu truyền đi do "nhớ được" trong lúc làm đề, coi thi.
Phần mềm tin học cho phép xáo trộn từ một đề thi gốc thành rất nhiều đề tương đương (nội dung giống nhau nhưng thứ tự câu hỏi khác nhau) sao cho nhóm thí sinh ngồi cạnh nhau không thể “tham khảo” bài làm của nhau.
Ưu điểm
Khi chấm thi, các bài thi được quét bằng máy chấm với tốc độ 3.000 – 10.000 bài/giờ nên chấm bài được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng,
Cho điểm số chính xác (nhờ thao tác bằng máy với công nghệ cao và đáp án trắc nghiệm rõ ràng).
Nhưng quan trọng hơn cả là nếu bài thi được xây dựng công phu, tinh xảo, nhiều câu hỏi trải rộng chương trình thì bằng phương pháp TNKQ có thể đánh giá kiến thức và kĩ năng ở nhiều cấp độ, mặt khác tránh được việc học tủ, dạy tủ.
Bản thân cách thi trắc nghiệm cũng đánh giá được một khả năng quan trọng mà người học ngày nay cần tích lũy; đó là năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng – mỗi câu trắc nghiệm (đặt ra một vấn đề) chỉ có khoảng 1-2 phút để thí sinh giải quyết; cũng có nghĩa là thí sinh phải có kiến thức thật sự về môn học mới có thể làm được việc đó.
Ưu điểm
Trắc nghiệm với sự trợ giúp của các công cụ công nghệ thông tin và mô hình thống kê hiện đại cung cấp các kết quả phân tích quan trọng (về chất lượng chung, các xu hướng thể hiện năng lực của các thí sinh trong kì thi, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của đề thi v.v...)
Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau, có thể dùng loại này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn, yếu tố đoán mò may rủi giảm đi (so với loại đúng sai)
Học sinh phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi... phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất trong số các phương án trả lời đã cho.
Tính giá trị tốt hơn, độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau ... đo khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, suy diễn nhanh.
Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi (có thể xác định câu dễ, câu khó... hoặc không phù hợp với mục tiêu cần trắc nghiệm...)
Có tính khách quan cao khi chấm thi.
Nhược điểm
Khó soạn câu hỏi.
Các câu trắc nghiệm MCQ có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi loại tự luận soạn kỹ.
Các khuyết điểm nhỏ khác: tốn giấy để in câu hỏi.
3. Loại câu ghép đôi:
Thường thì cột bên phải (A,B,C,D) có số lượng câu nhiều hơn hơn cột bên trái.
Thí dụ:
Hãy ghép các lứa tuổi (cột I) tương ứng với các dạng hoạt động chủ đạo (cột II)
Ưu điểm
Loại này rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ “ai”, “ở đâu”, “khi nào”, “cái gì” các giáo viên có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ kê trong một cột với ý nghĩa kê trong cột thứ hai.
Dễ viết, dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi cần thẩm định các mục tiêu ở mức tư duy thấp. Tuy nhiên, ta cần cố gắng viết những câu hỏi ở mức trí năng cao hơn.
Theo kinh nghiệm của một số nhà giáo dục, lứa tuổi học sinh phổ thông rất thích hợp với loại: ghép đôi này. Tuy vậy, khi chọn loại trắc nghiệm nào là đưa vào mục tiêu cần trắc nghiệm, không nên dựa vào ý thích học sinh.
Ít tốn giấy hơn khi in câu hỏi (so với loại có nhiều lựa chọn)
Yếu tố đoán mò giảm ... yếu tố may rủi giảm.
Người ta có thể dùng trắc nghiệm loại ghép đôi để đo các mức trí năng khác nhau. Loại ghép đôi thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức, hay lập các mối quan hệ trung gian. Nếu được soạn thảo khéo, loại này còn có có thể được dùng như loại có nhiều câu lựa chọn để trắc nghiệm những mức trí năng cao hơn.
Nhược điểm
Soạn thảo câu hỏi để đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu nên thường chỉ dùng loại câu hỏi ghép đôi để trắc nghiệm lượng các kiến thức về: ngày, tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ... để lập các hệ thức, phân loại. Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng không thích hợp cho loại kiểm tra các khả năng như: sắp đặt và áp dụng kiến thức, nguyên lý.
Nếu danh sách trong cột quá dài (như gồm 25 phần tử chẳng hạn) học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả một cột dài mỗi lần muốn ghép một đôi.
4. Loại câu điền khuyết :
Thí dụ:
When I (6) (be) ............. a child, I (7) (dream) ............. about travelling to lots of different places. Well, I (8) (be) ............. 40 years old now, and I (9) (be) ............. a travel guide for 10 years; so I (10) (be) ............. to most of the countries in the world. I (11) (travel) ............. to fifteen countries this year. Last week I (12) (visit) ............. my friends in Bangkok, and then (13) (go) ............. to see the sights of Singapore. Next month, my family (14) (go) ............. on holiday to Egypt if the weather (15) (not be) ............. too hot there.
Ưu điểm
Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng tạo.
Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn với loại luận đề mặc dầu việc cho điểm có phần rắc rối hơn so với loại khác.
Thí sinh ít cơ hội đoán mò.
Có thể kiểm tra các điều đã học một cách tiêu biểu hơn so với loại trắc nghiệm tự luận.
Có câu trả lời ngắn, thích hợp cho những vấn đề tính toán, cân bằng phương trình hoá học… đánh giá mức hiểu biết các nguyên lý, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý kiến, thái độ.
Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Vì nhớ để suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác cũng là một điều rất cần thiết.
Nhược điểm
Khi soạn thảo, các giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa.
Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp các câu trả lời sáng tạo, khác với ý giáo viên nhưng vẫn hợp lý, nhất là khi họ đọc thêm sách, tài liệu ngoài giáo trình.
Nhiều câu hỏi loại này thường ngắn gọn, có khuynh hướng đề cập đến các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt.
Khi có nhiều chỗ trống trong câu hỏi, học sinh có thể rối trí. Kết quả là điểm số thường có độ tương quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập. Do đó độ giá trị của bài thi giảm vì thực ra giáo viên đang đo lường mức độ thông minh...
Mặc dù so với tự luận, thì loại này có tính khách quan hơn chấm bài, nhưng so với loại “đúng- sai”, có nhiều câu cho sẵn để chọn, thì loại này vẫn thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm.. không thể dùng phương pháp chấm bằng máy.
II. Cách thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan:
Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện làm bài trắc nghiệm
- Mục tiêu :Mục tiêu bài trắc nghiệm để làm gì (đánh giá tiếp thu môn học, tuyển thí sinh giỏi, đánh giá giảng dạy của giáo viên
- Điều kiện : Kiểm tra phần nào của môn học, thời gian làm bài (mỗi câu hỏi trung bình cần 1 phút để chọn câu trả lời ), cách thức làm bài, cách thức chấm bài ...
Bước 2: Xây dựng bảng trọng số của bài trắc nghiệm
Bảng trọng số thể hiện: mục tiêu của từng phần và của toàn bài trắc nghiệm.
Đối với bài trắc nghiệm thành quả học tập: cần dựa vào mục tiêu của môn học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần nào bổ trợ còn phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào là dùng để tiếp thu các môn học sau, phần nào chỉ dùng để mở rộng ... để phân bổ trọng số cho từng chương, từng mục.
Cách thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan:
Xác định mục tiêu và trọng số:
1. Mục tiêu:
Người chuẩn bị nội dung thi - kiểm tra phải trả lời các câu hỏi sau đây:
Mục đích thi-kiểm tra là để đánh giá điều gì? Ví dụ:
+ Học viên phải vượt qua một ngưỡng tối thiểu để học tiếp lên trên;
+ Để khảo sát trình độ khác nhau của tất cả các học viên trong một lớp;
+ Xác định những thiếu xót của riêng từng học viên nhằm giúp cho họ khắc phục. Lúc đó phải xây dựng nhiều loại câu hỏi, theo từng cách trả lời của từng câu hỏi, điểm số lúc này là thứ yếu. Vấn đề chính là phát hiện những khó khăn mà học viên đã gặp và giúp cho họ khắc phục.
Hoặc là:
Đề xuất tất cả các mục tiêu, xét các thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu.
Không nên nhằm quá nhiều mục tiêu trong một lần thi hoặc kiểm tra.
Các mục tiêu này có giá trị như thế nào đối với học viên, giáo viên, cán bộ quản lý? Kết quả nào là chủ yếu?
Xác định mục tiêu và trọng số:
Ví dụ: Tùy theo mục đích, yêu cầu đặt ra mà người ta lựa chọn phương án có nhiều ưu điểm hơn. Chẳng hạn, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay kì thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng có rất đông thí sinh, đòi hỏi phải giải quyết tốt các yêu cầu:
1) Có đủ thời gian để ra đề chính xác; đề thi cho phép tránh may rủi vì trúng tủ, trật tủ;
2) Tổ chức thi nhanh gọn;
3) Chống gian lận;
4) Chấm bài dễ dàng, nhanh chóng; điểm số chính xác; đảm bảo khách quan, công bằng;
5) Đánh giá đúng năng lực của thí sinh
Xác định mục tiêu và trọng số:
2. Cách xác định trọng số cho từng chủ đề:
Căn cứ vào từng chủ đề để so sánh và tuỳ theo tầm quan trọng của nó đối với các chủ đề khác.
Chủ đề này có cần thiết và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống và công việc sau này của học viên hay không?
Kế hoạch thời gian cho chủ đề này.
Mức độ quan trọng của chủ đề này có liên quan đến các môn học khác.
3. Cách xác định trọng số của năng lực nhận thức và năng lực thực hành
Năng lực nào là quan trọng (ở chủ đề này) có liên quan đến kết quả học tập của học viên?
Năng lực nào là cần thiết để hình thành và phát triển những năng lực cao hơn ở học viên.
Thời gian cần thiết để hình thành và phát triển năng lực này.
Bước 3: Viết các câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm bao gồm 2 phần chính :
____________________________________________________
Một câu dẫn + 4 hoặc 5 câu chọn để trả lời
________________ (Chỉ có 1 câu đúng còn lại là các câu nhiễu)
a. Các nguyên tắc chính để lập câu dẫn:
Câu dẫn là câu nêu vấn đề cần ngắn gọn.
Câu dẫn phải mạch lạc, không dùng nhiều từ phủ định trong câu dẫn, vì dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa khẳng định và phủ định.
b. Các nguyên tắc chính để lập câu chọn :
Câu đúng phải chính xác, không được gần đúng hoặc suy ra là đúng;
Câu nhiễu phải có lí;
Câu nhiễu có dạng giống câu đúng;
Câu nhiễu càng nhiều xác suất đoán mò càng giảm.
(4 câu xác xuất đoán mò là 0,25; 5 câu là 0,20...)
Bước 4: Lập các đề thi trắc nghiệm
Các đề thi trắc nghiệm được lập bằng cách tổ hợp các câu hỏi trắc nghiệm đã soạn và được phân bố các loại câu hỏi theo bảng trọng số (có thể sử dụng máy tính để thành đề thi ).
Chú ý tránh quá nhiều trang dễ dẫn đến thiếu trang, nhầm trang, tốn kém.
Trong một phòng thi nên dùng ít nhất 4 đề thi, sao cho các thí sinh ngồi cạnh nhau có đề khác nhau, tránh tiêu cực trong khi làm bài thi (cách trộn đề thi).
III. CHẤM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
Chấm bài trên cơ sở tính phần trăm số câu trả lời đúng so với tổng số câu đúng trong các câu đã hỏi, rồi qui ra thang điểm 10.
Xây dựng thang điểm chấm cần chú ý đến khả năng đoán mò của thí sinh.
Việc chấm bài sẽ trở nên nhanh chóng nếu chúng ta sử dụng máy tính và phần mềm chấm bài. Có thể chấm bài theo kiểu đục lỗ đáp án (đó là một tờ giấy bài làm khác chỉ đục lỗ những câu đúng, khi chấm, chỉ việc ấp lên bài làm của thí sinh, đếm các lỗ có dấu X, nhanh chóng ta được tổng số số câu trả lời đúng).
IV. ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Định kỳ đánh giá câu hỏi trong ngân hàng đề thi TNKQ để điều chỉnh và bổ sung vào ngân hàng đề.
Chất lượng của mỗi câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá thông qua 2 đại lượng Độ khó và Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm:
Độ khó
Tỷ lệ thí sinh trả lời đúng cho ta số đo gần đúng về về độ khó của câu hỏi .
Công thức cổ điển để tính độ khó :
Số thí sinh làm đúng
FV (hoặc P) = ------------------------------ x 100 (1)
Tổng số thí sinh dự thi
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Thang phân loại Độ khó qui ước như sau :
- Câu dễ : 70 - 100 % thí sinh trả lời đúng .
- Câu coi là tương đối khó -TB: 30 - 70 % thí sinh trả lời đúng .
- Câu khó : 0 - 30 % thí sinh trả lời đúng .
Nên dùng các câu trắc nghiệm có FV nằm trong khoảng :
25% < FV < 75%
Ngoài khoảng, dùng một cách chọn lọc tuỳ theo mục tiêu của bài trắc nghiệm.
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Độ phân biệt
Phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm khá và nhóm kém cho ta số đo tương đối về Độ phân biệt của câu trắc nghiệm.
Số thí sinh khá làm đúng - số thí sinh yếu làm đúng
DI = ----------------------------------------------------------------- x 100 (2)
Tổng số thí sinh khá và yếu
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá và nhóm kém trả lời đúng như nhau thì Độ phân biệt bằng Không .
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là Dương.
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời không đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là Âm .
- Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm.
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Phân tích và đánh giá câu trắc nghiệm :
Giả sử phân tích câu trắc nghiệm thứ X của bài thi có câu b/ là câu đúng. Các câu a/, c/, d/, e/ và f/ là câu nhiễu.
Kết quả thi của 150 thí sinh được trình bầy trong bảng sau :
Câu trả lời a/ b/* c/ d/ e/ f/ Tổng số
__________________________________________________________
Nhóm khá 5 22 9 1 13 0 50
Nhóm trung bình 8 15 20 2 7 2 50
Nhóm kém 7 5 23 1 6 8 50
__________________________________________________________
Tổng số : 20 42 52 4 26 10 150
Độ khó : ( 42 : 150 ) x 100 = 28 % = Câu hỏi khó .
Đánh giá bài trắc nghiệm
1- Độ tin cậy của bài trắc nghiệm:
Nếu kiểm tra người học các lần khác nhau bằng đề trắc nghiệm tương đương, hệ số tương quan của tỷ lệ người trả lời đúng đối với số người trả lời sai giữa các lần trắc nghiệm là Độ tin cậy của bài trắc nghiệm (công thức tính tương quan).
Hệ số tương quan có giá trị trong khoảng (0-1)
2- Độ giá trị của bài trắc nghiệm:
Là số đo mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng mục đích mà nó định đo, đó là Độ giá trị của bài trắc nghiệm.
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Một bài thi trắc nghiệm, sau khi sử dụng cho thi, có thể được đánh giá thống kê, nhờ phần mềm soạn sẵn. Bằng máy tính, sử dụng mô hình Rasch với các phần mềm chuyên dụng như chương trình QUEST của Úc, chương trình TITAN của Malaysia hay chương trình CALFIT của Mỹ đã giảm nhẹ được rất nhiều công sức phân tích câu và bài trắc nghiệm của các giáo viên.
Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh bổ sung vào ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm (gồm hàng trăm câu hỏi để tổ hợp thành những đề thi trắc nghiệm theo bảng trọng số cho trước).
Đánh giá bài trắc nghiệm
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Dựa vào việc phân tích kết quả thi:
Các giáo viên có thể điều chỉnh giảng dạy, hướng dẫn học tập, đồng thời hoàn thiện đề thi có yêu cầu đáp ứng mục tiêu đánh giá.
Các học viên nhận biết được mức độ kiến thức đạt được của bản thân để chủ động bố trí kế hoạch học tập, tham khảo tài liệu và tự học, nhằm đạt kết quả cao hơn.
Các cấp quản lý có căn cứ để kiểm định, đánh giá và chỉ đạo tổ chức đào tạo.
Do đề thi ra theo trọng số cho từng phần của môn học, nên thí sinh không học tủ, học lệch được, thày dạy phải đảm bảo đầy đủ các phần của môn học, không tự ý cắt xén chương trình.
Do số câu hỏi nhiều, phải chọn câu trả lời đúng nên thí sinh phải tập trung làm bài với tốc độ cao và cẩn trọng, nhờ vậy giảm được tiêu cực trong thi cử.
Do có thể chấm bài nhanh, chính xác và khách quan, nên áp dụng các loại hình thi trắc nghiệm cho qui mô đào tạo lớn là rất thích hợp.
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Những hạn chế:
Chưa đánh giá được đầy đủ năng lực diễn giải và năng lực tư duy logic của người thi nên cần kết hợp nhiều loại hình kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo.
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ còn đòi hỏi các giáo viên có kỹ năng ra đề thi rất cao. Không những người ra đề cần phải nắm vững chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm thì mới viết được những câu hỏi đánh giá ở các mức nhận thức và tư duy bậc cao của người học.
XIN CẢM ƠN !
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí
Phương pháp biên soạn
đề thi trắc nghiệm
Nguyễn Bích Ngọc
GĐ Trung tâm ĐBCLGD&KT
Hà Nội – 04/2007
Các công cụ Đo thành quả học tập
trong giáo dục
Khoa học đo lường và đánh giá giáo dục thường phân loại các cuộc thi theo mục đích và theo thang bậc chất lượng để đánh giá.
Chất lượng giáo dục thể hiện qua năng lực người học sau khi hoàn thành khoá học hay bậc học. Có bốn thành tố tạo nên chất lượng năng lực, đó là:
Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được học,
Kỹ năng kỹ xảo được huấn luyện,
Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo
Phẩm chất nhân văn được rèn luyện.
Mục tiêu của kỳ thi
1. Thi để xác nhận mức độ tiếp thu môn học (thi kết thúc môn học). Đề thi khi đó tập trung kiểm tra kiến thức để đánh giá xem người học có năng lực nhận thức hoặc kỹ năng kỹ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào
Theo Bloom (1956):
Có 6 bậc nhận thức: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá;
Có 5 bậc kỹ năng kỹ xảo: bắt chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá.
2. Thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khoá). Đề thi khi đó mang tính chất tổng hợp, nhiều môn, bao quát toàn bộ chương trình khoá học. Tuỳ theo trình độ và bậc học, tuỳ theo yêu cầu chất lượng mà nhằm đánh giá kiến thức là chính (tốt nghiệp phổ thông) hay đánh giá năng lực là chính (tốt nghiệp khoá đào tạo).
3. Thi để tuyển chọn (thi học giỏi, thi tuyển sinh, thi tuyển nhân sự). Đề thi khi đó nhằm đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự kiến.
Một cuộc thi có thể nhằm đồng thời hai, ba mục tiêu. Khi đó, đề thi phải ra để đáp ứng cùng một lúc cho các mục tiêu đó.
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá liên quan với nhau theo năng lực nhận thức của người thi trong bảng dưới đây:
Mục tiêu đo lường (thi) và đánh giá
Tuỳ theo mục tiêu cuộc thi mà yêu cầu cao hay thấp về hai chỉ số này:
Thi để đánh giá tiếp thu môn học và trình độ học vấn thì độ khó và độ phân biệt không cần cao và thang điểm đánh giá khi đó không cần quá chi tiết (thang điểm 4 mức: A, B, C và D hay thang điểm 5 mức nhiều nước đang dùng).
Thi để tuyển chọn thì lại cần độ khó và độ phân biệt cao và thang điểm phải chi tiết (thang điểm 100 hay 800 điểm).
Kiểm tra, đánh giá và các kiểu trắc nghiệm
Đánh giá (Evaluation) trong giáo dục.
Đánh giá quá trình đào tạo bao gồm 3 loại đánh giá khác nhau tuỳ theo mục tiêu đánh giá:
1/ Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic evaluation): được tiến hành trước khi đào tạo nhằm làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của đầu vào trên cơ sở đó đưa ra các quyết định về tổ chức đào tạo cho hiệu quả và chất lượng hơn.
2/ Đánh giá hình thành (Formative evaluation): được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin ngược để giáo viên và học viên kịp thời điều chỉnh quá trình đào tạo.
3/ Đánh giá tổng kết (Summative evaluation): tiến hành khi kết thúc quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin về chất lượng đào tạo.
Căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định, việc đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo là để nhận định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo.
Kiểm tra, đánh giá và các kiểu trắc nghiệm
Kiểm tra (Testing) / đánh giá kết quả (Assessment):
Các trắc nghiệm được thực hiện ở lớp học và cho điểm số.
Kết quả trắc nghiệm kết hợp với các thông tin khác trong quá trình đào tạo sẽ được phân tích và đưa ra các nhận xét về người học, giảng dạy, chương trình, giáo trình, PP giảng dạy, v.v...
Dựa vào các mục tiêu đánh giá khác nhau để xây dựng các bài trắc nghiệm khác nhau:
Đánh giá mức độ thực hiện
Đáp ứng các tiêu chí
Đánh giá mức độ đạt chuẩn
Xác định điểm mạnh, điểm yếu
Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá mức độ thành thạo
Đánh giá mức độ thành đạt
Đánh giá quá trình học tập
Đánh giá sản phẩm cuối cùng
Các kiểu trắc nghiệm (Test) trong giáo dục
Các đặc trưng của một bài trắc nghiệm tốt
1 - Tính giá trị : Đo lường và đánh giá được đúng điều cần đo.
2 - Độ tin cậy: Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện.
3 - Tính khả thi: Thực thi được trong điều kiện đã cho.
4 - Tính định lượng: Kết quả biểu diễn được bằng các số đo.
5 - Độ phân biệt : Phân biệt được học sinh giỏi và kém.
6 - Tính kinh tế : Tốn kém ít nhất .
* Quan sát: Mang nặng tính chất định tính, hay dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hành .
* Vấn đáp: Vừa định tính vừa định lượng được, có độ chính xác tương đối cao, có giá trị đào tạo nhiều mặt: bổ xung kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy và khả năng diễn giải tức thời. Có thể thiếu khách quan do quan hệ cá nhân
* Viết: Tùy theo mục đích yêu cầu viết đánh giá
Trắc nghiệm khách quan
1. Loại Đúng - Sai
Thí dụ:
1.1. T. Morơ ( 1478 -1535) là người mở đầu trào lưu tư tưởng XHCN thời cận đại.
A. Đúng
B. Sai
1.2. G. Ba Bớp là nhà tư tưởng XHCN Không tưởng người Pháp thế kỷ XVIII?
A. Đúng
B. Sai
1. Loại Đúng - Sai
Ưu điểm:
1. Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức và các sự kiện.
2. Loại này giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong thời gian rất ít.
Nhược điểm:
1. Có thể khuyến khích sự đoán mò: may rủi để có 50% hy vọng trả lời đúng
2. Do yếu tố đoán mò nên khó dùng để xác định yếu điểm của học sinh.
3. Những giáo viên dùng loại câu hỏi này thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách, và do đó học sinh sẽ tập thói quen học thuộc hơn là tìm hiểu, suy nghĩ.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Câu có nhiều lựa chọn là kiểu câu hỏi phổ biến (multiple choise questions - MCQ).
MCQ có hai phần:
Phần đầu được gọi là phần dẫn (hay câu dẫn), nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi;
Phần sau là các phương án chọn để trả lời, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D.
Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng (hoặc một phương án đúng nhất);
Các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh.
Nếu câu MCQ được soạn tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn, đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Ví dụ 1: Là câu trắc nghiệm rất đơn giản về Toán cho học sinh mới bắt đầu học Đại số:
Nếu m = 10 và n = 4 thì thương của m và n là:
A) 40 B) 14 C) 6 D) 2,5
Thí sinh nắm vững bài sẽ hiểu ngay rằng thương của m và n là kết quả của phép chia m cho n, tức là 10 : 4 và chọn D là câu trả lời đúng.
Đối với thí sinh không hiểu rõ khái niệm thương, các phương án A, B, C đều có vẻ “có lý”, có thể lôi cuốn thí sinh vào một trong các phương án trả lời sai:
mxn=10x4=40, chọn A;
m+n=10+4=14, chọn B;
m–n=10–4=6, chọn C.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể được thể hiện vào một câu trắc nghiệm nào đó. Vì thế người ta có thể viết câu trắc nghiệm cho tất cả các môn học.
Tuy nhiên, do đặc thù môn học mà việc viết trắc nghiệm cho môn này có thể khó hơn cho môn kia và không phải bất cứ ai có kiến thức chuyên môn cũng viết được câu trắc nghiệm có chất lượng cho chuyên môn đó.
2. Loại câu có nhiều lựa chọn (MCQ)
Ví dụ 2:
Đặc điểm nào dưới đây là điểm giống nhau cơ bản giữa hai dạng đột biến thể đa bội và thể dị bội?
A. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống
B. Đều dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh sản
C. Đều gây ra những những hậu quả nghiêm trọng trên kiểu hình
D. Đều do rối loạn phân ly của 1 hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình phân bào
Ví dụ 3:
Sau thêi gian , biªn ®é cña mét dao ®éng gi¶m ®i n lÇn. Biªn ®é cña dao ®éng ®ã sÏ gi¶m ®i n2 lÇn sau thêi gian lµ:
A)
B)
C)
D)
Ưu điểm
Đề thi trắc nghiệm gồm mấy chục câu hỏi được lấy ra ngẫu nhiên, theo những yêu cầu nhất định, từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
Ngân hàng câu trắc nghiệm được xây dựng “quanh năm” do đó có đủ thời gian để gia công những câu trắc nghiệm với độ chính xác cao, hơn nữa có thể xác định các đặc trưng của câu hỏi (như độ khó, độ phân biệt...).
Có thể rút ngắn thời gian làm bài của thí sinh, chỉ bằng 1/3 hay một nửa thời gian thi tự luận, cho phép tổ chức thi nhanh, gọn, giảm bớt tốn kém.
Chống gian lận trong thi cử một cách hiệu quả vì đề thi gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể tránh được “rò rỉ” thông tin theo kiểu truyền đi do "nhớ được" trong lúc làm đề, coi thi.
Phần mềm tin học cho phép xáo trộn từ một đề thi gốc thành rất nhiều đề tương đương (nội dung giống nhau nhưng thứ tự câu hỏi khác nhau) sao cho nhóm thí sinh ngồi cạnh nhau không thể “tham khảo” bài làm của nhau.
Ưu điểm
Khi chấm thi, các bài thi được quét bằng máy chấm với tốc độ 3.000 – 10.000 bài/giờ nên chấm bài được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng,
Cho điểm số chính xác (nhờ thao tác bằng máy với công nghệ cao và đáp án trắc nghiệm rõ ràng).
Nhưng quan trọng hơn cả là nếu bài thi được xây dựng công phu, tinh xảo, nhiều câu hỏi trải rộng chương trình thì bằng phương pháp TNKQ có thể đánh giá kiến thức và kĩ năng ở nhiều cấp độ, mặt khác tránh được việc học tủ, dạy tủ.
Bản thân cách thi trắc nghiệm cũng đánh giá được một khả năng quan trọng mà người học ngày nay cần tích lũy; đó là năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng – mỗi câu trắc nghiệm (đặt ra một vấn đề) chỉ có khoảng 1-2 phút để thí sinh giải quyết; cũng có nghĩa là thí sinh phải có kiến thức thật sự về môn học mới có thể làm được việc đó.
Ưu điểm
Trắc nghiệm với sự trợ giúp của các công cụ công nghệ thông tin và mô hình thống kê hiện đại cung cấp các kết quả phân tích quan trọng (về chất lượng chung, các xu hướng thể hiện năng lực của các thí sinh trong kì thi, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của đề thi v.v...)
Có thể đo được khả năng tư duy khác nhau, có thể dùng loại này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy khác nhau.
Độ tin cậy cao hơn, yếu tố đoán mò may rủi giảm đi (so với loại đúng sai)
Học sinh phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi... phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất, hay hợp lý nhất trong số các phương án trả lời đã cho.
Tính giá trị tốt hơn, độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau ... đo khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, suy diễn nhanh.
Có thể phân tích được tính chất mỗi câu hỏi (có thể xác định câu dễ, câu khó... hoặc không phù hợp với mục tiêu cần trắc nghiệm...)
Có tính khách quan cao khi chấm thi.
Nhược điểm
Khó soạn câu hỏi.
Các câu trắc nghiệm MCQ có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi loại tự luận soạn kỹ.
Các khuyết điểm nhỏ khác: tốn giấy để in câu hỏi.
3. Loại câu ghép đôi:
Thường thì cột bên phải (A,B,C,D) có số lượng câu nhiều hơn hơn cột bên trái.
Thí dụ:
Hãy ghép các lứa tuổi (cột I) tương ứng với các dạng hoạt động chủ đạo (cột II)
Ưu điểm
Loại này rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ “ai”, “ở đâu”, “khi nào”, “cái gì” các giáo viên có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ kê trong một cột với ý nghĩa kê trong cột thứ hai.
Dễ viết, dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi cần thẩm định các mục tiêu ở mức tư duy thấp. Tuy nhiên, ta cần cố gắng viết những câu hỏi ở mức trí năng cao hơn.
Theo kinh nghiệm của một số nhà giáo dục, lứa tuổi học sinh phổ thông rất thích hợp với loại: ghép đôi này. Tuy vậy, khi chọn loại trắc nghiệm nào là đưa vào mục tiêu cần trắc nghiệm, không nên dựa vào ý thích học sinh.
Ít tốn giấy hơn khi in câu hỏi (so với loại có nhiều lựa chọn)
Yếu tố đoán mò giảm ... yếu tố may rủi giảm.
Người ta có thể dùng trắc nghiệm loại ghép đôi để đo các mức trí năng khác nhau. Loại ghép đôi thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức, hay lập các mối quan hệ trung gian. Nếu được soạn thảo khéo, loại này còn có có thể được dùng như loại có nhiều câu lựa chọn để trắc nghiệm những mức trí năng cao hơn.
Nhược điểm
Soạn thảo câu hỏi để đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu nên thường chỉ dùng loại câu hỏi ghép đôi để trắc nghiệm lượng các kiến thức về: ngày, tháng, tên, định nghĩa, biến cố, công thức, dụng cụ... để lập các hệ thức, phân loại. Trắc nghiệm loại ghép đôi cũng không thích hợp cho loại kiểm tra các khả năng như: sắp đặt và áp dụng kiến thức, nguyên lý.
Nếu danh sách trong cột quá dài (như gồm 25 phần tử chẳng hạn) học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả một cột dài mỗi lần muốn ghép một đôi.
4. Loại câu điền khuyết :
Thí dụ:
When I (6) (be) ............. a child, I (7) (dream) ............. about travelling to lots of different places. Well, I (8) (be) ............. 40 years old now, and I (9) (be) ............. a travel guide for 10 years; so I (10) (be) ............. to most of the countries in the world. I (11) (travel) ............. to fifteen countries this year. Last week I (12) (visit) ............. my friends in Bangkok, and then (13) (go) ............. to see the sights of Singapore. Next month, my family (14) (go) ............. on holiday to Egypt if the weather (15) (not be) ............. too hot there.
Ưu điểm
Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng tạo.
Phương pháp chấm điểm nhanh hơn và đáng tin cậy hơn với loại luận đề mặc dầu việc cho điểm có phần rắc rối hơn so với loại khác.
Thí sinh ít cơ hội đoán mò.
Có thể kiểm tra các điều đã học một cách tiêu biểu hơn so với loại trắc nghiệm tự luận.
Có câu trả lời ngắn, thích hợp cho những vấn đề tính toán, cân bằng phương trình hoá học… đánh giá mức hiểu biết các nguyên lý, giải thích dữ kiện, diễn đạt ý kiến, thái độ.
Giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Vì nhớ để suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác cũng là một điều rất cần thiết.
Nhược điểm
Khi soạn thảo, các giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa.
Giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp các câu trả lời sáng tạo, khác với ý giáo viên nhưng vẫn hợp lý, nhất là khi họ đọc thêm sách, tài liệu ngoài giáo trình.
Nhiều câu hỏi loại này thường ngắn gọn, có khuynh hướng đề cập đến các vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn vào chi tiết, các sự kiện vụn vặt.
Khi có nhiều chỗ trống trong câu hỏi, học sinh có thể rối trí. Kết quả là điểm số thường có độ tương quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập. Do đó độ giá trị của bài thi giảm vì thực ra giáo viên đang đo lường mức độ thông minh...
Mặc dù so với tự luận, thì loại này có tính khách quan hơn chấm bài, nhưng so với loại “đúng- sai”, có nhiều câu cho sẵn để chọn, thì loại này vẫn thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm.. không thể dùng phương pháp chấm bằng máy.
II. Cách thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan:
Bước 1: Xác định mục tiêu và điều kiện làm bài trắc nghiệm
- Mục tiêu :Mục tiêu bài trắc nghiệm để làm gì (đánh giá tiếp thu môn học, tuyển thí sinh giỏi, đánh giá giảng dạy của giáo viên
- Điều kiện : Kiểm tra phần nào của môn học, thời gian làm bài (mỗi câu hỏi trung bình cần 1 phút để chọn câu trả lời ), cách thức làm bài, cách thức chấm bài ...
Bước 2: Xây dựng bảng trọng số của bài trắc nghiệm
Bảng trọng số thể hiện: mục tiêu của từng phần và của toàn bài trắc nghiệm.
Đối với bài trắc nghiệm thành quả học tập: cần dựa vào mục tiêu của môn học và xác định rõ phần kiến thức nào là cốt lõi, phần nào bổ trợ còn phần nào chỉ là nhắc lại, phần kiến thức nào là dùng để tiếp thu các môn học sau, phần nào chỉ dùng để mở rộng ... để phân bổ trọng số cho từng chương, từng mục.
Cách thiết kế một bài trắc nghiệm khách quan:
Xác định mục tiêu và trọng số:
1. Mục tiêu:
Người chuẩn bị nội dung thi - kiểm tra phải trả lời các câu hỏi sau đây:
Mục đích thi-kiểm tra là để đánh giá điều gì? Ví dụ:
+ Học viên phải vượt qua một ngưỡng tối thiểu để học tiếp lên trên;
+ Để khảo sát trình độ khác nhau của tất cả các học viên trong một lớp;
+ Xác định những thiếu xót của riêng từng học viên nhằm giúp cho họ khắc phục. Lúc đó phải xây dựng nhiều loại câu hỏi, theo từng cách trả lời của từng câu hỏi, điểm số lúc này là thứ yếu. Vấn đề chính là phát hiện những khó khăn mà học viên đã gặp và giúp cho họ khắc phục.
Hoặc là:
Đề xuất tất cả các mục tiêu, xét các thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu.
Không nên nhằm quá nhiều mục tiêu trong một lần thi hoặc kiểm tra.
Các mục tiêu này có giá trị như thế nào đối với học viên, giáo viên, cán bộ quản lý? Kết quả nào là chủ yếu?
Xác định mục tiêu và trọng số:
Ví dụ: Tùy theo mục đích, yêu cầu đặt ra mà người ta lựa chọn phương án có nhiều ưu điểm hơn. Chẳng hạn, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay kì thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng có rất đông thí sinh, đòi hỏi phải giải quyết tốt các yêu cầu:
1) Có đủ thời gian để ra đề chính xác; đề thi cho phép tránh may rủi vì trúng tủ, trật tủ;
2) Tổ chức thi nhanh gọn;
3) Chống gian lận;
4) Chấm bài dễ dàng, nhanh chóng; điểm số chính xác; đảm bảo khách quan, công bằng;
5) Đánh giá đúng năng lực của thí sinh
Xác định mục tiêu và trọng số:
2. Cách xác định trọng số cho từng chủ đề:
Căn cứ vào từng chủ đề để so sánh và tuỳ theo tầm quan trọng của nó đối với các chủ đề khác.
Chủ đề này có cần thiết và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống và công việc sau này của học viên hay không?
Kế hoạch thời gian cho chủ đề này.
Mức độ quan trọng của chủ đề này có liên quan đến các môn học khác.
3. Cách xác định trọng số của năng lực nhận thức và năng lực thực hành
Năng lực nào là quan trọng (ở chủ đề này) có liên quan đến kết quả học tập của học viên?
Năng lực nào là cần thiết để hình thành và phát triển những năng lực cao hơn ở học viên.
Thời gian cần thiết để hình thành và phát triển năng lực này.
Bước 3: Viết các câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm bao gồm 2 phần chính :
____________________________________________________
Một câu dẫn + 4 hoặc 5 câu chọn để trả lời
________________ (Chỉ có 1 câu đúng còn lại là các câu nhiễu)
a. Các nguyên tắc chính để lập câu dẫn:
Câu dẫn là câu nêu vấn đề cần ngắn gọn.
Câu dẫn phải mạch lạc, không dùng nhiều từ phủ định trong câu dẫn, vì dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa khẳng định và phủ định.
b. Các nguyên tắc chính để lập câu chọn :
Câu đúng phải chính xác, không được gần đúng hoặc suy ra là đúng;
Câu nhiễu phải có lí;
Câu nhiễu có dạng giống câu đúng;
Câu nhiễu càng nhiều xác suất đoán mò càng giảm.
(4 câu xác xuất đoán mò là 0,25; 5 câu là 0,20...)
Bước 4: Lập các đề thi trắc nghiệm
Các đề thi trắc nghiệm được lập bằng cách tổ hợp các câu hỏi trắc nghiệm đã soạn và được phân bố các loại câu hỏi theo bảng trọng số (có thể sử dụng máy tính để thành đề thi ).
Chú ý tránh quá nhiều trang dễ dẫn đến thiếu trang, nhầm trang, tốn kém.
Trong một phòng thi nên dùng ít nhất 4 đề thi, sao cho các thí sinh ngồi cạnh nhau có đề khác nhau, tránh tiêu cực trong khi làm bài thi (cách trộn đề thi).
III. CHẤM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
Chấm bài trên cơ sở tính phần trăm số câu trả lời đúng so với tổng số câu đúng trong các câu đã hỏi, rồi qui ra thang điểm 10.
Xây dựng thang điểm chấm cần chú ý đến khả năng đoán mò của thí sinh.
Việc chấm bài sẽ trở nên nhanh chóng nếu chúng ta sử dụng máy tính và phần mềm chấm bài. Có thể chấm bài theo kiểu đục lỗ đáp án (đó là một tờ giấy bài làm khác chỉ đục lỗ những câu đúng, khi chấm, chỉ việc ấp lên bài làm của thí sinh, đếm các lỗ có dấu X, nhanh chóng ta được tổng số số câu trả lời đúng).
IV. ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Định kỳ đánh giá câu hỏi trong ngân hàng đề thi TNKQ để điều chỉnh và bổ sung vào ngân hàng đề.
Chất lượng của mỗi câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá thông qua 2 đại lượng Độ khó và Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm:
Độ khó
Tỷ lệ thí sinh trả lời đúng cho ta số đo gần đúng về về độ khó của câu hỏi .
Công thức cổ điển để tính độ khó :
Số thí sinh làm đúng
FV (hoặc P) = ------------------------------ x 100 (1)
Tổng số thí sinh dự thi
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Thang phân loại Độ khó qui ước như sau :
- Câu dễ : 70 - 100 % thí sinh trả lời đúng .
- Câu coi là tương đối khó -TB: 30 - 70 % thí sinh trả lời đúng .
- Câu khó : 0 - 30 % thí sinh trả lời đúng .
Nên dùng các câu trắc nghiệm có FV nằm trong khoảng :
25% < FV < 75%
Ngoài khoảng, dùng một cách chọn lọc tuỳ theo mục tiêu của bài trắc nghiệm.
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Độ phân biệt
Phân bố tỷ lệ thí sinh trả lời đúng hoặc sai của các thí sinh thuộc nhóm khá và nhóm kém cho ta số đo tương đối về Độ phân biệt của câu trắc nghiệm.
Số thí sinh khá làm đúng - số thí sinh yếu làm đúng
DI = ----------------------------------------------------------------- x 100 (2)
Tổng số thí sinh khá và yếu
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá và nhóm kém trả lời đúng như nhau thì Độ phân biệt bằng Không .
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là Dương.
- Tỷ lệ thí sinh nhóm khá trả lời không đúng nhiều hơn nhóm kém thì Độ phân biệt là Âm .
- Độ phân biệt liên quan mật thiết với độ khó và số lượng câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm.
ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI TRONG ĐỀ THI TNKQ
Phân tích và đánh giá câu trắc nghiệm :
Giả sử phân tích câu trắc nghiệm thứ X của bài thi có câu b/ là câu đúng. Các câu a/, c/, d/, e/ và f/ là câu nhiễu.
Kết quả thi của 150 thí sinh được trình bầy trong bảng sau :
Câu trả lời a/ b/* c/ d/ e/ f/ Tổng số
__________________________________________________________
Nhóm khá 5 22 9 1 13 0 50
Nhóm trung bình 8 15 20 2 7 2 50
Nhóm kém 7 5 23 1 6 8 50
__________________________________________________________
Tổng số : 20 42 52 4 26 10 150
Độ khó : ( 42 : 150 ) x 100 = 28 % = Câu hỏi khó .
Đánh giá bài trắc nghiệm
1- Độ tin cậy của bài trắc nghiệm:
Nếu kiểm tra người học các lần khác nhau bằng đề trắc nghiệm tương đương, hệ số tương quan của tỷ lệ người trả lời đúng đối với số người trả lời sai giữa các lần trắc nghiệm là Độ tin cậy của bài trắc nghiệm (công thức tính tương quan).
Hệ số tương quan có giá trị trong khoảng (0-1)
2- Độ giá trị của bài trắc nghiệm:
Là số đo mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng mục đích mà nó định đo, đó là Độ giá trị của bài trắc nghiệm.
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Một bài thi trắc nghiệm, sau khi sử dụng cho thi, có thể được đánh giá thống kê, nhờ phần mềm soạn sẵn. Bằng máy tính, sử dụng mô hình Rasch với các phần mềm chuyên dụng như chương trình QUEST của Úc, chương trình TITAN của Malaysia hay chương trình CALFIT của Mỹ đã giảm nhẹ được rất nhiều công sức phân tích câu và bài trắc nghiệm của các giáo viên.
Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh bổ sung vào ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm (gồm hàng trăm câu hỏi để tổ hợp thành những đề thi trắc nghiệm theo bảng trọng số cho trước).
Đánh giá bài trắc nghiệm
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Dựa vào việc phân tích kết quả thi:
Các giáo viên có thể điều chỉnh giảng dạy, hướng dẫn học tập, đồng thời hoàn thiện đề thi có yêu cầu đáp ứng mục tiêu đánh giá.
Các học viên nhận biết được mức độ kiến thức đạt được của bản thân để chủ động bố trí kế hoạch học tập, tham khảo tài liệu và tự học, nhằm đạt kết quả cao hơn.
Các cấp quản lý có căn cứ để kiểm định, đánh giá và chỉ đạo tổ chức đào tạo.
Do đề thi ra theo trọng số cho từng phần của môn học, nên thí sinh không học tủ, học lệch được, thày dạy phải đảm bảo đầy đủ các phần của môn học, không tự ý cắt xén chương trình.
Do số câu hỏi nhiều, phải chọn câu trả lời đúng nên thí sinh phải tập trung làm bài với tốc độ cao và cẩn trọng, nhờ vậy giảm được tiêu cực trong thi cử.
Do có thể chấm bài nhanh, chính xác và khách quan, nên áp dụng các loại hình thi trắc nghiệm cho qui mô đào tạo lớn là rất thích hợp.
3- Phân tích thống kê bài thi TNKQ bằng máy tính:
Những hạn chế:
Chưa đánh giá được đầy đủ năng lực diễn giải và năng lực tư duy logic của người thi nên cần kết hợp nhiều loại hình kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo.
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ còn đòi hỏi các giáo viên có kỹ năng ra đề thi rất cao. Không những người ra đề cần phải nắm vững chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm thì mới viết được những câu hỏi đánh giá ở các mức nhận thức và tư duy bậc cao của người học.
XIN CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Văn Khuôn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)