Các kiến thức cần nhớ trong chuơng trình THCS

Chia sẻ bởi Võ Kim Trí | Ngày 23/10/2018 | 110

Chia sẻ tài liệu: Các kiến thức cần nhớ trong chuơng trình THCS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
Chào mừng các thầy cô
Và các bạn học sinh thân mến!
Người thực hiện:Võ Kim Trí
Trường THCS Thủy Phù
Do thời gian có hạn và kiến thức thì hơi nhiều nên dù đã tóm gọn được một phần nhưng bài vẫn hơi nhiều chữ nên chưa được đẹp và hay cho lắm nên có điều gì thì mong mọi người thông cảm và đóng góp ý kiên thêm ----Thanks----
MỘT VÀI NÉT VỀ HÓA HỌC
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
Hóa học là một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về các thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Về lịch sử của hóa học thì có thể được coi như bắt đầu từ lúc hóa học được tách từ giả kim thuật vào năm 1661.Hóa học có bước phát triển mạnh và phân hoá vào thế kỷ 19. Trong đó một đỉnh cao trong sự phát triển của ngành hóa học chính là sự phát minh bảng tuần hoàn nguyên tố của Mendeleev.
Vậy trong chương trình Hóa học trung học cơ sở cần nắm rõ điều gì?
Trong chương trình hóa học THCS có 5 phần cần chú ý
Cách lập công thức của một hợp chất
Các công thức tính toán
Đơn chất
Hợp chất vô cơ
Hợp chất hữu cơ
Ngoài ra còn có một số điều lưu ý giúp các bạn học phần hóa học hữu cơ một cách dễ dàng hơn, phần trò chơi và phần đọc thêm :một số cách nhận biết các chất, các bài thơ liên quan giúp các bạn học hóa một cách dễ dành hơn ( Do không đủ thời gian nên phần này mình chỉ sưu tầm một vài bài thơ mà thôi!!!)
Trước khi lập công thức của một hợp chất cần phải nắm rõ hóa trị của các nguyên tố cấu tạo nên hợp chất đó. Vì vậy sau đây là bài thơ về hóa trị của các nguyên tố thường gặp để giúp các bạn nắm hóa trị của các nguyên tố một cách dễ dàng hơn.
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
1. Cách lập công thức hóa học cho một hợp chất
Khi nguyên tố A (có hóa trị là a) liên kết với B (có hóa trị là b) là một nguyên tố hoặc một nhóm nguyên tử nào đó thì ta thu được hợp chất AxBy
Ta có a . x = b . y → x = b; y = a
Ví dụ 1: Khi cho Ca(II) liên kết với Cl(I) ta thu được hợp chất có công thức tạm thời là CaxCly
Ta có: 2 . x = 1 . y → x = 1; y = 2
Vậy công thức của chất thu được là CaCl2
Ví dụ 2 : Khi cho Al(III) liên kết với nhóm PO4(III) ta thu được hợp chất có công thức tạm thời là là Alx(PO4)y.
Ta có x . 3 = y . 3 → x = 1; y = 1
Vậy công thức của hợp chất thu được là AlPO4
Công thức tính khối lượng
m = n . M ;mct = mdd . C%
Trong đó n là số mol, M là khối lượng mol
b Công thức tính số mol
n = CM . V (dung dịch); n = V /22,4 (chất khí); n = m / M
c. Công thức tính nồng độ
Nồng độ mol: CM = nct / Vdd
Nồng độ phần trăm: C% = ( mct / mdd ) . 100%
d. Công thức tính hiệu xuất
Hsản phẩm = ( msản phẩm thực tế / msản phẩm theo lý thuyết ) . 100%
1. Cách lập công thức hóa học cho một hợp chất
2. Về các công thức tính toán liên quan
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
a. Về kim loại (K, Ca, Mg, Al, Zn, Cu, Ag, Na, …)
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
3. Về đơn chất
Phân loại
Kim lọa kiềm: Na, K, Ba, Ca, Li, Rb, Cs, Be, Mg, …
Kim loại không tan: Al, Cu, Fe, Zn, Ag, Cr, Mn, Ni, …
Dãy chuyễn động hóa học của các kim loại( thường gặp):
K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Tính chất hóa học
Kim loại tác dụng với Oxi tạo thành Oxit bazơ
VD: 4Al + 3O2 →to 2Al2O3
Kim loại tác dụng với phi kim khác tạo thành muối
VD: Fe + S →to FeS
Kim loại( kiềm) tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và H2
VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH +H2↑
Kim loại (Đứng trước H trong dãy chuyển động hóa học của kim loại) tác dụng với Axit
VD: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 ↑
b. Về phi kim (S, C, N, O, Si, F, P, I, Cl, …)
Phi kim khác tác dụng với Kim loại tạo thành muối
VD: Cu + S →to CuS
Phi kim khác tác dụng với oxi tạo thành Oxit axit
VD: S + O2 →to SO2 ↑
Phi kim tác dụng với Hidro tạo thành hợp chất khí
VD: H2 + Cl2 →ánh sáng 2HCl ↑
O2 + 2H2 → 2H2O
Một số phi kim tác dụng được với axit mạnh
VD: S + 2H2SO4(đặc nóng)→SO2 + H2O
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
Một số hình ảnh về Kim loại
Một số hình ảnh về Phi kim
Định nghĩa: Oxit là hợp chất tạo bởi oxi và một nguyên tố khác
Phân loại: Oxit được chia thành 4 loại
Oxit axit: là oxit của phi kim
VD: CO2, SO2, P2O5, N2O5, N2O, …
Oxit bazơ: là oxit của kim loại (trừ Mn2O7)
VD: FeO, CuO, CaO, Na2O, K2O, …
Oxit lưỡng tính là oxit tác dụng được cả bazơ và axit
VD: ZnO, Al2O3, SnO, BeO, …
Oxit trung tính: là oxit không tác dụng được với bazơ và axit
VD: CO, NO, …
4. Về hợp chất vô cơ
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
a. Về oxit:
Về tính chất hóa học
Oxit axit:
Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit
VD: SO3 + H2O → H2SO4
Oxit axit tác dụng với bazơ (kiềm) tạo thành muối và nước
VD: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H20
Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối
VD: SO3 + CaO → CaCO3↓
Oxit trung tính
Oxit trung tính không tác dụng với bazơ , axit và nước
Oxit trung tính tác dụng được với oxit bazơ
VD: CO + CuO → Cu + CO2↑
Oxit lưỡng tính
Oxit lưỡng tính tác dụng được cả với bazơ và axit
VD:Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2Al2O3 + 2H3PO4 → 4AlPO4 + 3H2O
Một số hình ảnh về ôxit
4. Về hợp chất vô cơ
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
b. Về axit:
Định nghĩa: Axit là hợp chất của một hoặc nhiều nguyên tử Hidro liên kết với một gốc axit
VD: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2S,…
Phân loại: Có hai cách phân loại các nhóm axit là
Phân loại dựa trên thành phần cấu tạo
Axit có chứa Oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4,…
Axit không chứa Oxi; HCl, H2S, HBr, …
Phân loại dựa trên mức độ mạnh yếu của axit
Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, …
Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H2S,…
Tính chất hóa học
Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Axit tác dụng với Oxit Bazơ tạo thành muối và nước
VD: 2HCl + CuO → CuCl2 + H2↑
Axit tác dụng với Bazơ tạo thành muối và nước
VD: 2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
Axit tác dụng với kim loại (Kim loại phải đúng trước H trong dãy chuyển động hóa học) tạo thành muối và giải phóng khí Hidro
VD: 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và Axit mới (Cần thỏa mản điều kiện của phản ứng trao đổi là phải có một chất khí hoặc một chất rắn sinh ra)
VD: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ (chất rắn) + 2HCl
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑(Chất khí)
Một số Axit đặc, nóng tác dụng với kim loại tạo ra muối và không giải phóng khí Hidro
VD: 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
4. Về hợp chất vô cơ
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
c. Về bazơ:
Định nghĩa: Bazơ là hợp chất bao gồm một nguyên tử kim laoij liên kết với một hoặc nhiều nhóm (OH)
Phân loại:Bazơ được phân thành hai loại chính
Bazơ tan (dung dịch kiềm): NaOH, KOH, Ba(OH)2, LiOH, Ca(OH)2,…
Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2, AgOH, …
Tính chất hóa học:
Bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
VD: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
VD: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Bazơ tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới (Thỏa mãn điều kiện của phản ứng trao đổi)
VD: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Một số bazơ (Al(OH)3, Zn(OH)2,… ) có thể tan trong bazơ kiềm
VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
4. Về hợp chất vô cơ
d. Về muối:
Định nghĩa: Muối là hợp chất hóa học gồm một hoặc nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều gốc axit
Phân loại: Muối được phân thành hai loại
Muối trung hòa là muối không còn chứa nguyên tố Hidro
VD: CaCO3, NaNO3, KCl, FeS,…
Muối axit là muối có nguyên tố Hidro
VD: NaHCO3, Cu( H2PO4 )2, Fe( HSO4 )2, …
Tính chất hóa học
Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới, axit mới ( Thõa mản điều kiện phản ứng trao đổi)
VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑
Muối tác dụng với bazơ kiềm tạo thành bazơ mới và muối mới (Thõa mản điều kiện phản ứng trao đổi)
VD: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ 2NaCl
Muối tác dụng với muối tạo thành 2 muối mới (Thõa mản điều kiện phản ứng trao đổi)
VD: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓+ 2NaCl
Dung dịch muối tác dụng với Kim loại (Mạnh hơn kim loại trong dung dịnh muối) tạo thành muối mới và Kim loại mới
VD: CuCl2 + Fe → FeCl2 + Cu
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
5. Về hợp chất hữu cơ
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
Lưu ý: Phần này mình mới chỉ học qua thôi nên chưa biết nhiều kiến thức cho lắm nên mong mọi người thông cảm… Xin cảm ơn!!
Phân loại:
HidroCacbon
VD: CH4 (Metan),C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen), …
Dẫn xuất của HidroCacbon (Dẫn xuất Halogen)
VD: C2H6O(rượu etilic), C2H4O2 (Axit axetic),
Các kiến thức và các phản ứng hóa học:
Phản ứng thế là phản ứng của hợp chất hữu cơ trong đó một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử khác
VD:CH4 + Br2 →Fe,to CH3 + HBr
C6H6 + Br2 →Fe, to C6H5Br+ HBr
Phản ứng cộng là phản ứng của hợp chất hữu cơ trong đó 2 hoặc nhiều phân tử kết hợp lại với nhau tạo thành một chất mới
VD: C2H2 + Br2 → C2H2Br2

cấu tạo Hợp chất hữu cơ là hợp chất của Cacbon trừ một số chất mà hóa học vô cơ đã nghiên cứu (CO2, CO, H2CO3, muối cacbonat, muối hidrocacbonat, …) Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ cho biết đầy đủ các thành phần của phân tử, trật tự liên kết giữa các nguyên tử. Trong công thức của hợp chất hữu cơ mỗi hóa trị của một nguyên tố được biểu diễn bởi một dấu gạch. Trong hợp chất hữu cơ các nguyên tử Cacbon không chỉ liên kết với nguyên tử nguyên tố khác mà các nguyên tử Cacbon còn liên kết lại với nhau tạo thành mạch Cacbon.
6. Một số điều cần nhớ để học tốt hóa hữu cơ
Các kiến thức cần nhớ trong chương trình Hóa học cho học sinh Trung học cở sở
Đầu tiên thì ta cần phải học thuộc lý thuyết trước .
Thứ hai là cần phải viết các nhiều phương trình khác nhau thật nhiều lần
Tiếp theo là tự tìm ra các quy luật và lập các sơ đồ chuyển hóa giữa các hỗn hợp hữu cơ.
Và cuối cùng là tăng cường làm thật nhiều các bài tập liên quan đến các hợp chất hữu cơ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Kim Trí
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)