Các kĩ thuật dạy học

Chia sẻ bởi Đinh Ngọc Đích | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: các kĩ thuật dạy học thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

12/11/2011
1
M?T S? PHUONG PH�P V� K? THU?T D?Y H?C
12/11/2011
2
I.Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục… giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, các kỹ năng phát triển cá nhân… hình thành các kỹ năng hoạt động độc lập.. từ đó vừa trang bị kiến thức, kỹ năng để vào đời.
Sự thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa.. đó là sự thay đổi theo hướng hiện đại, toàn diện, cập nhật kiến thức đáp ứng nhu cầu CNH,HĐH.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông hiện nay với điều kiện tiếp thu kiến thức nhiều chiều( sgk, báo chí, In ternét, truyền hình..)
Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dạy học( đồ dùng, phương tiện trực quan phong phú, ứng dụng công nghệ thông tin..)
Tính hiệu quả, phù hợp của phương pháp dạy học mới..
12/11/2011
3
II.Đổi mới PPDH cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
Phù hợp với CSVC, các điều kiện dạy học của nhà trường.
Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
7.Tăng cường sử dụng PTDH, TBDH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của CNTT.
12/11/2011
4
III. Quan điểm đổi mới PPDHTHPT

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS không có nghĩa là loại bỏ các PPDH hiện có (hay còn gọi là các PPDH truyền thống) và thay vào đó là các PPDH mới (hay còn gọi là PPDH hiện đại).

2. Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới PP dạy (cách dạy) của thầy mà còn phải quan tâm đến PP học (cách học) của trò, phải dạy cách tự học cho HS.
12/11/2011
5
3. Cần đa dạng hoá các hình thức dạy – học (cá nhân, theo nhóm, theo lớp; học trong lớp và trên thực địa …)

4. Đổi mới PPDH phải chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học.

5. Đổi mới PPDH phải đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của HS và sử dụng TBDH
12/11/2011
6
Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học
12/11/2011
7
Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học
12/11/2011
8
Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học
12/11/2011
9
IV.Đặc trưng của các PPDH tích cực.

Tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.

2. Chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh.

3. Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác.
12/11/2011
10
4. Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.

5. Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế về mọi mặt và tối ưu hoá điều kiện hiện có.

6. Đem lại niềm vui, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh đạt hiệu quả cao: tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng khả năng tự học, tính tự tin,khả năng hợpntác trong học tập và làm việc, cơ hội được đánh giá, chất lượng, ….
12/11/2011
11
Kiểu DH
Tiêu chí
12/11/2011
12
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
12/11/2011
13
Mở đầu bài giảng
Mục đích: Thu hút chú ý,tập trung, khơi dậy hứng thú, thiết lập không gian, môi trường học tập, liên kết nội dung cũ, mới.
Kỹ thuật:
- Giới thiệu, làm quen...
- Giới thiệu mục đích, mục tiêu khoá học, bài học
- Giới thiệu khái quát những vấn đề then chốt
- Đưa ra qui tắc làm việc
-Thông báo lịch trình làm việc
Chú ý: Thực hiện chuyển tiếp vào phần sau nhịp nhàng.
12/11/2011
14
Phỏng vấn nhanh
Mục đích:
Để khởi động , thu hút sự chú ý
Để thu thập nhanh thông tin
Tìm hiểu trình độ HS
Cách tiến hành :
GV nêu câu hỏi rõ ràng và có tính mục đích
Nhiều HS cùng trả lời câu hỏi đó
12/11/2011
15
Phỏng vấn nhanh
Lưu ý:
Câu hỏi đơn giản để ai cũng có thể trả lời
Không thảo luận về các câu trả lời
Câu hỏi phải chuẩn bị từ trước
Thời gian không kéo dài quá 5 phút
12/11/2011
16
"tia chớp"
Mục đích:
- Kích thích tư duy, thu th?p thụng tin nhanh
- Gợi mở, định hướng vào bàI học
Quy trình:
- Người dạy nêu câu hỏi (vấn đề ngắn)
- Người học trả lời nhanh
- Người dạy tổng kết, "chốt" vấn đề
Lưu ý:
- Câu trả lời nhanh, ngắn gọn
- Không bình luận câu trả lời
ví dụ:
Làm thế nào để đút con voi vào tủ lạnh?

12/11/2011
17
Làm việc nhóm
Mục đích:

- Tăng cường khả năng tập trung và hợp tác
- Khuyến khích các ý kiến
- Tạo cơ hội đưược tham gia ngang nhau
- Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề
Qui trình:
- Thông báo và giao nhiệm vụ (chi tiết): nội dung vấn đề, điều kiện, thời gian, cách thức thực hiện
- Chia nhóm,
- Nhóm làm việc
- Nhóm trình bày kết quả
- "Chốt" vấn đề

12/11/2011
18
Làm việc nhóm
Lưu ý:
Giao nhi?m v? rừ r�ng( v?n d? th?o lu?n, th?i gian, .)
L?p nhúm don gi?n, thu?n ti?n(4-10
HS)
Gv quan sỏt v� h? tr? cỏc nhúm khi c?n thi?t
Chu?n b? phuong ti?n: gi?y, bỳt , b?ng
12/11/2011
19
Đưa ý kiến của HS lên bảng
Mục đích:
Khuyến khích động viên suy nghĩ của học sinh
Giúp HS có cơ hội thể hiện hiểu biết và quan niệm của mình
Thay đổi không khí của lớp học, tăng khả năng chú ý của HS
Giúp HS ghi nhớ kiến thức tốt hơn
12/11/2011
20
Đưa ý kiến của HS lên bảng
Cách thực hiện
GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ
HS phát biểu ý kiến của mình-GV ghi ý kiến lên bảng(có thể cho HS ghi)
GV có thể nhắc lại ý kiến của HS
12/11/2011
21
Đưa ý kiến của HS lên bảng
Lưu ý :
Không dùng nhiều lần PP này trong một bài học
Chữ viết trên bảng phải lớn và rõ ràng
Nên lồng ý kiến của HS vào các nội dung được học sau đó
GV không đánh giá ý kiến của HS mà có thể kết hợp với PP sàng lọc để lựa chọn thông tin
Không áp dụng PP này lâu quá 10 phút
12/11/2011
22
Sàng lọc
Mục đích
- Giúp HS phân loại vấn để , phân biệt đúng sai
Tăng cường khả năng tập trung chú ý
Giúp tăng khả năng ghi nhớ
Khuyến khích tính chủ động , sáng tạo của HS
Cách tiến hành:
GV cung cấp hàng loạt thông tin để HS lựa chọn
Đưa thông tin lên bảng
GV cùng HS sắp xếp thông tin theo dạng đúng sai hoặc phù hợp hay không phù hợp
12/11/2011
23
Sàng lọc
Lưu ý:
Chuẩn bị kĩ thông tin để tuyển chọn, thông tin không nên quá đơn giản
Dành đủ thì giờ cho HS suy nghĩ
Khuyến khích sựtham gia tích cực của HS
Kêt hợp với phương pháp hỏi đáp và ghi ý kiến của HS lên bảng.
Chuẩn bị:
Luôn có sẵn bút mầu hoặc phấn màu
Có thể áp dụng với mọi hình thức lớp học
Tùy đề tài và mức độ phức tạp của thông tin để điều chỉnh thời lượng
12/11/2011
24
Đóng vai
Mục đích :
Cụ thể hóa nội dung bài giảng bằng sự diễn xuất
Làm cho giờ giảng sinh động
HS nắm bắt nội dung một cách đơn giản , dễ hiểu
Cách tiến hành:
Xây dựng kịch bản phù hợp với bài học
Cho HS chủ động nhập vai và trình diễn
HS tự rút ra bài học qua PP đóng vai
12/11/2011
25
Đóng vai
Lưu ý:
Tùy theo nội dung kịch bản mà huy động số lượng HS tham gia(ít nhất 2 HS)
Kịch bản phải đơn giản dễ hiểu
Thời gian không quá 10 phút
Chuẩn bị : kịch bản , đạo cụ , không gian
12/11/2011
26
Hỏi - đáp
Mục đích :
Kích thích HS suy nghĩ , tìm câu trả lời
Huy động , chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm
Qua câu hỏi đánh giá được sự hiểu biết và khả năng của HS
Thay đổi cách tiếp nhận thông tin giúp HS ghi nhớ tốt hơn
12/11/2011
27
Hỏi - đáp
Cách tiến hành:
Gv nêu câu hỏi – HS suy nghĩ tìm câu trả lời
HS trả lời câu hỏi
Lời nhận xét hoặc lời bình về câu hỏi của GV hoặc HS khác
GV tóm tắt các câu trả lời và rút ra kết luận
12/11/2011
28
Hỏi - đáp
Lưu ý
Nêu những câu hỏi ngắn, dễ hiểu , phù hợp với chủ đề
Dành đủ thời gian cho người học suy nghĩ và trả lời
GV phải kiểm soát được nội dung và thời lượng trao đổi
Có thể ghi nhắn gọn câu trả lời lên bảng để HS dễ theo dõi và góp ý
12/11/2011
29
Hỏi - đáp
Nên để một vài HS trả lời sau đó mới bình luận
Nên dành thời gian để HS nêu câu hỏi
Xác định thời điểm thích hợp để đưa ra câu hỏi
PP này có thể áp dụng ở mọi gìơ học
Hệ thống câu hỏi phải được chuẩn bị sẵn
12/11/2011
30
Dùng sơ đồ , biểu bảng
Mục đích:
Gây ấn tượng với người học, thu hút sự chú ý
Giúp Hs định hướng nội dung bài học
Nêu rõ nội dung bài giảng một cách ngắn gọn , dễ hiểu , sinh động.
12/11/2011
31
Dùng sơ đồ , biểu bảng, tranh ảnh
Chọn phương tiện thích hợp để thể hiện nội dung bài giảng
Chuẩn bị phương tiện trước giờ lên lớp
Gv truyền đạt nội dung bài giảng thông qua sơ đồ, biểu bảng , tranh ảnh
12/11/2011
32
Dùng sơ đồ , biểu bảng, tranh ảnh
Lưu ý:
chữ viết phải rõ ràng , ngắn gọn , dễ hiểu
Tranh ảnh phải rõ nét ,nhiều màu sắc , phù hợp với chủ đề và được giới thiệu theo trình tự .
nên hỏi ý kiến nhận xét của HS về từng tranh ảnh , biểu bảng
Bố trí chỗ treo tranh ảnh thuận lợi , dễ nhìn
12/11/2011
33
Tình huống
Mục đích :
Tăng khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết tình huống thực tế
Nâng cao kĩ năng phân tích và khái quát tình huống cụ thể
Giúp HS có kĩ năng độc lập trong giải quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống
12/11/2011
34
Làm thế nào để qua được bờ bên kia sông?
12/11/2011
35
Tình huống
Cách thực hiện:
Nêu hoặc mô tả tình huống bằng lời hoặc văn bản
Cung cấp thêm thông tin dẫn đến tình huống và những thông tin cần thiết khác để học viên xem xét và phân tích tình huống
Phân tích tình huống( theo nhóm hoặc cá nhân
Trình bày ý kiến và thảo luận
GV tổng kết các ý kiến
12/11/2011
36
Tình huống
Tình huống phải phù hợp với bài học
Dành thời gian phù hợp cho mỗi tình huống
Tình huống đưa ra phải phù hợp về lí luận và thực tiễn
12/11/2011
37
Thuyết trình
Trong một thời gian ngắn, cung cấp một lượng thông tin lớn cho người học
Thuận lợi trong việc trình bày vấn đề dưới dạng lập luận
Tạo mẫu lời nói chuẩn mực cho người học noi theo
12/11/2011
38
Làm gì để thuyết trình thànhcông?
- Chuẩn bị tốt cho nội dung thuyết trình
( trình độ HS , mục tiêu bài học ,nội dung và cấu trúc bài học)
-Thực hiện thuyết trình: cách mở đầu bài giảng ấn tượng (câu hỏi, câu chuyện, trò chơi khởi động, thông báo mục tiêu bài học )cách trình bày nội dung(hạn chế nhìn bài soạn, tạo cơ hội trao đổi giữa GV với HS và HS với nhau ) ngôn ngữ trình bày (tốc độ nói , âm lượng , ngữ điệu, câu văn ngắn và rõ nghĩa,ngôn ngữ sinh động giàu hình ảnh kết hợp với hỏi đáp ),ngôn ngữ cơ thể (trang phục , ánh mắt, cách đi lại…)
-Kết nối các vấn đề và củng cố lại
-Kết thúc bài giảng ấn tượng: trực quan hóa nội dung cơ bản hoặc nêu câu hỏi ngắn về nội dung chính của bài
12/11/2011
39
"b? cá"
Mục đích
- Tạo cơ hội thảo luận sâu về một vấn đề
- Khuyến khích người học tự thể hiện
- Tạo bầu không khí học tập thoảI máI, thân thiện

Quy trình
- Nêu nhiệm vụ (tương tự như làm việc nhóm)
- Xây dựng "Bể cá"( vũng trong , vũng ngo�i)
- Để "cá" làm việc, khán giả tham gia
- Tổng kết

12/11/2011
40
"b? cá"
Mục đích
- Tạo cơ hội thảo luận sâu về một vấn đề
- Khuyến khích người học tự thể hiện
- Tạo bầu không khí học tập thoảI máI, thân thiện

Quy trình
- Nêu nhiệm vụ (tương tự như làm việc nhóm)
- Xây dựng "Bể cá"( vũng trong , vũng ngo�i)
- Để "cá" làm việc, ( vòng trong thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV, vòng ngoài quan sát và lắng nghe. Vòng trong kết thúc thảo luận , vòng ngoài bình luận và bổ sung ý kiến)

- Tổng kết
12/11/2011
41
* Lưu ý:
- Thời gian thảo luận từ 10-15 phút (vòng trong ) và 5-10 phút (vòng ngoài)
- Đề tài được đưa ra thảo luận phải thú vị và gây tranh cãi hoặc mang lại kinh nghiệm quí báu cho người học.
- Gv phải có khả năng bao quát lớp và điều hành thảo luận trôi chảy , hấp dẫn
12/11/2011
42
Lấy ý kiến chuyên gia
Mục đích:
- Kích thích tư duy
- Tăng hiệu quả giao tiếp học tập (người dạy-người học)
- Tạo khả năng "mở" cho nội dung
Quy trình:
- Nêu vấn đề
- Giới thiệu chuyên gia (người dạy, khách mời, nguời học)
- Người học đặt các câu hỏi liên quan đến vấn đề
- Thu thập, phân loại các câu hỏi
- GiảI đáp các câu hỏi (riêng lẻ hay theo cụm nội dung)
- Tổng kết
Lưu ý:
- Xử lý sơ bộ câu hỏi (câu hỏi quá khó, xa vấn đề, số lượng câu hỏi.)
12/11/2011
43
Dạy học theo công đoạn
Mục đích:
Giúp HS chiếm lĩnh được khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn mà không cần thuyết trình nhiều
Rèn kĩ năng đọc tài liệu , trình bày ý kiến và trao đổi thông tin
Rèn kĩ năng phát hiện vấn đề từ việc đọc tài liệu
12/11/2011
44
Dạy học theo công đoạn
Cách tiến hành :
Chia nội dung nghiên cứu thành nhiều phần và chia lớp thành các nhóm tương đương với số phần trong nội dung
Các nhóm đọc và thảo luận vấn đề, ghi những thắc mắc ra giấy
Luân chuyển nhóm theo vòng tròn cho đến hết
GV tóm tắt nội dung, giải đáp câu hỏi và tổng kết bài học
12/11/2011
45
Dạy học theo công đoạn
Lưu ý :
Số lượng nhóm tương đương số phần nội dung
Các phần có độ lớn , độ khó tương đương
Mỗi nhóm làm việc với mỗi phần từ 5-7 phút
HS phải có đủ tài liệu, phương tiện giấy bút, địa điểm cho nhóm hoạt động
Gv phải lường trước các câu hỏi HS có thể đặt ra để chuẩn bị trả lời
12/11/2011
46
Kĩ thuật “3 lần 3”

Kĩ thuật “3 lần 3“ là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
Cách làm như sau:
HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận...).
Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến.
Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
12/11/2011
47
Kĩ thuật “3 lần 3”

Trong giảng dạy kĩ thuật này thường được sử dụng đối với các vấn đề nêu ưu điểm, nhược điểm hoặc đánh giá thuận lợi khó khăn của một nguồn lực nào đó trong phát triển kinh tế -xã hội,...
Ví dụ: Mỗi HS nêu lên 3 đặc điểm tốt của lao động nước ta, 3 hạn chế của nguồn lao động và 3 giải pháp để sử dụng nguồn lao động hợp lí (Địa lí 12).
12/11/2011
48
Lược đồ tư duy
Đối lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều nội dung giảng dạy:
Tóm tắt nội dung,
Ôn tập một chủ đề;
Trình bày tổng quan một chủ đề bằng sơ đồ;
Ghi chép khi nghe bài giảng.
12/11/2011
49
Kĩ thuật XYZ
Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người.

Kĩ thuật 6-3-5 thực hiện như sau:

+ Mỗi nhóm có 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên 1 tờ giấy trong vòng 5 phút về 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;

+ Tiếp tục như thế cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;

+ Con số XYZ có thể thay đổi; sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
12/11/2011
50
Vòng 1
Vòng 2
12/11/2011
51
Hướng dẫn kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép”

Vòng 1: Cả lớp được chia thành 3 nhóm : Đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. Mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Vòng 2: Hình thành nhóm 3 người mới (1 người từ nhóm đỏ, 1 người từ nhóm xanh và 1 người từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
12/11/2011
52
Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
12/11/2011
53
Lưu ý khi vận dụng một số PPDH
theo hướng đổi mới
PP thuyết trình: Trước và trong khi thuyết trình, cần nêu
lên những vấn đề, tình huống hoặc câu hỏi có liên quan
đến nội dung thuyết trình, nhằm kích thích tư duy, định
hướng hoạt động nhận thức của HS.
PP đàm thoại: Cần tăng cường sử dụng PP đàm thoại
gợi mở và nâng cao chất lượng của các câu hỏi.
PP trực quan: Sử dụng các PTTQ cần theo một quy
trình hợp lí để có thể khai thác tối đa kiến thức từ các
PTTQ. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt
HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
Lưu ý
12/11/2011
54
Không có PPDH nào chỉ toàn có ưu điểm, ngược lại cũng không có PPDH nào toàn là nhược điểm, vì vậy trong quá trình dạy học, ngay cả trong một bài dạy cần sử dụng phối hợp nhiều PPDH để làm sao có thể phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của PPDH. Tuy nhiên, việc vận dụng và phối hợp các PPDH như thế nào còn tuỳ thuộc vào nội dung bài dạy, đối tượng HS, điều kiện dạy và học , năng lực của GV.
12/11/2011
55
trân trọng cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Ngọc Đích
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)