Các đời vua triều Nguyễn
Chia sẻ bởi Phan Anh Tú |
Ngày 10/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Các đời vua triều Nguyễn thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Các đời vua triều Nguyễn
Các bạn đã từng đọc qua sách sử Việt Nam chắc hẵn đã để ý là các ông vua có rất nhiều tên, hiệu và chắc các bạn cũng đã có lần tự hỏi là làm gì mà phải có nhiều tên như thế ? Trước khi đi vào phần lịch sử, tôi nghĩ cũng nên nhắc lại vài điều căn bản.
Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu cái giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua đã mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ. Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không được nhắc đến tên. Ví dụ vua Minh Mạng có bà phi tên là Hồ Thị Hoa. Vì kỵ húy bà nên cầu Hoa ở Sài Gòn đã được đổi tên lại là cầu Bông.
Ngoài những loại tên nầy, các vua còn có thể có nhiều chức tước khác nhau !
Triều Nguyễn có 13 đời vua:
01 Vua Gia Long
Hoàng tử Cảnh
02 - Vua Minh Mạng
03 - Vua Thiệu Trị
04 - Vua Tự Ðức
05 - Vua Dục Ðức
06 - Vua Hiệp Hoà
07 - Vua Kiến Phúc
08 - Vua Hàm Nghi
09 - Vua Ðồng Khánh
10 - Vua Thành Thái
11 - Vua Duy Tân
12 - Vua Khải Ðịnh
13 - Vua Bảo Ðại
Niên hiệu
Gia Long
Năm sanh, năm mất
1762-1820
Giai đoạn trị vì
1802-1820
Miếu hiệu
Thế Tổ Cao Hoàng Ðế
Tên Húy
Nguyễn Phúc Ánh
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nghuyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Từ đó Ðàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang lên tiếng than oán và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng lúc Ðàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân (Huế). Phú Xuân thất thủ, tôi chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Ðịnh, chấm dứt sự nghiệp của Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong.
Trong số người chạy loạn có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Ánh (hay Nguyễn Phúc Ánh) sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đã tỏ ra là một con người có chí và thông minh vì thế rất được Chúa yêu, tuy còn nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ, ông đã tỏ ra là một tướng cầm quân có tài.
Năm Tân Dậu (1777), Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Ðịnh, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo tàn quân chạy về Ðịnh Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, bắt được và giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc sống long đong và vất vả.
Vài năm sau, Nguyễn Ánh lấy lại được Sài Côn (Saigon) rồi tiến ra lấy lại Bình Thuận. Năm Canh Tí (1780) Nguyễn Ánh lên ngôi Vương ở Gia Ðịnh. Năm Nhâm Dần (1782), thấy thế lực Nguyễn Vương ngày càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Saigon thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên rồi chạy ra đảo Phú Quốc.
Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong lòng một mối thù phục
Các bạn đã từng đọc qua sách sử Việt Nam chắc hẵn đã để ý là các ông vua có rất nhiều tên, hiệu và chắc các bạn cũng đã có lần tự hỏi là làm gì mà phải có nhiều tên như thế ? Trước khi đi vào phần lịch sử, tôi nghĩ cũng nên nhắc lại vài điều căn bản.
Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.
Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu cái giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", .... (thay vì năm 1848, năm 1825, ...) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước cái nào xảy ra sau nếu không giỏi sử học.
Miếu hiệu : Tên hiệu của ông vua đã chết. Khi một ông vua đã mất, ông vua sau lên kế vị và đặt miếu hiệu cho vị vua trước như là phong chức tước hay tôn vinh người quá cố. Ví dụ, miếu hiệu của vua Gia Long là Thế Tổ, miếu hiệu vua Minh Mạng là Thánh Tổ. Dĩ nhiên có nhiều ông vua không có miếu hiệu.
Tên Húy: Tên thật do cha mẹ đặt khi mới sanh, một người có thể có nhiều tên húy, thường được người ta kiêng không gọi đến. Ví dụ tên húy của vua Minh Mạng là Ðảm (Nguyễn Phúc Ðảm), tên húy của vua Tự Ðức là Hồng Nhậm (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm). Xưa người mình thường hay kỵ húy, kiêng, tránh không được nhắc đến tên. Ví dụ vua Minh Mạng có bà phi tên là Hồ Thị Hoa. Vì kỵ húy bà nên cầu Hoa ở Sài Gòn đã được đổi tên lại là cầu Bông.
Ngoài những loại tên nầy, các vua còn có thể có nhiều chức tước khác nhau !
Triều Nguyễn có 13 đời vua:
01 Vua Gia Long
Hoàng tử Cảnh
02 - Vua Minh Mạng
03 - Vua Thiệu Trị
04 - Vua Tự Ðức
05 - Vua Dục Ðức
06 - Vua Hiệp Hoà
07 - Vua Kiến Phúc
08 - Vua Hàm Nghi
09 - Vua Ðồng Khánh
10 - Vua Thành Thái
11 - Vua Duy Tân
12 - Vua Khải Ðịnh
13 - Vua Bảo Ðại
Niên hiệu
Gia Long
Năm sanh, năm mất
1762-1820
Giai đoạn trị vì
1802-1820
Miếu hiệu
Thế Tổ Cao Hoàng Ðế
Tên Húy
Nguyễn Phúc Ánh
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nghuyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Từ đó Ðàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang lên tiếng than oán và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng lúc Ðàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân (Huế). Phú Xuân thất thủ, tôi chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Ðịnh, chấm dứt sự nghiệp của Chúa Nguyễn ở Ðàng Trong.
Trong số người chạy loạn có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Ánh (hay Nguyễn Phúc Ánh) sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đã tỏ ra là một con người có chí và thông minh vì thế rất được Chúa yêu, tuy còn nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ, ông đã tỏ ra là một tướng cầm quân có tài.
Năm Tân Dậu (1777), Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Ðịnh, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo tàn quân chạy về Ðịnh Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, bắt được và giết Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc sống long đong và vất vả.
Vài năm sau, Nguyễn Ánh lấy lại được Sài Côn (Saigon) rồi tiến ra lấy lại Bình Thuận. Năm Canh Tí (1780) Nguyễn Ánh lên ngôi Vương ở Gia Ðịnh. Năm Nhâm Dần (1782), thấy thế lực Nguyễn Vương ngày càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Saigon thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên rồi chạy ra đảo Phú Quốc.
Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong lòng một mối thù phục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Anh Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)