Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Bằng | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Trường THPT CHÂN MỘNG
ĐỀ LUYỆN THI THPT QG NĂM 2018
Môn: Vật lí
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề thi 001

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với tần số f (Hz), chu kì T (s) và tần số góc ω (rad/s). Biểu thức liên hệ nào sau đây không đúng ?
A.  B.  C.  D. 
Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. D. với tần số bằng tần số dao động riêng.
Câu 3: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2. B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz.
C. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz . D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều  V vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm . Cảm kháng của cuộn dây là
A. 200 Ω B. 100 Ω C. 50 Ω D. 20 Ω
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch
A. cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần.
B. trễ pha  so với điện áp giữa hai bản tụ điện.
C. sớm pha  so với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần.
D. cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở thuần.
Câu 6: Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua một lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng
A.phản xạ ánh sáng B. phản xạ toàn phần
C. tán sắc ánh sáng D. giao thoa ánh sáng
Câu 7: Số nơtron của hạt nhân  nhiều hơn số nơtron của hạt nhân  là
A.19 B. 10 C. 29 D. 8
Câu 8: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ.
Câu 9: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19 μm. D. 0,66 μm.
Câu 10: Phóng xạ β- là
A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.
C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.
D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
Câu 11: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. điện trở của mạch. B. độ lớn từ thông qua mạch.
C. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. D. diện tích của mạch.
Câu 12: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = –3 (μC), đặt trong dầu (có ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 13: Trên một sợi dây AB dài 90 cm, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với tần số 50 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 10 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 9 B. 8 C. 6 D. 10
Câu 14: Đặt điện áp xoay chiều  (với, ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Bằng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)