Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Phạm Thị Lan | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT KINH MÔN II Môn Sinh học
Năm học 2017- 2018

Mã đề 001
Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên gen là các:
A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
Câu 3: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 4: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây gây hậu qủa lớn nhất về mặt di truyền ?
A. Mất cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. B. Mất cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu
C. Thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. D. Đảo vị trí cặp nuclêôtit ở trước bộ ba kết thúc
Câu 6: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 7: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 23 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 1 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng.
Câu 8: Một gen chiều dài 5100 Ao , gen có số nu loại G = 20 % tổng số nuclêôtit của gen. Gen đã nhân đôi liên tiếp 3 lần.Số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:
A. A = T = 9000 ; G = X = 13500                               B. A = T = 5600 ; G = X = 4200
C. A = T = 900 ; G = X = 600                                D. A = T = 27000 ; G = X = 18000
Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp.
Câu 10: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A.Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Đảo cặp nuclêôtit.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin, trừ ba bộ ba kết thúc.
(2) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, không có ngoại lệ.
(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nucleotit là A và U, vẫn có thể có bộ ba kết thúc.
(4) Mỗi axit amin đều được mã hóa bởi 2 hay nhiều bộ ba.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 12: Trong 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)