Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Lê Gia Long | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 - MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:..................................

Câu 81: Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A. có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B. dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
C. có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D. có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Câu 82: Chức năng của tARN là:
A. cấu tạo ribôxôm. B. vận chuyển axit amin.
C. truyền thông tin di truyền. D. lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 83: Thành phần dịch mạch gỗ gồm
A. Nước, ion khoáng.
B. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
C. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
D. Nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
Câu 84: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 85: Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định có đặc điểm gì?
A. Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử. B. Chỉ di truyền ở giới đực.
C. Chỉ di truyền ở giới cái. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao tử.
Câu 86: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
Câu 87: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Câu 88: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 89: Ở người, các hoocmon tham gia điều chỉnh hàm lượng đường glucozo trong máu là
A. Testosteron, Glucagon. B. Ơstrogen, insulin.
C. Glucagon, Ơstrogen. D. Insulin, Glucagon.
Câu 90: Năng lượng khởi đầu của sự sống trên trái đất là gì?
A. Chất hữu cơ. B. năng lượng hóa học.
C. Ánh sáng mặt trời. D. Năng lượng hóa học và chất hữu cơ.
Câu 91: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên;
B. sự cạnh tranh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Gia Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)