Các đề luyện thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Thuỷ |
Ngày 26/04/2019 |
129
Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Trại Hè Phương Nam - 7. 2015.
Đề thi Sinh học
Thời gian làm bài : 120 phút
Đề thi số 1
Câu 1.
Người ta cho một lượng dung dịch Glucozo như nhau vào hai bình tam giác A và B. Cho tiếp vào mỗi bình một lượng thích hợp và như nhau dịch huyền phù Nấm men bia ( Saccharomyces cerevisiae ). Cả hai bình đều được đậy bằng nút bông và được đưa vào phòng nuôi cấy vô trùng với nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của Nấm men bia. Cần lưu ý rằng: Bình A được để trên giá tĩnh, cồn bình B được để trên máy lắc liên tục. Sau khoảng 18 giờ, người ta lấy hai bình ra, quan sát và nhận xét kết quả thí nghiệm.
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây về kết quả thí nghiệm:
Mùi vị của bình A và bình B ?
Độ đục của bình A và bình B ?
Sản phẩm sau thí nghiệm của bình A và bình B ?
Kiểu hô hấp của Nấm men bia ở bình A và bình B và phân tích sự khác nhau của hai kiểu hô hấp này ?
Câu 2.
Một trong những bào quan rất quan trọng của tế bào là Ty thể.
Hãy :
Mô tả hình dáng, cấu trúc của Ty thể với các thành phần: Màng ngoài, màng trong, chất nền.
Phân tích mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng của Ty thể.
Phân tích và chứng minh: Điều kiện để tổng hợp ATP ở Ty thể.
Nêu các đặc điểm khác nhau giữa tổng hợp ATP ở Lục lạp và ở Ty thể.
Câu 3.
Háy giải thích : Vì sao: Trời mưa nhiều, đất ẩm ướt, lá cây Đậu phộng lại bị vàng ?
Câu 4.
Trên cơ sở quan sát, thấy rằng: Dung dịch Phenol có màu đỏ khi trong môi trường không có CO2 và có màu vàng khi trong môi trường có CO2, một nhóm học sinh đẫ thiết kế hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1. Để một cốc Phenol cạnh một chậu cây, sau đó úp một chuông thủy tinh lên cốc Phenol và chậu cây. Tiến hành thí nghiệm. Sau một thời gian, nhận thấy: Dung dịch Phenol trong cốc đã biến màu.
Thí nghiệm 2. Đặt cốc Phenol trong chuông thủy tinh cùng với một cốc chứa Ca(OH)2 đậm đặc. Sau một thời gian, lấy cốc chứa Ca(OH)2 ra khỏi chuông, đồng thời đưa một chậu cây vào chuông và tiến hành thí nghiệm. Sau một thời gian, quan sát thấy: Màu dung dịch Phenol trong cốc cũng đã biến đổi.
Hãy trả lời giúp nhóm học sinh trên, các câu hỏi sau đây :
Tên của thí nghiệm 1 và 2.
Trong thí nghiệm 1, màu của dung dịch Phenol chuyển từ màu gì sang màu gì. Cũng hỏi như vậy với thí nghiệm 2. Giải thích ?
Thí nghiệm 1. sử dụng chạu cây ở nhóm thực vật nào là tốt nhất và không nên sử dụng nhóm thực vật nào. Vì sao ? Cũng hỏi như vậy với thí nghiệm 2.
Mục đích của hai thí nghiệm này là gì ?
Câu 5.
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài cùng nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tinh bào sơ cấp và noãn bào sơ cấp đều giảm phân cho ra tổng số 160 giao tử. Cho biết tỷ lệ trứng hình thành được thụ tinh là 6,25%.
Hãy xác định :
Số hợp tử được tạo thành ?
Số tinh bào sơ cấp ?
Số noãn bào sơ cấp ?
Trại Hè Phương Nam - 7. 2015.
Đề thi Sinh học
Đề thi số 1
Đáp án
Câu 1.
Mùi vị của bình A và B : Bình A có mùi rượu. ( 0,25 đ )
Bình B không có mùi rượu ( 0,25 đ )
Giải thích : Bình A đặt trên giá tĩnh, thiếu oxi, nên xảy ra phân giải kị khí ( lên men ) là chủ yếu, theo phương trình : Glucozo ---> Etanol + CO2 + 2ATP ( 0,25 đ ). Bình B lắc liên tục, nên đủ oxi cho quá trình hô hấp hiếu khí, theo phương trình : Glucozo + O2 --- > CO2 + H2O + 36-38 ATP ( 0,25 đ )
Độ đục của bình A thấp hơn bình B ( 0,25 đ )
Giải thích : Bình A : Quá trình lên men tạo ít ATP nên sự sinh trưởng của Nấm men bị hạn chế ( 0,25 đ ). Trong khi đó, bình B : Quá trình hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP nên Nấm men sinh trưởng tốt. Chính sinh khối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Thuỷ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)