Các đề luyện thi

Chia sẻ bởi Ngọc Linh | Ngày 17/10/2018 | 124

Chia sẻ tài liệu: Các đề luyện thi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

1. Ẩn dụ: Thực chất ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.
Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
Ví dụ:
Ăn quà nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ)
Ăn quá tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động; trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả. 
Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Người Cha ở đây là ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ, Bác chăm lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của các chiến sĩ như người cha chăm sóc những đứa con thân yêu
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.
Ngọt ngào là sự cảm nhận của vị giác. Dùng “giọng nói ngọt ngào” là án dụ chuyển đối cám giác - từ thính giác sang vị giác.
2. Hoán dụ: Thực chất hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp
Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
Ví dụ
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời  Một khóc óc lớn đã ngừng sống. 
(Xuân Diệu)
"Một trái tim", "Một khối óc"  là hình ảnh hoán dụ để chỉ cả "con người", đó chính là Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Trái đất - hóa dụ cho hình ảnh nhân loại
Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
Ví dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
câu thơ đã sử dụng các hình ảnh hoán dụ: Sen - mùa hạ, Cúc - mùa thu.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một cây là hóa dụ cho sự đơn lẻ, số ít; ba cây - số lượng nhiều, nói đến sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
3. So sánh ẩn dụ và hoán dụ
a. Giống nhau
Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
b. Khác nhau - Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
Thuyền về có nhớ bến chăng?
-Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.
 thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
 bến -  người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc
4. Cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ ản dụ và hoán dụ
Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hện câu hỏi : Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu trên?
Đối với dạng câu hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)