Các đề kiểm tra văn lớp 11

Chia sẻ bởi Ngô Hữu Vũ | Ngày 26/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: các đề kiểm tra văn lớp 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
Chép lại bài thơ “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương

Yêu cầu:
Chép chính xác bài thơ, không sai lỗi chính tả (7 điểm)
Có nhan đề bài thơ, tên tác giả (2 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)


































ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
Trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ? Được thể hiện rõ nét qua từ nào? Chép lại những câu thơ thể hiện phong cách ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Yêu cầu:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Sự thách thức, đối lập với xung quanh, tự ý thức được tài năng, bản lĩnh và phẩm chất của bản thân. (2 điểm)
Được thể hiện rõ nét qua từ “ngất ngưởng” (1 điểm)
Những câu thơ thể hiện phong cách “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: + “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” (1,5 điểm)
+ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” (1,5 điểm)
+ “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” (1,5 điểm)
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” (1,5 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)


























ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:

Giải thích tại sao cảnh Huấn Cao cho chữ (“chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân) lại được xem là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?

Yêu cầu:
Xưa nay việc cho chữ là một việc cao quý, nó thường diễn ra nơi thư phòng, những nơi cảnh đẹp, Huấn Cao cho chữ trong phòng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu. (2 điểm)
Người nghệ sĩ sáng tạo giữa lúc cổ đeo gông chân vướng xiềng và là kẻ phản nghịch sắp phải rơi đầu. Người xin chữ là người coi ngục, công cụ của xã hội. (2 điểm)
Người tù ở tư thế bề trên, uy nghi còn quản ngục, thơ lại là những người có quyền lực lại kính cẩn người tù. (2 điểm)
Người tù ra lệnh còn quản ngục, thơ lại là những người thực thi nhiệm vụ. (2 điểm)
=> Có sự đổi ngôi giữa người tù và quản ngục. (1 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)

























ĐỀ KIỂM TRA
BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài:
Bày tỏ suy nghĩ của em về phương châm “học đi đôi với hành”

Yêu cầu:
Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là 1 phương pháp khoa học, tiến bộ.
Thân bài
Giải thích câu nói: (4 điểm)
+ Học:
Học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, tự học từ sách vở, bạn bè, cuộc sống …
Mục đích: trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia mọi hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
+ Hành:
Đem những cái đã học vào thực tế.
Có nhiều cấp độ: Bắt trước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo …
Dẫn chứng:
Đánh giá vấn đề: (3 điểm)
+ Là một phương châm đúng.
+ Thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ Học đóng vai trò quyết định nhưng nếu không thực hành thì chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không nắm được bản chất sự vật dễ mắc sai lầm.
Bài học: (1 điểm)
Cần kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích.
Kết bài: (0,5 điểm)
Đây là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được áp dụng sâu rộng vào việc học tập.
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)












ĐỀ KIỂM TRA
BÀI VIẾT SỐ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài:
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua ba bài thơ “Bánh trôi nước”, “ Tự tình”(bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.

Yêu cầu:
Mở bài: (0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hữu Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)