CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT LƯU HUỲNH CHUẨN

Chia sẻ bởi Phan Le Nhi | Ngày 27/04/2019 | 173

Chia sẻ tài liệu: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT LƯU HUỲNH CHUẨN thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
A. LƯU HUỲNH
1. Tóm tắt kiến thức.
Nguyên tử S có cấu hình electron : 1s22s22p63s23p4, có hai electron độc thân. Nguyên tử S có phân lớp 3d trống, khi bị kích thích có thể 1 electron (trong cặp ghép đôi) từ phân lớp 3p “nhảy” sang 3d khi đó S* có 4 electron độc thân, hoặc thêm 1 electron nữa từ phân lớp 3s “nhảy” sang 3d, lúc này S* có 6 electron độc thân.
Do vậy khi tham gia phản ứng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo nên những hợp chất cộng hóa trị, trong đó nó có số oxi hóa là +4 hoặc +6.
Lưu huỳnh là chất oxi hóa nhưng yếu hơn O2, ngoài ra S còn đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với oxi, flo và các chất có tính oxi hóa mạnh như: HNO3, H2SO4 đặc, KMnO4, KClO3...
a. Tác dụng với kim loại và H2 tạo hợp chất sunfua (S2-)
Fe + S  FeS-2 sắt (II) sunfua
Zn + S  ZnS-2 kẽm sunfua
Hg + S  HgS-2 thủy ngân sunfua, phản ứng xảy ra ở to thường
H2 + S  H2S-2 hiđrosunfua có mùi trứng thối
b. Tác dụng với phi kim
S + O2  
S + 3F2  
c. Tác dụng với các hợp chất có tính oxi hóa mạnh
S là chất khử khi tác dụng với hợp chất oxi hóa tạo hợp chất chứa lưu huỳnh trong đó S có số oxi hóa là +4 hoặc +6
S + 2H2SO4 đặc   + 2H2O
S + 6HNO3 đặc   + 6NO2 + 2H2O
S + 2HNO3 loãng   + 2NO
S + 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + 
2. Bài tập.
Bài 1: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 3.
Hướng dẫn
phân tích sự thay đổi số oxi hoá của S, từ đó xác định tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu huỳnh bị khử = số ng.tử S tăng số oxh : số ng.tử S giảm số oxh = 1:2.
Bài 2: Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn A. Cho toàn bộ A vào 200ml dd HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra (Hiệu suất các phản ứng đều là 100%). Tổng khối lượng các khí và nồng độ mol/l của dd HCl đã dùng là
A. 1,2 g ; 0,5 M B. 1,8 g ; 0,25 M C. 0,9 g ; 0,5M D. 0,9 g ; 0,25M
Hướng dẫn
Ta có: nFe = 2,8/56 = 0,05 mol; nS = 0,8/32 = 0,025 mol. H = 100% nên
Fe + S  FeS
bđ 0,05 mol 0,025 mol
p.ư 0,025  0,025  0,025 mol
Sau p.ư: 0,025 0,00 0,025 mol
Vậy chất rắn A gồm: 0,025 mol FeS và 0,025 mol Fe dư. Cho A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, có các PTHH:
FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Từ các PTPƯ, ta thấy: nH2S = nFeS = nH2 = nFe dư = 0,025 mol  mkhí = 0,025.(34 + 2) = 0,9 gam.
nHCl p.ư = 2 .(nFeS + nFe dư ) = 2. 0,025.2 = 0,1 mol = nHCl bđ  CM = 0,5M
Đáp án: C
Bài 4: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp chất rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn x và G cần vừa đủ V lít khí O2 ( ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,80 B. 3,36 C. 3,08
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Le Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)