Các dạng bài tập về câu_P2
Chia sẻ bởi Lê Hồng Linh Phương |
Ngày 10/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Các dạng bài tập về câu_P2 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CÂU
Bài 4
(1) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. (2) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (3) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.
(Vân Long)
Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? Chỉ rõ các cụm chủ - vị trong câu ghép đó.
Cụm từ “báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến” là thành phần gì của câu?
Quan hệ từ thì trong các câu (1), (2), (4) nối những thành phần gì của câu?
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2009)
Bài 5
Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau.
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuộc như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết:
Câu số là câu đơn.
Câu số là câu có nhiều chủ ngữ.
Câu số là câu ghép.
Câu số là câu có nhiều vị ngữ.
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2009)
Bài 6
Đọc đoạn văn trong Hoa học trò của Xuân Diệu rồi trả lời câu hỏi.
(1) Mùa xuân, phượng ra lá. (2) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (3) Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. (4) Lòng học trò phơi phới làm sao! (5) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
1. Câu số là câu cảm.
2. Câu số là câu có trạng ngữ
3. Câu số là câu có nhiều vị ngữ.
4. Câu số là câu có bộ phận song song.
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2005)
Bài 4
(1) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. (2) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (3) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.
(Vân Long)
Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? Chỉ rõ các cụm chủ - vị trong câu ghép đó.
Cụm từ “báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến” là thành phần gì của câu?
Quan hệ từ thì trong các câu (1), (2), (4) nối những thành phần gì của câu?
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
Câu (1): Quan hệ từ thì nối với
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2009)
Bài 5
Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau.
(1) Cà Mau đất xốp. (2) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3) Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4) Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. (5) Nhiều nhất là đước. (6) Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuộc như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết:
Câu số là câu đơn.
Câu số là câu có nhiều chủ ngữ.
Câu số là câu ghép.
Câu số là câu có nhiều vị ngữ.
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2009)
Bài 6
Đọc đoạn văn trong Hoa học trò của Xuân Diệu rồi trả lời câu hỏi.
(1) Mùa xuân, phượng ra lá. (2) Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (3) Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. (4) Lòng học trò phơi phới làm sao! (5) Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
1. Câu số là câu cảm.
2. Câu số là câu có trạng ngữ
3. Câu số là câu có nhiều vị ngữ.
4. Câu số là câu có bộ phận song song.
(Trích Đề kiểm tra vào lớp 6, Trường Hà Nội – Amsterdam, 2005)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hồng Linh Phương
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)