Các dân tộc ở VN
Chia sẻ bởi Bùi Huy Toàn |
Ngày 26/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: các dân tộc ở VN thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
5 SỰ KIỆN QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1975 TRỞ LẠI ĐÂY
Bùi Huy Toàn
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Gia nhập WTO: Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Sau lễ kết nạp tại trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua các thỏa thuận và chính thức thông báo cho WTO. Có thể nói việc chính thức được trở thành thành viên của WTO là một thành công lịch sử của Việt Nam sau 11 năm đàm phán.
Bước tiến đó sẽ vô cùng có lợi cho một nền kinh tế khá năng động như Việt Nam trong khu vực. Mặc dù trong cạnh tranh không thể tránh khỏi những sức ép lớn nhưng nó lại là động lực cho sự phát triển. Theo các chuyên gia, sau khi vào được WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước nhảy và trở thành điểm thu hút đầu tư của 149 quốc gia thành viên còn lại. Hãng tin Xinhua đồng tình với quan điểm cho rằng thế mạnh của Việt Nam là mức độ tăng trưởng và nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Mô hình đó rất giống với mô hình của Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO vào tháng 12-2001. Con đường thành công đó vốn dĩ là đặc điểm chung của khu vực kinh tế của Đông Nam Á và Việt Nam đã tiếp bước rất thành công. Xinhua cũng đưa ra dự báo thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ nhảy từ 32,7 tỷ USD vào năm 2005 lên mức trên 100 tỷ USD sau sự kiện này.
Lâu nay khi nhìn vào khu vực Đông Nam Á, các nhà đầu tư thường hướng tới những “con rồng nhỏ” như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chính vì vậy, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh đầu tư của Việt Nam. Thêm vào đó, với những thành công bước đầu của việc cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam càng lợi thế. Stefan Buerkle - phụ trách Văn phòng Kinh tế Thái Lan - Đức lại cho rằng sức cạnh tranh của Việt Nam chưa cao hơn Thái Lan. Tuy nhiên, sự xuất hiện trong sân chơi WTO sẽ là nguồn kích thích, buộc các nước trong khu vực phải hòa theo sự cạnh tranh. Nhà kinh tế Jonathan Pincus thuộc chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) khẳng định: “Cuối cùng Việt Nam cũng trở thành một trong những nền kinh tế năng động và thực sự sẵn sàng giữ một vị trí xác đáng bên cạnh các nước láng giềng”.
Tiến sĩ Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia đã nhận định, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là một trong những “bến đỗ an toàn của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài”.
Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch mới đây đánh giá “những thay đổi ở Việt Nam thời gian qua thậm chí đã vượt lên trên cả những đánh giá lạc quan nhất”. Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã thông qua nhiều luật trên các lĩnh vực, như Luật Đầu tư, Luật Kế toán, Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... nhằm đưa luật của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO.
10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những con số biết nói
ASEAN - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - ra đời đến nay vừa đúng 34 năm, Việt Nam gia nhập tổ chức này vừa đúng 10 năm (28.7.1995 - 28.7.2005). Thời gian chưa nhiều, nhưng ASEAN với diện tích gần 4,5 triệu km2, với gần 550 triệu dân, với GDP đạt gần 700 tỉ USD, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 550 tỉ USD (chiếm 78,5% GDP, bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD), đã trở thành một đối tác lớn về đầu tư, thương mại của Việt Nam, đồng thời vị thế của Việt Nam trong khu vực này đã được nâng lên rõ rệt.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam tính từ năm 1988 đến nay có 819 dự án, với số vốn đăng ký đạt gần 13 tỉ USD, bằng trên một phần năm tổng số, số vốn thực hiện đạt trên 5,2 tỉ USD. Những nước trong khu vực có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore trên 9 tỉ USD, Malaysia trên 1,6 tỉ, Thái Lan gần 1,6 tỉ, Philippines gần 0,3 tỉ, Indonesia trên 250 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1995 đạt chưa được 1 tỉ USD thì đến năm 2000 đạt trên 2,6 tỉ, năm 2004 đạt gần 3,8 tỉ; 5 tháng đầu năm 2005 tăng tới 46,4%. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam là Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Những mặt
TỪ NĂM 1975 TRỞ LẠI ĐÂY
Bùi Huy Toàn
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Gia nhập WTO: Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Sau lễ kết nạp tại trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua các thỏa thuận và chính thức thông báo cho WTO. Có thể nói việc chính thức được trở thành thành viên của WTO là một thành công lịch sử của Việt Nam sau 11 năm đàm phán.
Bước tiến đó sẽ vô cùng có lợi cho một nền kinh tế khá năng động như Việt Nam trong khu vực. Mặc dù trong cạnh tranh không thể tránh khỏi những sức ép lớn nhưng nó lại là động lực cho sự phát triển. Theo các chuyên gia, sau khi vào được WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những bước nhảy và trở thành điểm thu hút đầu tư của 149 quốc gia thành viên còn lại. Hãng tin Xinhua đồng tình với quan điểm cho rằng thế mạnh của Việt Nam là mức độ tăng trưởng và nguồn nhân công rẻ, dồi dào. Mô hình đó rất giống với mô hình của Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO vào tháng 12-2001. Con đường thành công đó vốn dĩ là đặc điểm chung của khu vực kinh tế của Đông Nam Á và Việt Nam đã tiếp bước rất thành công. Xinhua cũng đưa ra dự báo thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ nhảy từ 32,7 tỷ USD vào năm 2005 lên mức trên 100 tỷ USD sau sự kiện này.
Lâu nay khi nhìn vào khu vực Đông Nam Á, các nhà đầu tư thường hướng tới những “con rồng nhỏ” như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Chính vì vậy, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh đầu tư của Việt Nam. Thêm vào đó, với những thành công bước đầu của việc cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam càng lợi thế. Stefan Buerkle - phụ trách Văn phòng Kinh tế Thái Lan - Đức lại cho rằng sức cạnh tranh của Việt Nam chưa cao hơn Thái Lan. Tuy nhiên, sự xuất hiện trong sân chơi WTO sẽ là nguồn kích thích, buộc các nước trong khu vực phải hòa theo sự cạnh tranh. Nhà kinh tế Jonathan Pincus thuộc chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) khẳng định: “Cuối cùng Việt Nam cũng trở thành một trong những nền kinh tế năng động và thực sự sẵn sàng giữ một vị trí xác đáng bên cạnh các nước láng giềng”.
Tiến sĩ Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia đã nhận định, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ là một trong những “bến đỗ an toàn của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài”.
Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch mới đây đánh giá “những thay đổi ở Việt Nam thời gian qua thậm chí đã vượt lên trên cả những đánh giá lạc quan nhất”. Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã thông qua nhiều luật trên các lĩnh vực, như Luật Đầu tư, Luật Kế toán, Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... nhằm đưa luật của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO.
10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, những con số biết nói
ASEAN - Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - ra đời đến nay vừa đúng 34 năm, Việt Nam gia nhập tổ chức này vừa đúng 10 năm (28.7.1995 - 28.7.2005). Thời gian chưa nhiều, nhưng ASEAN với diện tích gần 4,5 triệu km2, với gần 550 triệu dân, với GDP đạt gần 700 tỉ USD, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 550 tỉ USD (chiếm 78,5% GDP, bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000 USD), đã trở thành một đối tác lớn về đầu tư, thương mại của Việt Nam, đồng thời vị thế của Việt Nam trong khu vực này đã được nâng lên rõ rệt.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam tính từ năm 1988 đến nay có 819 dự án, với số vốn đăng ký đạt gần 13 tỉ USD, bằng trên một phần năm tổng số, số vốn thực hiện đạt trên 5,2 tỉ USD. Những nước trong khu vực có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore trên 9 tỉ USD, Malaysia trên 1,6 tỉ, Thái Lan gần 1,6 tỉ, Philippines gần 0,3 tỉ, Indonesia trên 250 triệu USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN năm 1995 đạt chưa được 1 tỉ USD thì đến năm 2000 đạt trên 2,6 tỉ, năm 2004 đạt gần 3,8 tỉ; 5 tháng đầu năm 2005 tăng tới 46,4%. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam là Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Campuchia. Những mặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Huy Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)