CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI HSG - TRƯỜNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

Chia sẻ bởi Lê Minh Thắng | Ngày 25/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI HSG - TRƯỜNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu ........................................................................................................................................... 2
Phần 1: CÁC BÀI VIẾT – TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM DẠY VẬT LÝ ................. 3
A.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI TẬP PHẤN TĨNH ĐIỆN CÓ THỂ GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN .............................................................................. 3 A.2. MỘT SỐ KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ CƠ HỌC VẬT RẮN ......................................... 7
Phần 2: BÀI TẬP CƠ HỌC THEO CHỦ ĐỀ ........................................................................... 56
Chủ đề 1: Công – Công suất – Năng lượng .......................................................................... 56
Chủ đề 2: Lực hấp dẫn. Vệ tinh .................................................................................................. 65
Chủ đề 3: Các định luật bảo toàn ................................................................................................ 71
Chủ đề 4: Tĩnh học ............................................................................................................................... 78
Phần 3: ĐỀ THI DO CÁC TRƯỜNG ĐỀ NGHỊ ............................................................... 94
Đề 1: Trường THPT chuyên tỉnh Hà Giang .......................................................................... 94
Đề 2: Trường THPT chuyên tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 97
Đề 3: Trường THPT chuyên tỉnh Sơn La ............................................................................. 101
Đề 4: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................................... 107
Đề 5: Trường THPT chuyên tỉnh Cao Bằng ....................................................................... 111
Phần 4: ĐỀ OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ NĂM ............. 115

Lời nói đầu
Khoa học muôn màu, trí tuệ bao giờ cũng được đánh giá ở tầm cao nhất. Bởi trí tuệ chính là cảm hứng của lòng đam mê, nhiệt huyết và sự sẻ chia. Trong Vật lý hẳn đó là lĩnh vực mà sự thách thức với trí tuệ nhân loại nói chung và những nhà Vật lý nó riêng chứa đựng nhiều chông gai nhất. Điểm lại những nhà khoa học cho đóng góp nhiều nhất, ảnh hưởng nhiều nhất, nổi tiếng nhất không thể thiếu những nhà vật lý thiên tài từ cổ chí kim. Cho dù là thiên tài hay vĩ đại, hoặc một nhà vật lý với một cái áo sơ mi bình thường đi trên phố, hay thậm chí là một giáo viên vật lý đóng vai trò như một “thày tu” giảng vật lý cho các học sinh của mình thì họ đều có chung một đặc điểm - niềm vui khi được làm vật lý, sự sẻ chia các ý thưởng mà họ gặp phải; và hơn thế là tất cả họ đều trải qua một thời học sinh như chính các học sinh của chúng ta vậy. Tất cả họ ít hay nhiều đã từng trăn trở về một vấn đề nào đó, cho dù ngây thơ đến vĩ đại, điên rồ đến làm người khác phải phát cáu, hay đơn giản chỉ là những vấn đề, bài toán ở mức độ phổ thông mà không phải lúc nào câu trả lời cũng là thoả đáng.
Khoa học nói chung hình thành trên cơ sở của sự sẻ chia các ý tưởng, niềm vui của một ý tưởng mới, một khía cạnh mới được phát hiện. Vật lý cũng vậy, ở mọi cấp độ tất cả chúng ta đều đã tạo ra những sân chơi cho riêng mình. Giới hạn trong các hoạt động của vật lý phổ thông, chúng ta đã có các cuộc thi ở cấp trường, cấp tỉnh (thành phố), cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn trên con đường tìm đến niềm đam mê, và khí phách của một người yêu vật lý của chính chúng ta bằng cách tạo ra các cuộc giao lưu bằng hữu. Giao lưu các trường phổ thông trong tỉnh; giao lưu của các học sinh chuyên các tỉnh với nhau; hay giao lưu của các trường phổ thông trong và ngoài nước dưới nhiều tên gọi khác nhau và nhiều hình thức giao lưu nữa. Tất cả đều hoạt động trên cơ sở siết chặt tình đoàn kết, nới rộng vòng tay, và chia sẻ các ý tưởng, kinh nghiệm trong học tập và lối sống. Trong khuân khổ của Trại hè Hùng Vương chúng ta đã cố gắng rất nhiều trong duy trì và phát huy tính tích cực mang trên mình các ý nghĩa đó.
Góp phần làm cho các hoạt động giao lưu các trường THPT chuyên trung du, miền núi phía Bắc ý nghĩa, đa dạng, và phong phú hơn. Trại Hè xin biên tập một số các bài viết, đề thi của các tác giả, các trường chuyên của các tỉnh thành một tập Kỷ yếu Trại hè Hùng Vương lần thứ sáu - 2010. Đó thực sự là những đóng góp tâm huyết, sự sẻ chia mang tính cộng đồng mà bất kỳ người yêu Vật lý nói riêng, khoa học nói chung nào cũng đồng ý là cần thiết. Nó thực sự cũng là tài liệu tham khảo thiết thực cho học sinh nói chung, những người yêu và muốn tìm hiểu sâu hơn về vật lý phổ thông nói riêng. Kỷ yếu sẽ còn hữu ích hơn nếu có thêm những bài viết đóng góp về các hoạt động bên lề và những kinh nghiệm chia sẻ trong giảng dạy. Mong muốn này xin dành lại cho tập san ở các lần sau.
Hà Nội tháng 7/2010
BAN BIÊN TẬP
Phần 1: CÁC BÀI VIẾT – TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM DẠY VẬT LÝ
A.1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI TẬP PHẤN TĨNH ĐIỆN
CÓ THỂ GIẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Th.S Bùi Tuấn Long
Trường THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của đồng nghiệp)
I. Đặt vấn đề:
Định luật bảo toàn năng lượng là một trong những định luật đúng đắn nhất của vật lý học - mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn thấy nó đúng trong những điều kiện ngặt nghèo nhất trong phòng thí nghiệm.
Việc áp dụng định luật bảo toàn năng lượng trong nhiều nhiều bài toán phức tạp và nhiều hiện tượng tự nhiên làm cho vấn đề trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Sau đây tôi xin giới thiệu cùng đồng nghiệp một số bài toán tĩnh điện có thể giải bằng phương pháp dùng các định luật bảo toàn.
II. Một số bài toán áp dụng:
Bài toán 1:
Điện tích Q được phân bố đều trên một mặt cầu kim loại rắn tuyệt đối với bán kính R. Hãy xác định lực F tác dụng lên một đơn vị diện tích của mặt đó từ phía điện tích còn lại.
Giải:
Theo điều kiện mặt cầu rắn tuyệt đối nên bán kính thực của nó không thể thay đổi. Tuy nhiên chúng ta hãy tưởng tượng rằng do lực đẩy của các điện tích cùng dấu, bán kính mặt cầu tăng lên chút ít, cụ thể là một lượng vô cùng nhỏ δR. Mặt cầu tích điện có tính chất của một tụ điện – nó giữ nguyên điện tích mà người ta truyền cho nó. Điện thế của mặt cầu liên hệ với điện tích của nó bởi hệ thức: . Mặt khác, theo định nghĩa điện dung ta có V = Q/C, suy ra C = 4πεε0R. Năng lượng của tụ điện này W = Q2/2C = Q2/(8πεε0R). Như vậy khi tăng bán kính mặt cầu, năng lượng này giảm một lượng:
∆W = W – W’ = 
Theo định luật bảo toàn năng lượng, độ biến thiên năng lượng này bằng công toàn phần A do lực đẩy tĩnh điện giữa các yếu tố riêng rẽ của mặt cầu thực hiện. Gọi F là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích, ta có: A = F.4πR2.δR. Do đó:
F.4πR2.δR = . Từ đây lưu ý rằng δR.<< R, ta tính được:
F = 
Bài 2:
Hai vật có kích thước nhỏ, khối lượng m1 và m2 , mang các điện tích cùng dấu q1 và q2 nằm cách nhau một khoảng a trong chân không. Hãy tính công của lực điện trường khi thả đồng thời cả hai điện tích cho chúng tự do chuyển động. Xét trường hợp các khối lượng bằng nhau và trường hợp các khối lượng không bằng nhau.
Giải:
a) Trường hợp khối lượng các hạt bằng nhau:
Do lực tương tác như nhau, gia tốc các hạt như nhau. Chúng đồng thời được thả ra, nên các điện tích luôn đối xứng qua khối tâm chung, năm chính giữa đoạn a ban đầu.
Gọi x là các khoảng cách tức thời từ mỗi điện tích đến khối tâm. Công dịch chuyển mỗi điện tích đi ra đến vô cùng bằng:

Suy ra công toàn phần của lực điện trường khi cho cả hai điện tích đồng thời chuyển động ra xa vô cùng bằng:

b) Trường hợp các khối lượng m1, m2 khác nhau:
Khi đó gia tốc của hai vật là khác nhau. Tuy nhiên theo định luật bảo toàn khối tâm:

và .
với l kà khoảng cách tức thời giữa hai điện tích.
Gọi khoảng cách ban đầu từ khối tâm đến các điện tích là a1 và a2, ta có công dịch chuyển điện tích q1 ra xa vô cùng bằng:

Tương tự công cho điện tích q2:

Thế năng tương tác ban đầu giữa hai điện tích được chuyển hoàn toàn thành công của hai điện tích ra xa vô cùng:

Nhận xét: dù cho một hay cả hai điện tích của hệ dịch chuyển ra xa vô cùng thì công của lực điện trường cũng chỉ bằng thế năng của một điện tích này trong điện trường của một điện tích kia khi chúng cách nhau một khoảng r.
Bài 3:
Một tấm có hằng số điện môi  nằm giữa hai bản của một tụ điện phẳng, choán hết thể tích của tụ điện. Tụ điện được mắc vào một nguồn có suất điện động U = 100V qua một điện trở. Sau đó tấm được đẩy ra khỏi tụ điện thật nhanh, đến mức điện tích trên tụ điện chưa kịp biến thiên.
Hỏi phần năng lượng toả ra trong mạch sau đó dưới dạng nhiệt bằng bao nhiêu? Biết điện dung của tụ điện khi chưa có điện môi la C0 = 100μF.
Giải:
Khi vừa đánh bật tấm điện môi ra khỏi tụ điện, điện dung của tụ điện còn bằng C0, nhưng điện tích trên tụ vẫ là q1 = CE = C0U. Do đó năng lượng của tụ điện ngay sau khi điện môi bị đánh bật bằng:

Sau đó điện tích của tụ còn lại: q2 = C0U để phù hợp với điện dung mới, nên có một điện lượng ∆q = q1 – q2 chạy qua nguồn ngược chiều lực lạ, do đó nguồn tiêu thụ một công:

đồng thời năng lượngcủa tụ điện chỉ còn bằng:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta thu được nhiệt lượng toả ra trên mạch sau khi đẩy tấm điện môi ra ngoài:

Một số bài tập khác:
Bài 4:
Một tụ điện phẳng có hai bản tụ bằng kim loại diện tích S, điện môi không khí. Tích điện cho tụ bởi hiệu điện thế U. Tính lực hút giữa hai bản tụ?
Gợi ý giải:
Bài toán này chúng ta áp dụng như bài toán 1.
Tính năng lượng ban đầu của tụ (W).
Giả sử kéo hai bản tụ ra xa nhau một khoảng rất nhỏ x
Tính năng lượng của tụ khi đã dịnh chuyển một đoạn nhỏ x (W’). Độ chênh lệch năng lượng ở hai vị trí ∆W = /W’ – W/ chính bằng công dịnh chuyển hai bản tụ ra xa nhau một khoảng x và bằng công cản của lực hút giữa hai bản tụ.
Từ các kết quả trên ta tính được: F.x = ∆W
Bài 5:
Một tấm đồng dày b được đưa vào một tụ phẳng có diện tích bản là S. Chiều dày tấm đúng bằng nửa khoảng cách giữa các bản.
Hỏi điện dung sau khi đưa tấm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)