Các chủ đề khác

Chia sẻ bởi Hoàng Hồng Ánh | Ngày 05/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Các chủ đề khác thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Phần giảng viên hoặc giáo viên hướng dẫn duyệt, góp ý
Chủ đề: Bản thân
Lứa tuổi: 24-36 tháng tuổi
Lớp: D2
Trường: Mầm non Đức Thượng
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 01/11/2014
Ngày dạy: 07/11/2014
Người thực hiện: Hoàng Hồng Ánh
Sinh viên lớp: 12-TCMN-CĐ-A5

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Mục đích:
- Tổ chức các hoạt động trong ngày một cách hợp lý, có hiệu quả, giữ được nề nếp, thói quen về sinh hoạt, học tập hàng ngày ở lớp.
- Cô luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, nội dung truyền thụ tối đa, đầy đủ, đúng phương pháp, trẻ hứng thú học bài.
- Trẻ nghe lời cô, làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ được hoạt động theo kế hoạch đề ra.
- Trẻ thực hiện đúng, đủ nội dung bài dạy học, hứng thú tích cực.
2/ Yêu cầu:
- Tiến hành đầy đủ các bước đúng kế hoạch.
B/ CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
I/ Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh:
1/ Mục đích yêu cầu:
- Tạo cảm giác thoải mái khi đến lớp, yêu cô mến bạn, biết quan tâm đến người khác.
- Giáo dục cho trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp như chào cô, chào bố mẹ, ông bà, bạn bè, …
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng.
- Thông qua thể dục sáng trẻ được rèn luyện và vận động sức khỏe phát triển thể lực.
- Trẻ chơi tự do những trò chơi trẻ thích.
- Điểm danh giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo ăn chính xác.
2/ Đón trẻ (7h-8h):
- Cô đến sớm mở cửa thông thoáng phòng học, vệ sinh lớp và khu hành lang sạch sẽ. Cô lau và kiểm tra đồ dùng đồ chơi.
- Cô chuẩn bị trước khăn sạch, nước, đồ dùng đồ chơi trước cho trẻ.
- Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở tạo cho trẻ niềm vui thích tới lớp, luôn có cảm giác an toàn khi ở bên cô, tạo sự yên tâm cho phụ huynh khi gửi con vào lớp.
- Trao đổi nhanh với phụ huynh về một số điều cần thiết để tiện theo dõi, chăm sóc trẻ khi ở trường.
- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào ông bà, chào bố mẹ, …
3/ Chơi tự do:
- Trò chuyện đầu giờ với trẻ về một số bộ phận trên cơ thể: (Cô chỉ vào tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai và hỏi trẻ) Đây là cái gì? Tay có thể làm gì? Chân có thể làm gì? Mắt dùng để làm gì? Mũi dùng để làm gì? Miệng dùng để làm gì? Tai dùng để làm gì? Giáo dục trẻ phải biết vệ sinh tay chân sạch sẽ, thường xuyên đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Biết bảo vệ các bộ phận tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai nếu không là sẽ bị đau, không nhìn thấy, không nghe được .... Nên khi chơi chúng mình không được đút vật gì vào miệng, vào mũi, vào tai, không được chạy kẻo ngã, ... Khi tham gia trò chuyện giáo viên có thể nêu ra những tình huống, câu hỏi để trẻ trả lời giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.
- Cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cho trẻ chơi với đồ chơi. Khi hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
4/ Thể dục buổi sáng (8h-8h20 phút):
- Khởi động: Cô và trẻ làm đoàn tàu: đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, về vòng tròn
- Trọng động:
+ Tay: 2 tay cầm bóng lên cao
+ Bụng: Cúi người chạm bóng xuống đất
+ Chân: Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất
Tay vai – Hai tay đưa bóng lên cao (4x2)










Bụng lườn – Cúi người chạm bóng xuống đất (3x2)













Chân – Ngồi xổm chạm bóng xuóng đất (3x2)













5/ Điểm danh (8h20 phút-8h30 phút):
- Điểm danh bằng hình thức gọi tên gọi đến trẻ nào trẻ đó “dạ” và đánh dấu vào trong sổ.
- Trò chuyện về những vấn đề liên quan đến chủ điểm.
- Báo xuất ăn cho nhà bếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hồng Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)