Các câu hỏi so sánh 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: các câu hỏi so sánh 12 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CÁC DẠNG CÂU SO SÁNH
Câu 1: Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930 -1931.
Trả lời
a. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? + Thế giới : - Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới. - 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. - 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tratình hình ở Đông Dương ( cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí …) + Trong nước : - Pháp tập trung khai thác đề bù đấp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ...làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thê họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình... - Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng. - Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho phong trào CMVN bùng nổ b. Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930-1931.
Nội dung
PT 30-31
PT 36-39

 đối tượng cách mạng
nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
kẻ thù chính là đế quốc phat xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Nhiệm vụ
Chống Đế quốc để giành độc lập. Chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày.
Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

Lực lượng tham gia
Công nhân, nông dân.
Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Hình thức, phương pháp đấu tranh
Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
Đấu tranh chínhtrị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao?
Trả lời: a. So sánh:
Nội dung
CT Đặc Biệt ( 1961-1965)
CT Cục bộ ( 1965-1968)

Âm mưu cơ bản
Dùng người Việt đánh người Việt...
Dùng người Mĩ và đồng minh đánh người Việt...

Vai trò của Mĩ
 Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la...
Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến...

Vai trò của lực lượng Sài Gòn
Làm nòng cốt
Phối hợp chiến đấu

Quốc sách bình định
Dồn dân lập ấp chiến lược
Phản công “tìm diệt” và “bình định”...

Đối với miền Bắc
Phá hoại bằng tình báo, gián điệp, phong tỏa...
Dùng không quân và hải quân đánh phá...

 Nhận xét, so với Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ là bước leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam với tính chất ác liệt và quy mô lớn hơn.
b. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất. + Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)