Các biện pháp tu từ từ vựng

Chia sẻ bởi Nguyễn Hưng | Ngày 21/10/2018 | 222

Chia sẻ tài liệu: Các biện pháp tu từ từ vựng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Dân lập Yên Hưng
Thế nào là trường nghĩa ? Hãy cho biết các từ ngữ sau đây có thuộc cùng một trường nghĩa không: nhà, lều, cao ốc, gạch, cửa, ngói, nhà sàn, vũ trụ, xi-măng, nhà cao cửa rộng, đau đớn, ruộng, nhà rông.



Bài
Các biện pháp tu từ từ vựng
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nội dung của câu ca dao trên là gì ? Những từ ngữ nào được dùng để diễn tả nội dung ấy ?
Bản thân các từ ngữ này, nếu tách ra khỏi câu ca dao có mang nghĩa như vậy không ?



Bài
Các biện pháp tu từ từ vựng
A-Biện pháp tu từ từ vựng:
- Là biện pháp sử dụng từ, ngữ cố định một cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật (làm tăng hiệu quả diễn đạt của từ ngữ).

B-Các biện pháp tu từ từ vựng:
I-So sánh và ẩn dụ:
1- So sánh:
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành

(chưa biết)
A
(đã biết)
B(x)
từ so sánh


* Định nghĩa: Là biện pháp tu từ đối chiếu hai đối tượng A, B vốn có một sự tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật A.
* Cách phân tích: phải căn cứ vào đặc điểm (x) đã biết của B để tìm hiểu đặc điểm của A, từ đó tìm hiểu ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của so sánh.
* Tác dụng:
+Đem lại những hiểu biết về đối tượng được so sánh (nhận thức).
I-So sánh và ẩn dụ:
1- So sánh:
+Tăng thêm tính hình tượng, tính hàm súc, tính truyền cảm cho câu văn.
Luyện tập:
Bài tập 1:
Những phương án nào trong những phương án sau không thể sử dụng làm cái dùng để so sánh (B) được ? Tại sao ?
Da nó trắng như ???(a) như gỗ mun.
(b) như trứng gà bóc.
(c) như cột nhà cháy.
Bài tập 2;
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu.
(Nguyễn Trãi)
Hãy xác định A (cái chưa biết) và B (cái đã biết ).
Hiệu quả, giá trị nghệ thuật của so sánh trên là gì ?
Bài tập 3:
Hãy phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau:

Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.


2- ẩn dụ:
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
2-ẩn dụ:
* Định nghĩa: Là biện pháp dùng từ hay cụm từ vốn dùng để chỉ sự vật B để chỉ sự vật A, vì giữa A và B có sự tương đồng nào đó, nhằm làm nổi bật A.
* Hai loại ẩn dụ:
+ ẩn dụ tu từ: Không cố định, mang tính chất sáng tạo của mỗi cá nhân.
* Một số loại ẩn dụ thường gặp:
+ ẩn dụ từ vựng: Cố định, mọi người sử dụng.
Ví dụ 1:
Mặt trời lặn, mặt trời không gọi
Mặt trời đi, mặt trời không chờ
(Tiễn dặn người yêu)
+ Nhân hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, ?của người gán cho vật.
Ví dụ 2:
Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
( Nguyễn Du)
+ Vật hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, ?của vật gán cho người.
Ví dụ 3:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
(Xuân Diệu)
+ Chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.
* Một số loại ẩn dụ thường gặp:
+ Nhân hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, ?của người gán cho vật.
+ Vật hoá: Lấy đặc điểm, trạng thái, tính chất, ?của vật gán cho người.
+ Chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.
* Tác dụng và cách phân tích tu từ ẩn dụ: Như biện pháp tu từ so sánh.

Luyện tập
Xác định A, B và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ ẩn dụ sau:
Bài tập 2:
Trận Bồ Đằng, sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân, trúc chẻ tro bay.
(Nguyễn Trãi)
Bài tập 1:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Trần Tế Xương)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 20
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)