Các biến đổi thích nghi của động vật kí sinh

Chia sẻ bởi Đàm Thị Khánh Linh | Ngày 24/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: các biến đổi thích nghi của động vật kí sinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


các biến đổi thích nghi của động vật kí sinh

Chương XII:
PHÁT TRIỂN TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
Các loài kí sinh chủ yếu tập trung ở các nhóm có tổ chức thấp trên cây phát sinh động vật, ở mức độ tổ chức cao hơn thì các loài kí sinh thường rất ít hoặc không có.
Vậy để thích nghi với đời sống kí sinh các loài kí sinh đã có những biến đổi như thế nào?
Trong động vật nguyên sinh, các loài kí sinh phổ biến ở lớp trùng bào tử với các nhóm: trùng hai đoạn, trùng Piroplasmia, trùng hình cầu và trùng bào tử máu.
_Đặc biệt nguy hiểm là Plasmodium thuộc nhóm trùng bào tử máu-kí sinh gây bệnh sốt rét ở người: phá huỷ hồng cầu, lách và gan bị sưng, người kiệt sức. Chúng là loài kí sinh lẩn tránh rất giỏi vì phần lớn thời gian sống ở gan và tế bào máu nên tránh được hệ thống miễn dịch của người. Để “đối phó” chúng còn thường xuyên thay đổi “diện mạo” trước hệ thống miễn dịch bằng cách thay đổi lớp protein trên bề mặt cơ thể.
Trùng bào tử máu xâm nhập vào cơ thể người qua vật chủ trung gian.
Vì vậy khả năng kháng thuốc của Plasmodium rất cao gây khó khăn

cho việc điều chế thuốc trị bệnh sốt rét.
Những loài có mức độ tổ chức cao hơn thì các loài kí sinh đã để lại dấu vết gì trên hình thái cấu tạo và phát triển của động vật kí sinh?
_Điều này thể hiện rõ ở các động vật kí sinh là thường có một số cơ quan bị tiêu giảm hoặc tiêu biến:
+Trong ngành Giun giẹp nếu xét về mức độ phát triển của các cơ quan giữa hai nhóm sống tự do và nhóm kí sinh ta thấy:

Sán lông di chuyển bằng lông bơi, sán lá song chủ thì lông bơi tiêu giảm, ở sán dây xuất hiện các nhú cảm giác là biến dạng của lông bơi.
Sán lông
Sán lá song chủ với các lông bơi tiêu giảm
Sán lông có các giác quan phát triển khá phong phú:gai cảm giác cơ học và
hoá học, mắt, bình nang…Sán kí sinh ít thấy hoặc không có.
Sán kí sinh các giác quan bám phát triển: sán l á song chủ có hai giác bám là giác miệng và giác bụng; sán lá đơn chủ có đĩa móc; sán dây có giác, móc hoặc biến dạng của chúng như mép, sợi gai.
Sán dây có giác bám :
1.móc bám
2.giác bám
sán phổi(lớp sán lá song chủ)
+Ngành Giun tròn thì cơ quan ti êu hoá có ruột tiêu giảm ở nhiều mức độ:
ruột sau tiêu giảm và ống tiêu hoá bít tận cùng, thực quản ở một số giun tròn chỉ là một ống xuyên qua dãy tế bào lớn.
+Ngành Giáp xác: chân kiếm kí sinh có cấu tạo cơ thể biến đổi rất lớn như mất phân đốt, phần phụ đầu tiêu giảm, râu trong biến thành móc bám.

Eaugaptilis hiperborius-thộc bộ chân kiếm Phần phụ đầu tiêu giảm
_ Tuy nhiên mức độ phát triển hay tiêu giảm của các cơ quan thể hiện không giống nhau ở các loài kí sinh.
VD: ngành Giun giẹp ở sán lá song chủ và sán lá đơn chủ vẫn giữ cơ quan tiêu hoá dạng túi giống sán lông tự do còn sán dây bị tiêu biến hoàn toàn, thức ăn được hấp thụ trực tiếp qua bề mặt cơ thể.
_Đời sống kí sinh cũng làm biến đổi về đặc điểm sinh sản và phát triển của trùng kí sinh để thích nghi với lối sống kí sinh:
+Các lớp trong ngành giun giẹp có hệ sinh dục ở cùng mức độ tổ chức( hệ sinh dục lưỡng tính,cơ quan sinh dục có tuyến sinh dục, ống sinh dục) nhưng về số lượng con non sinh ra trong một đời sán giữa hai nhóm này khác nhau.
Sán lông đẻ nhiều lứa, mỗi lứa vài chục trứng, một đời sán lông đẻ không quá hàng ngàn trứng.
Sán lá song chủ có số lượng trứng rất lớn
( hàng nghìn hay hàng chục nghìn).chúng sống trong cơ thể vật chủ hàng năm nên số lượng trứng là rất lớn.
Sán dây cơ thể có nhiều đốt, đốt càng về cuối cơ thể càng già, trứng càng nhiều vì các đốt cuối hầu như chỉ là một túi chứa đầy trứng sẵn sàng tách khỏi cơ thể gọi là các đốt chín.
Sán bò gây ra bò gạo
Đây là một quy luật phổ biến ở động vật kí sinh gọi là “luật số lớn”, thể hiện:
_Tăng số lượng cơ quan sinh sản.
VD:Sán dây cơ thể có thể lên đến hàng nghìn đốt, mỗi đốt là một hệ sinh dục.
_Thêm các hình thức sinh sản mới trong vòng đời
VD:Sán lá song chủ ấu trùng sinh sản bằng tế bào mầm, sán dây tạo thành các nang sán nhiều đầu hay bao nang nhiều đầu nên từ một trứng sẽ cho ra nhiều cá thể con.
Khi chuyển từ môi trường sống tự do sang kí sinh, một số cơ quan ít dùng hoặc không dùng bị tiêu giảm hoặc tiêu biến ( cơ quan di chuyển và giác quan), cơ quan bám phát triển, hiệu suất hoat động của cơ quan sinh dục cao: tăng số lượng trứng, tăng các hình thức sinh sản là hình thức thúch nghi của động vật kí sinh nhằm tăng xác suất xâm nhập trở lại vào cơ thể vật chủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Thị Khánh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)