Các bài cảm thụ ôn tập học kì I môn Ngữ Văn
Chia sẻ bởi Phạm Văn Lạc |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Các bài cảm thụ ôn tập học kì I môn Ngữ Văn thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 1:Phân tích bức tranh mùa thu qua bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
Bài tham khảo 1:
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thế không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần “eo” trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần “eo”. Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần “eo” trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó lại càng lạnh thêm trong cái từ “lạnh lẽo” ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng trong thêm nữa bởi từ “trong veo”. Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyền câu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng “bé tẻo teo”. Hình ảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ “vèo” gợi cảm giác rơi nghiêng của lá. “Khẽ đưa vèo” câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường như tiếng rơi ấy nó không là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ. Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Trong cái ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như không kiểm soát kịp nó có thật hay không nữa. Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phát họa của nhà thơ.
Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gian rộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “ao thu”. “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh “ao thu” như muốn chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.
Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt.
Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảng gian nhỏ bé của “ao thu” hướng về không gian lớn của bầu trời. Ở đấy nhà thơ bắt gặp:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
Cái động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡ như là đứng yên. Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnh trong bầu trời thu xanh ngắt. Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nó như hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu.
Trở lại câu thơ:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”
Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng. Chữ “làn” xuất hiện làm cho cảnh vật nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được. “Hơi gợn tí” nó gợi lên trước mắt chúng ta một hình dáng của sóng. Nó không ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tăn lan ra trên mặt hồ. Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy.
Có một câu châm ngôn cho rằng: không có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà không mang đôi nét kì quặc. Cho nên câu thơ:
"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có một nét đẹp rất nên thơ, bình
Bài tham khảo 1:
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thế không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần “eo” trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần “eo”. Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần “eo” trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó lại càng lạnh thêm trong cái từ “lạnh lẽo” ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng trong thêm nữa bởi từ “trong veo”. Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyền câu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng “bé tẻo teo”. Hình ảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ “vèo” gợi cảm giác rơi nghiêng của lá. “Khẽ đưa vèo” câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường như tiếng rơi ấy nó không là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ. Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh. Trong cái ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như không kiểm soát kịp nó có thật hay không nữa. Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phát họa của nhà thơ.
Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gian rộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “ao thu”. “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh “ao thu” như muốn chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.
Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt.
Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảng gian nhỏ bé của “ao thu” hướng về không gian lớn của bầu trời. Ở đấy nhà thơ bắt gặp:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
Cái động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡ như là đứng yên. Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnh trong bầu trời thu xanh ngắt. Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nó như hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu.
Trở lại câu thơ:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”
Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng. Chữ “làn” xuất hiện làm cho cảnh vật nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được. “Hơi gợn tí” nó gợi lên trước mắt chúng ta một hình dáng của sóng. Nó không ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tăn lan ra trên mặt hồ. Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy.
Có một câu châm ngôn cho rằng: không có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà không mang đôi nét kì quặc. Cho nên câu thơ:
"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có một nét đẹp rất nên thơ, bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Lạc
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)