Cáo thành tích công tác chủ nhiệm
Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Quyến |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: cáo thành tích công tác chủ nhiệm thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT PHỤNG HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH THẠNH HÒA 1 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4A3
Năm học: 2012 - 2013
1.Họ và tên: Nguyễn Phước Quyến Nam (nữ) Nam
2.Năm sinh: 09/2 /1966
3.Quê quán: Ấp 3- Thạnh Hòa- Phụng Hiệp- Hậu Giang
4.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao Đẳng tiểu học
5.Chức vụ, đơn vị công tác: Trường tiểu học Thạnh Hòa 1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh TH, Năm học 2012 – 2013 với mục tiêu: “ Tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhâp phát triển kinh tế, Quốc tế” Sở GDĐT và Bộ GDĐT đề ra.
- Bản thân tôi đã vận dụng và thực hiện mục tiêu trên như sau:
II./ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
- Tổng số HS: 27 em (trong đó có 17 em HS nữ, 10 em HS nam )
- Học sinh khuyết tật : Không em .
- Học sinh hộ nghèo 03 em,
- Học sinh cận nghèo 05em.
1/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như BGH nhà trường về phòng lớp, bàn ghế học sinh và giáo viên trang bị đầy đủ, các phòng học có quạt, điện thắp sáng; về đồ dùng học tập như: SGK, bút viết, tập vỡ, phấn , bảng, thước phụ huynh mua sắm tương đối đầy đủ để các em học tập tốt.
Lộ xá nông thôn hiện nay được chính quyền địa phương xây lộ nhựa, ấp liền ấp, xã liền xã nên việc đi học của các em rất thuận lợi, các em đi học đúng giờ qui định.
2/ Khó khăn:
Về đồ dùng học tập: một số học sinh nhà nghèo cha mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm con em nên việc mua sắm viết, thước, bảng không đầy đủ nên việc học tập của học sinh còn hạn chế
Về mặt đạo đức: Có một số em chưa ngoan nói tục, nói chuyện trong giờ học, có số em ít phát biểu thụ động, khi thảo luận theo tổ, nhóm.
III./ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã đúc kết rút cho mình một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm như sau :
- Bước vào năm học tôi nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể đến từng học sinh. Tìm hiểu đến những học sinh giỏi, khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt.
- Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp. Ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như nội quy của lớp để phụ huynh kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em một cách chặt chẽ.
- Tôi tổ chức bầu Ban cán sự lớp:
- Tiến hành ngay sau lễ khai giảng, lấy ý kiến từ phía tập thể lớp, sau đó biểu quyết.
- Đổi ban cán sự lớp 1 học kì / 1lần ( Nếu lớp trưởng lãnh đạo lớp không tốt), đổi tổ trưởng 1 tháng/ 1lần ( Nếu tổ trưởng lãnh đạo tổ không tốt), để các em làm tốt công việc của mình khi được sự tín nhiệm của tập thể lớp.
- Sắp xếp vị trí chỗ ngồi các em cho phù hợp để các em thấy được sự gần gủi, được quan tâm.
- Nói chung giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi cần phải có tấm lòng cao cả, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp.
* Chia tổ:
VD: Lớp 4a3 tổng số 27 học sinh, tôi chia làm 4 tổ (mỗi tổ 7 em HS riêng tổ 4 có 6 học sinh). Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu môn và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở địa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt,… các em có điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ.
- Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn thể mĩ: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.
- Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và lớp phó một cách cụ thể.
Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung của lớp và tổng hợp các bảng theo dõi hoạt động học tập trong tuần từ các tổ trưởng cho GVCN kịp thời xử lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất của lớp, tắt đèn quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học...
Lớp phó học tập:
+ Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng.
+ Ghi nhận những bạn thuộc bài, không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng, báo cáo cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí.
+ GVCN theo dõi học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật có kế hoạch phân công học sinh khá giỏi kèm cặp kịp thời.
+ Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của GVCN.
Lớp phó văn thể mĩ:
+ Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, ...
Bầu tổ trưởng, tổ phó: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập, …
+ Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ, VD: Múa sân trường, Thể dục giữa giờ, Nhặt rác sân trường bảo vệ môi trường, trồng hoa kiểng…
Nhiệm vụ chung của tổ trưởng tổ phó là 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên của mình về việc học ở nhà, làm bài tập. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em tổ trưởng, tổ phó theo dõi chính xác và công bằng. Ghi nhận những việc làm tốt của các bạn như: Nhặt tiền hoặc của rơi biết trả lại cho bạn, về học tập, trật nhật lớp và đồ dùng học tập ..., để báo cáo sinh hoạt cuối tuần, đánh giá chung các tổ làm tốt, nêu gương để các tổ khác noi theo
a. Nâng cao chất lượng học sinh đại trà:
Tổ chức cho các em giao lưu học tập với lớp bạn để các em nâng cao kiến thức, kĩ năng, tham gia CLB tri thức, từ đó tạo cho các em yêu thích và hăng hái trong việc học tập nhiều hơn.
b. Công tác mũi nhọn:
- Vào đầu năm học tôi tổ chức thi khảo sát, trong giờ học tôi theo dõi học lực các em để chọn đội ngũ học sinh giỏi của lớp. Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, bài văn hay nghiên cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em vào các buổi chiều, khuyến khích các em đọc nhiều sách báo, mượn sách nâng cao để đọc, để học có vướng mắc kịp thời trao đổi để tháo gỡ ngay với GVCN.
- Tham mưu với hội phụ huynh lớp trích quỷ lớp, thưởng động viên các em đạt giải trong các cuộc thi.
c. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Kết hợp TPT và giáo viên thể dục hàng tuần tạo điều kiện cho các em múa sân trường, thể dục giữa giờ, nhặt rác sân trường bảo vệ môi trường, trồng hoa kiểng để sân trường sáng, xanh, sạch đẹp…
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Đầu năm học chất lượng khảo sát :
Tổng số 27 em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 5 18,52 9 33,33 9 33,33 4 14,81
Tiếng Việt 7 25,93 12 44,44 7 25,93 1 3,70
* Cuối học kì I lớp tôi đạt được :
Tổng số 27em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 10 37,04 13 48,15 4 14,81
Tiếng Việt 14 51,85 12 44,44 1 3,70
* Cuối học kì II lớp tôi đạt được :
Tổng số 27 em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 11 40,74 9 33,33 7 25,93
Tiếng Việt 14 51,85 12 44,44 1 3,70
* Chất lượng mũi nhọn : ( các phong trào đạt được )
- Tuyên truyền kể chuyện sách cấp trường: em Tô Hồng Thương đạt giải KK
- Dự thi làm lồng đèn tập thể tết trung thu: đạt giải nhất
- Dự thi CLB tri thức cấp trường: em Nguyễn Thị Ngọc Thi giải nhì
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm cần thực hiện các vấn đề sau:
- Nắm bắt tình hình chất lượng đầu năm, phân ra giỏi, khá, TB, yếu và học sinh cá biệt để có hướng bồi dưỡng và giáo dục.
- Phân chia tổ, nhóm có giỏi, khá, trung bình, yếu phù hợp, để các em giúp đỡ nhau trong học tập.
- Giáo dục các em qua 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện tốt nội qui học sinh trong nhà trường.
- GVCN cần phải hiểu sâu sắc và toàn diện từng học sinh, hoàn cảnh của các em. tôn trọng và yêu thương các em với một tình cảm chân thành, trong sáng, ( không thiên dị giữa em này và em khác tránh sự hiểu nhằm của học sinh đói với GVCN), để các em học tập tốt hơn.
- Tổ chức cho các em tham gia mọi hoạt động ngoại khóa do trường, lớp tổ chức để các em tham gia, từ đó các em yêu thích học tập.
- Kết hợp giữa nhà trường- Gia đình- Xã hội cùng nhau giáo dục.
Trên đây là thành tích mà trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được tuy nhiên cũng có sự thiếu xót mà bản thân không thấy được rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
Thạnh Hòa., ngày 12 tháng 7 năm 2013
Người viết
Nguyễn Phước Quyến
TRƯỜNG TH THẠNH HÒA 1 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4A3
Năm học: 2012 - 2013
1.Họ và tên: Nguyễn Phước Quyến Nam (nữ) Nam
2.Năm sinh: 09/2 /1966
3.Quê quán: Ấp 3- Thạnh Hòa- Phụng Hiệp- Hậu Giang
4.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao Đẳng tiểu học
5.Chức vụ, đơn vị công tác: Trường tiểu học Thạnh Hòa 1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh TH, Năm học 2012 – 2013 với mục tiêu: “ Tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhâp phát triển kinh tế, Quốc tế” Sở GDĐT và Bộ GDĐT đề ra.
- Bản thân tôi đã vận dụng và thực hiện mục tiêu trên như sau:
II./ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
- Tổng số HS: 27 em (trong đó có 17 em HS nữ, 10 em HS nam )
- Học sinh khuyết tật : Không em .
- Học sinh hộ nghèo 03 em,
- Học sinh cận nghèo 05em.
1/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như BGH nhà trường về phòng lớp, bàn ghế học sinh và giáo viên trang bị đầy đủ, các phòng học có quạt, điện thắp sáng; về đồ dùng học tập như: SGK, bút viết, tập vỡ, phấn , bảng, thước phụ huynh mua sắm tương đối đầy đủ để các em học tập tốt.
Lộ xá nông thôn hiện nay được chính quyền địa phương xây lộ nhựa, ấp liền ấp, xã liền xã nên việc đi học của các em rất thuận lợi, các em đi học đúng giờ qui định.
2/ Khó khăn:
Về đồ dùng học tập: một số học sinh nhà nghèo cha mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm con em nên việc mua sắm viết, thước, bảng không đầy đủ nên việc học tập của học sinh còn hạn chế
Về mặt đạo đức: Có một số em chưa ngoan nói tục, nói chuyện trong giờ học, có số em ít phát biểu thụ động, khi thảo luận theo tổ, nhóm.
III./ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã đúc kết rút cho mình một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm như sau :
- Bước vào năm học tôi nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể đến từng học sinh. Tìm hiểu đến những học sinh giỏi, khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt.
- Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp. Ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Triển khai họp phụ huynh lớp thông qua nội quy của nhà trường cũng như nội quy của lớp để phụ huynh kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em một cách chặt chẽ.
- Tôi tổ chức bầu Ban cán sự lớp:
- Tiến hành ngay sau lễ khai giảng, lấy ý kiến từ phía tập thể lớp, sau đó biểu quyết.
- Đổi ban cán sự lớp 1 học kì / 1lần ( Nếu lớp trưởng lãnh đạo lớp không tốt), đổi tổ trưởng 1 tháng/ 1lần ( Nếu tổ trưởng lãnh đạo tổ không tốt), để các em làm tốt công việc của mình khi được sự tín nhiệm của tập thể lớp.
- Sắp xếp vị trí chỗ ngồi các em cho phù hợp để các em thấy được sự gần gủi, được quan tâm.
- Nói chung giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi cần phải có tấm lòng cao cả, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp.
* Chia tổ:
VD: Lớp 4a3 tổng số 27 học sinh, tôi chia làm 4 tổ (mỗi tổ 7 em HS riêng tổ 4 có 6 học sinh). Mỗi tổ phải đảm bảo nhiều đối tượng: có học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu môn và học sinh ở địa bàn xa, học sinh ở địa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt,… các em có điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ.
- Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó phụ trách văn thể mĩ: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.
- Giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và lớp phó một cách cụ thể.
Lớp trưởng: Bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình chung của lớp và tổng hợp các bảng theo dõi hoạt động học tập trong tuần từ các tổ trưởng cho GVCN kịp thời xử lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các cán sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất của lớp, tắt đèn quạt, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng học...
Lớp phó học tập:
+ Làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng.
+ Ghi nhận những bạn thuộc bài, không thuộc bài, không học bài, không làm bài tập hoặc làm việc riêng, báo cáo cho GVCN vào cuối từng buổi học để kịp thời xử lí.
+ GVCN theo dõi học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật có kế hoạch phân công học sinh khá giỏi kèm cặp kịp thời.
+ Tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của GVCN.
Lớp phó văn thể mĩ:
+ Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tập thể, ...
Bầu tổ trưởng, tổ phó: Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm.
+ Tổ trưởng: Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động hằng ngày của tổ về việc thực hiện nội quy, học tập, …
+ Tổ phó: Theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường, hoạt động ngoài giờ, VD: Múa sân trường, Thể dục giữa giờ, Nhặt rác sân trường bảo vệ môi trường, trồng hoa kiểng…
Nhiệm vụ chung của tổ trưởng tổ phó là 15 phút đầu giờ kiểm tra tổ viên của mình về việc học ở nhà, làm bài tập. Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em tổ trưởng, tổ phó theo dõi chính xác và công bằng. Ghi nhận những việc làm tốt của các bạn như: Nhặt tiền hoặc của rơi biết trả lại cho bạn, về học tập, trật nhật lớp và đồ dùng học tập ..., để báo cáo sinh hoạt cuối tuần, đánh giá chung các tổ làm tốt, nêu gương để các tổ khác noi theo
a. Nâng cao chất lượng học sinh đại trà:
Tổ chức cho các em giao lưu học tập với lớp bạn để các em nâng cao kiến thức, kĩ năng, tham gia CLB tri thức, từ đó tạo cho các em yêu thích và hăng hái trong việc học tập nhiều hơn.
b. Công tác mũi nhọn:
- Vào đầu năm học tôi tổ chức thi khảo sát, trong giờ học tôi theo dõi học lực các em để chọn đội ngũ học sinh giỏi của lớp. Tôi đã mượn sách nâng cao chọn các bài toán khó, bài văn hay nghiên cứu trước để dạy lồng ghép vào các tiết học, bồi dưỡng thêm cho các em vào các buổi chiều, khuyến khích các em đọc nhiều sách báo, mượn sách nâng cao để đọc, để học có vướng mắc kịp thời trao đổi để tháo gỡ ngay với GVCN.
- Tham mưu với hội phụ huynh lớp trích quỷ lớp, thưởng động viên các em đạt giải trong các cuộc thi.
c. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Kết hợp TPT và giáo viên thể dục hàng tuần tạo điều kiện cho các em múa sân trường, thể dục giữa giờ, nhặt rác sân trường bảo vệ môi trường, trồng hoa kiểng để sân trường sáng, xanh, sạch đẹp…
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Đầu năm học chất lượng khảo sát :
Tổng số 27 em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 5 18,52 9 33,33 9 33,33 4 14,81
Tiếng Việt 7 25,93 12 44,44 7 25,93 1 3,70
* Cuối học kì I lớp tôi đạt được :
Tổng số 27em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 10 37,04 13 48,15 4 14,81
Tiếng Việt 14 51,85 12 44,44 1 3,70
* Cuối học kì II lớp tôi đạt được :
Tổng số 27 em Giỏi Khá Trung bình Yếu
Toán 11 40,74 9 33,33 7 25,93
Tiếng Việt 14 51,85 12 44,44 1 3,70
* Chất lượng mũi nhọn : ( các phong trào đạt được )
- Tuyên truyền kể chuyện sách cấp trường: em Tô Hồng Thương đạt giải KK
- Dự thi làm lồng đèn tập thể tết trung thu: đạt giải nhất
- Dự thi CLB tri thức cấp trường: em Nguyễn Thị Ngọc Thi giải nhì
IV/ RÚT KINH NGHIỆM :
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm cần thực hiện các vấn đề sau:
- Nắm bắt tình hình chất lượng đầu năm, phân ra giỏi, khá, TB, yếu và học sinh cá biệt để có hướng bồi dưỡng và giáo dục.
- Phân chia tổ, nhóm có giỏi, khá, trung bình, yếu phù hợp, để các em giúp đỡ nhau trong học tập.
- Giáo dục các em qua 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện tốt nội qui học sinh trong nhà trường.
- GVCN cần phải hiểu sâu sắc và toàn diện từng học sinh, hoàn cảnh của các em. tôn trọng và yêu thương các em với một tình cảm chân thành, trong sáng, ( không thiên dị giữa em này và em khác tránh sự hiểu nhằm của học sinh đói với GVCN), để các em học tập tốt hơn.
- Tổ chức cho các em tham gia mọi hoạt động ngoại khóa do trường, lớp tổ chức để các em tham gia, từ đó các em yêu thích học tập.
- Kết hợp giữa nhà trường- Gia đình- Xã hội cùng nhau giáo dục.
Trên đây là thành tích mà trong công tác chủ nhiệm lớp tôi đã đạt được tuy nhiên cũng có sự thiếu xót mà bản thân không thấy được rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
Thạnh Hòa., ngày 12 tháng 7 năm 2013
Người viết
Nguyễn Phước Quyến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phước Quyến
Dung lượng: 77,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)