CA DAO DÂN CA VỀ CON VẬT - CHUYÊN ĐỀ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Liêm | Ngày 21/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: CA DAO DÂN CA VỀ CON VẬT - CHUYÊN ĐỀ 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng cô và các bạn đến với
LỚP 7A2
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 1
CHỦ ĐỀ: CON VẬT
THỰC HIỆN: TỔ 1
Bài thuyết trình về ca dao, tục ngữ Việt Nam
Có thể nói, ca dao dân ca là nền văn học vĩ đại nhất trong lịch sử văn học. Có rất nhiều thể loại ca dao, dân ca như:
Ca dao về tình cảm gia đình
Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm

Cùng với những bài ca dao ấy, biểu tượng trong những bài ca dao là điều quan trọng nhất bởi vì nó mang tính chất thông điệp, có tính liên kết với nhau giúp người đọc có thể hiểu về cuộc sống tâm tư tình cảm của người dân xưa.
Và hôm nay chúng em sẽ thuyết trình về những biểu tượng ấy.
Con vật đầu tiên mà chúng em muốn nói đến là con cò
Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ.

Ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng.

Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò
CON CÒ:
Con cò mà đi ăn đêm,
Ðậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Ðừng xáo nước đục đau lòng cò con.


Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.
CON CÒ:
CON CÒ:
Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng
CON CÒ:
CON CÒ:
Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm biết bao tủi cực mà không biết giải bày


Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

CON CÒ:
CON CÒ:
Một số bài ca dao khác về con cò:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

 

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa!
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
CON CÒ:
CON CÒ:
CON CÒ:
CON CÒ:
Hình tượng rất đỗi quen thuộc với mọi người, đặc biệt là người nông dân Việt Nam.
Các bạn có biết đó là con vật gì không?
Trong ca dao dân ca, trâu được nói đến nhiều vì trâu đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ở nông thôn. Từ việc ví von về tuổi tác đến việc đồng áng, tình yêu nam nữ... đều có mặt trâu. Trâu gần gũi thân thiết với con người như hình với bóng. Thế nên trong cơ nghiệp nhà nông con trâu được xếp hạng nhất `Con trâu là đầu cơ nghiệp`.


Tuổi Sửu con trâu kềnh càng,
Cày chưa đúng buổi lại mang cày về.
CON TRÂU:
CON TRÂU:
Từ buổi đầu lịch sử, khi dân ta biết trồng cây lúa nước con trâu đã là người bạn thân thiết gắn bó với nông dân. Tất cả đều phải cần cù làm lụng, hỗ trợ cho nhau để có miếng ăn.
 

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
CON TRÂU:
CON TRÂU:
Nông dân rất quý con trâu, nó là một phần tài sản của họ. Nó đã được đưa ra so sánh đánh giá sự giàu nghèo:
 
CON TRÂU:
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Tuy rằng cỏ cụt nhưng là cỏ thơm
Bởi vậy ta nên trở về với cái vốn có không nên quá mộng tưởng. Cái gì của mình có sẵn quý hơn vì nó là có thực:
CON TRÂU:
CON TRÂU:
Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm
CON TRÂU:
Hoặc để gợi chuyện làm quen nhau:
 
Hỡi cô cắt cỏ bên đồng
Nuôi trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Thân em là gái được là bao nhiêu?
 
Các cô gái cũng hóm hĩnh, đáo để không kém:
CON TRÂU:
Thời gian dần qua đi. Theo đó, hình ảnh mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu, hát ngêu ngao những bài đồng dao cũng đã dần mất đi. Thế nhưng hình ảnh làng quê, đồng ruộng, cây lúa, con trâu vẫn thấm sâu vào tâm hồn người dân Việt.
CON TRÂU:
CON TRÂU:
Tiếp theo là hình tượng con gà.
Gà là gia cầm được nuôi phổ biến từ xưa, cung cấp thịt, trứng, lông ... nên ca dao cũng rất thân thuộc với hình ảnh loài vật rất dễ mến này. Đặc biệt về ầm thực, gà đi liền với một loại gia vị đặc biệt là lá chanh


Cùi dừa kẹo với bánh đa
Cái đĩa thịt gà kẹo với lá chanh



CON GÀ:
CON GÀ:
Nhiều vùng có món đặc sản gà cũng được đưa vào ca dao:


Thịt gà nhứt vị làng Sông
Phao câu ba lá nó trồng tốt tươi
Cái da vàng ưởi vàng ươi
Cái thịt nó xé mềm tơi nhũn nhùn.
CON GÀ:
CON GÀ:
Hình tượng cuối cùng mà tổ 1 sẽ giới thiệu với các bạn chính là con heo.
Ca dao tục ngữ thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là xã hội, gia đình và tình yêu. Và xã hội nào cũng vậy, có kẻ giàu người nghèo. Đáng buồn là dân nghèo thì chiếm đa số. Để diễn tả sự chênh lệch của hai giai cấp này, trong đó người ta lấy con "Heo" hay "Lợn" làm biểu tượng cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình vì thế dân gian Việt đã đặt ra bài ca dao sau đây:

"Anh là con trai nhà nghèo
Nàng mà thách thế anh liều anh lo
Cưới em anh nghĩ cũng lo
Con lợn chẳng có, con bò thì không
Tiền gạo chẳng có một đồng
Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần
Sớm mai sang hiệu cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em..."


CON HEO:
Nuôi lợn để đem bán là một sinh kế của giới nông dân Việt. Lắm khi chẳng được gì nên từ đó cũng nẩy sinh ra những câu ca dao đùa cợt cảnh mấy bà gánh heo đi rồi lại gánh về: 


"Ba bà đi bán lợn con
Bán đi chẳng được lon ton chạy về
Ba bà đi bán lợn sề
Bán đi chẳng được chạy về lon ton"



CON HEO:
Nói lên sự thiếu thật thà của con buôn, dân gian cũng có câu:

"Treo đầu heo, bán thịt chó."


Thay vì nói rõ ra mình muốn gì, ca dao Việt thâm thúy hơn mượn hình ảnh con lợn để diễn tả ý nghĩ thầm kín đó, nên có câu:

"Trông mặt mà bắt hình dong 
Con lợn có béo thì lòng mới ngon"




CON HEO:
TỔNG KẾT:
Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)