Ca dao
Chia sẻ bởi Hà Thị Thủy Tiên |
Ngày 19/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Ca dao thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
CA DAO
Những vấn đề chung về thể loại:
Khái niệm:
Ca dao là những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu nhằm diễn tả tình cảm và miêu tả đời sống của nhân dân lao động. Từ một thế kỉ nay, danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) không kể phần đệm, phần luyến láy, đưa hơi. Với cách hiểu này, ca dao được hiểu như là thơ dân gian. Người ta thường dựa vào chức năng và hệ thống đề tài mà phân chia thành: ca dao 1’U con, ca dao tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao trào phúng, ca dao than thân…
b. Nội dung và ý nghĩa
Có thể coi ca dao là tiếng hát trái tim của người lao động, là thơ trữ tình dân gian. Đây là thể loại tiêu biểu về số lượng và chất lượng. Ca dao có hàng mấy chục vạn bài và vẫn đang được tiếp tục sưu tầm. Với hình thức ngắn, gọn, có vần điệu, nó dễ nhớ, dễ thuộc dễ đi vào quần chúng.
Ca dao có sự gắn bó trực tiếp với đời sống lao động của xã hội, có sự gắn bó rất khăng khít giữa nhạc và lời và có tính chất phiến đoạn. Nó tồn tại như một mảnh cảm xúc, được cất lên trong hoàn cảnh nhất định, do ngẫu hứng mà sáng tác tại chỗ nên hồn nhiên, tươi mát.
Nội dung của ca dao rất phong phú. Giống như văn học dân gian nói chung, ca dao phản ánh toàn bộ cuộc sống của nhân dân lao động nhưng nghiêng về phản ánh đời sống tình cảm là chủ yếu. Vì vậy có thể nói, ca dao chính là thể loại trữ tình tiêu biểu nhất của dân gian. Ngoài việc phản ánh một cách tinh tế đời sống tâm hồn phong phú của người lao động, ca dao còn đề cập đến một cách khá toàn diện đời sống sinh hoạt và tinh thần đấu tranh chống bất công xã hội, tinh thần yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân về mối quan hệ giữa ca dao và dân ca có hai ý kiến khác nhau. Cho đến nay các ý kiến chưa phải là đã thống nhất.
Ý kiến thứ nhất cho ca dao và dân ca là hai thể loại khác nhau. Ý kiến thứ hai ngược lại, cho ca dao và dân ca thực chất chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một thể loại. Hiện nay chúng ta phân biệt khá dễ dàng ca dao và dân ca. Ca dao là thơ dân gian, còn dân ca là âm nhạc dân gian. Dân ca là những bài hát dân gian có làn điệu bền vững và và lời ca ổn định.
Có thể khẳng định hai khái niệm đó tuy hai mà một, đều là những bài hát của dân gian nhưng khác nhau về chất lượng. Dân ca đã qua sự lựa chọn, thử thách, có làn điệu bền vững và phải là những bài hát có tính chuẩn mực, có giá trị cao về âm nhạc. Dân ca thường gắn với từng địa phương cụ thể, được đông đảo nhân dân mọi miền yêu thích, được lưu truyền và trở nên chuẩn mực, người sau cứ việc bắt chước vận nhạc bẻ lời là thành bài hát mới.
Có thể nói ca dao là thơ điệu ca. Ca dao thường được người ta hát lên một cách ngẫu hứng. Ở đây không có sự tách rời giữa thơ và nhạc. Còn khi được văn bản hoá, ca dao chỉ còn lại phần lời mà không lưu giữ được những yếu tố khác, trong đó có âm nhạc.
Giữa ca dao và dân ca cơ bản không có sự khác biệt. Nếu bỏ tất cả phần nhạc của những bài hát dân ca, phần lời cốt lõi của nó chính là những bài ca dao quen thuộc.
Chẳng hạn ca từ bài Ngồi tựa mạn thuyền – dân ca quan họ Bắc Ninh, chính là câu ca dao:
“Đêm qua ngồi tựa mạn thuyền
Trăng in mặt nước, càng nhìn càng xinh”
Bài Ra ngố mà trông có phần lời là câu ca dao:
“Chiều chiều ra ngõ mà trông
Bạn không thấy bạn tình không thấy tình”
Ca từ bài Cồ lả, dân ca đồng bằng Bắc Bộ:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Điệu Lí Hoài Nam sau khi tước bỏ phần âm nhạc có cốt lõi là câu ca dao:
“Chiều chiều dắt bạn qua đèo
Con chim kêu bên nở con vượn trèo bên kìa”
Cầu ca dao làm nên diệu Lí cây bông, dân ca Nam Bộ là:
“Bông xanh bông trắng bông vàng
Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông”
Ngừơc lại, từ một bài ca dao của nghệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Thủy Tiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)