Ca dao

Chia sẻ bởi Mai Hương | Ngày 19/03/2024 | 21

Chia sẻ tài liệu: ca dao thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CA DAO
I.Định nghĩa và biệt loại:
Ca dao: (ca: bài hát thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc)
Là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân.
Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong" là phong tục). Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.
1.Định nghĩa
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    - Ca dao là tiếng nói của dân gian Việt, trải qua nhiều thời đại, từ thời xưa và đến cả thời nay.
- Ca dao phản ảnh tâm tư, tình cảm của người dân trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ ở nơi đồng nội mà còn ở thành thị, kinh đô.
- Tuy là ngôn ngữ dân gian, nhưng ca dao không phải là tiếng nói bình thường mà là ngôn ngữ có vần điệu, ngắn gọn và vì ngắn gọn, có vần điệu nên dễ phổ biến rộng rãi trong quần chúng.
    - Từ trước, người ta thường có quan niệm rằng ca dao là văn chương bình dân, phát xuất từ nông thôn, thật sự ca dao là tiếng nói của nhiều tầng lớp dân chúng, và có lẽ phần lớn tác giả là những kẻ sĩ, cư ngụ ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn.
- Ca dao là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt của quần chúng Việt Nam, nhất là về mặt tình cảm, nên trong ca dao rất phong phú khúc hát trữ tình.
- Ca dao có thể xem là một hình thức ngôn luận của quần chúng ở thời đại xưa, khi xã hội chưa phát triển
Tình anh như nước dâng cao 
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.
Con cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non. 
Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với nhau, không có ý nghĩa rõ rệt. Tuy nhiên, đồng dao có thể giúp trẻ học một số danh từ về các vật thường gặp. Chẳng hạn:
Dung dăng dung dẻ,
Dắt trẻ đi chơi.
Đến cửa nhà trời,
Lạy cậu lạy mợ.
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học.
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp...
2. Biệt loại
Một biệt loại khá quan trọng của ca dao là đồng dao ("đồng": trẻ con).
hay:
Cái bống đi chợ cầu Canh,
Cái tôm đi trước, củ hành đi sau.
Con cua lật đật theo hầu,
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.
- Vè là một loại ca dao có tính cách thời sự và địa phương, làm ra nhân một việc xảy ra tại địa phương khiến dư luận xôn xao. Vè thường nhằm mục đích chỉ trích, chế giễu.
Cô bác xót xa
Kêu cho nắm gạo
Bỏ mồm trệu trạo
Sợ nấu mất công
Chết rũ giữa đồng
Rồi đời thằng nhác!
Ve vẻ vè ve
Cái vè thằng nhác
Trời đã phú thác
Tính khí anh ta
Thủa còn mẹ cha
Theo đòi thư sự
Cho đi học chữ
Nhiều chữ ai vay
Cho đi học cày
Làm nghề ở tớ
Cho đi học thợ
Làm nghề ấy buồn

Cho đi tập buôn
Làm nghề ngồi chợ
Việc làm tránh trớ
Chỉ biết ăn chơi
Cha mẹ qua đời
Không ai cấp dưỡng
Dáng đi thất thểu
Như thể cò hương
Bụng đói dơ xương
Miệng thời tu hú
Hai chân cù rụ
Như thể cò ma

- Bài hát ru
Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
 Trong hát ru, lời ca thường lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng qua các thế hệ. Mỗi vùng miền lại có những bài hát ru khác nhau, rất đa dạng về nội dung và điệu nhạc. Có nhiều dạng hát ru: hát nói, ngâm, ca xướng
Hát ru là một thể loại đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian. Nó đã tồn tại lâu đời và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đối với dân tộc Việt Nam, hát ru không đơn thuần là một truyền thống trong khuôn khổ sinh hoạt gia đình mà còn là nếp thuần phong mỹ tục, đạo lý làm người. Có người gọi nó là hình thức diễn xướng dân gian tiêu biểu của văn hóa dân tộc. Ở đó, tác giả, khán giả và người diễn xướng chỉ là một.
“Con ơi ! Con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cỡi voi đánh cồng”.
“Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào ?...”

“Con cò đi đón cơn mưa,
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Cò về thăm quán cùng quê,
Thăm cha thăm mẹ, cò về thăm anh”.
“Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó qua...”

“Ầu ơ, quạ kêu nam đáo nữ phòng,
Người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia...”

“Ầu ơ, gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.

“Ầu ơ, ngó lên đám đất Thủ Thiêm
Thấy anh cắt cỏ, lưỡi liềm giắt lưng...”

Cái ngủ mày ngủ cho lâu,
Để mẹ đi cấy ruộng sâu cho bà...”
- Câu đố
Kho tàng câu đố dân gian Việt Nam là một thế giới quan sinh động, diễn tả các sự vật, hiện tượng với hình thức phong phú và hấp dẫn. Bằng việc chỉ ra những đặc điểm nổi bật của một sự vật hiện tượng hay một sự kiện lịch sử mà người đọc có thể phân tích, phán đoán, liên tưởng về nó. Đó là cách dạy con trẻ quan sát và liên tưởng thú vị nhất mà ông cha ta đã truyền đạt lại cho thế hệ sau.
Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
                                    
 (Là cái gì? - Cái thước kẻ)
 
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
                                   (Là cái gì?)
-   Bảng và phấn; giấy và bút;
 Hạt gieo tới tấp.
 Rãi đều khắp ruộng đồng.
Nhưng hạt gieo chẳng nãy mầm.
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh.
(Hạt mưa)
Dong dỏng ba bốn thước dài
Đầu đeo cái mỏ , bụng gài then ngang
Bốn chân em đứng sẵn sàng
Nằm ra cho chắc để chàng đạp đuôi .
(Cái cối để xay gạo)

Cái dạng quan anh xấu lạ lùng 
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn khoét
Đành phải theo đuôi có thẹn không?


Có răng mà chẳng có mồm 
Nhai cỏ nhồn nhồn cơm chẳng chịu ăn 





Có đầu mà chẳng có đuôi
Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm 


(Cái cày)

(Cái liềm gặt lúa)
(Đòn gánh)
 Vua nào mặt sắt đen sì?
Vua nào trong thửa hàn vi ở chùa?
 Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) và  vua Lý Thái Tổ)
Đố ai nổi sáng sông, rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh cường
Nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui?


Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
                                  
  (Là ai? - Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn)
 
(Là ai? - Lê Lợi)
- Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.
Trời mưa trời gió đùng đùng
Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu
Đem về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.
- Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.
Dập dìu cánh hạc chơi vơi
Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô
Khi đi nhớ cậu cùng cô
Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường
II. Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao VN
1. Nhân vật trữ tình
- Người sáng tác, người diễn xướng nhận vật trữ tình là một.
- Chủ thể trữ tình đặc trong mối quan hệ với đối tượng trữ tình.
- Nhân vật trữ tình trong cuộc sống lao động, trong sinh hoạt, trong quan hệ với thiên nhiên, gia đình, làng xóm, nước non….bộc lộ, giải bày qua lời ca, tiếng nói của mình.
2.Kết cấu
- Kết cấu đối đáp
- Kết cấu tầng bậc.
- Kết cấu vòng tròn (đồng dao).
- Kể chuyện, liệt kê (hát ru, lời tâm tình của anh lính thú, người đi ở)
- Kết cấu đối ngẫu.- Kết cấu đối lập….
- Ca dao trào phúng, bông đùa
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

- Ca dao trữ tình.
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
* Cách kết cấu của ca dao
Các học giả lớp trước thường theo Kinh Thi của Trung hoa mà phân biệt ba lối kết cấu (lập ý, dàn ý) của ca dao là: phú, tỉ, và hứng.
Phú: là phô bày, mô tả, nói thẳng vào sự việc.
Chẳng hạn:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô!
hay:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp dáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...
Hoặc: -Chàng về để áo lại đây 
Phòng khi em nhớ cầm tay đỡ buồn. 
-Áo xông hương của chàng vắt mắc 
Ðêm em nằm em đắp lấy hơi...
-Yêu nhau cởi áo cho nhau 
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.

-Hôm qua tát nước đầu đình 
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rối anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho
giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo
Giuớ cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau



* Tỉ: là ví, so sánh, mượn một sự vật khác để ngụ điều mình muốn nói. Chẳng hạn: 

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

hay:

Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu nát, ai dè xe nghiêng.
* Hứng: là nổi lên, trổi dậy, nhân một sự vật bên ngoài mà ý tưởng, tình cảm chính bộc lộ ra. Chẳng hạn:
Quả cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân.
Nay anh học gần,
Mai anh học xa.
Tiền gạo là của mẹ cha,
Cái nghiên, cái bút thực là của em.
hay:
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng,
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Cũng có bài ca dao kết cấu theo nhiều lối khác nhau như:
Vừa phú vừa tỉ:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ba câu trên tả hoa sen (phú), câu cuối ví hoa sen với người quân tử (tỉ).
* Vừa tỉ vừa hứng:
Dao vàng bỏ đãy kim nhung,
Biết người quân tử có dùng ta chăng?
Ý chung cả hai câu là nhân chuyện dao vàng mà nghĩ đến mình (hứng).Riêng câu trên ví mình với con dao vàng (tỉ).
* Kiêm cả ba lối:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ!
Chim vào lồng biết thuở nào ra!


* Vừa phú vừa hứng:

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Ai ơi chua ngọt đã từng,
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau!

Ba câu trên nói những nỗi gian nan, từng trải qua cảnh sướng khổ cùng nhau của hai vợ chồng (phú), nhân đó đưa tới ý chính trong câu cuối cùng (hứng).
Ba câu đầu là "phú", chuyển sang câu thứ 4 thành "hứng", ba câu cuối là "tỉ"

hay:

Sơn bình, Kẻ Gốm không xa,
Cách một cái quán với ba quãng đồng.
Bên dưới có sông, 
Bên trên có chợ.
Ta lấy mình làm vợ nên chăng?
Tre già để gốc cho măng.

Bốn câu đầu là "phú", chuyển sang câu thứ 5 thành "hứng", riêng câu cuối là "tỉ". 


3.Hình thức của ca dao
- Số câu trong bài: Số câu trong một bài ca dao không nhất định. Ca dao có ít nhất hai câu, thông thường từ 4, 5 đến 9, 10 câu. Tuy nhiên, trong những lối hát đối đáp (giao ca), một bài có thể kéo dài vô hạn định tùy khả năng nối tiếp và bắt vần của những người tham dự cuộc hát. 
- Số chữ trong câu: Số chữ trong câu ca dao cũng không nhất định. Đại để ca dao thường làm theo các thể sau đây:
-Thể thơ - Thể thơ lục bát.
- Thể thơ song thất lục bát(nhịp ở câu song thất là ¾ khác thất ngôn Trung Quốc nhịp 4/3).
- Thể vãn (mỗi câu có từ 2- 3 đến 4- 5 tiếng).Biến đổi số chữ, về dấu ngắt nhịp, gieo vần.
* Nói lối: (mỗi câu 4 chữ):
Lạy trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống.

Lấy ruộng tôi cày,
Lấy đầy bát cơm.
Lấy rơm đun bếp.
Lục bát biến thể:

Công anh đắp đất trồng chanh,
Chẳng được ăn quả, vin cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc nam,
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.
Huống tam thu nhi bất kiến hề,
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu.
Chắc về đâu đã hẳn hơn đâu,
Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia.

(Các câu 5 và 7 có 7 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 6)
Lục bát chính thức:

Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
Song thất lục bát chính thức:

Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc,
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây,
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.
Song thất lục bát biến thể:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!

(Câu 4 có 8 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 7)
* Phối hợp nhiều thể khác nhau:

Từ khi gặp mặt giữa đàng,
Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay.
Có hay thì nhất đánh nhì đày,
Hai lẽ mà thôi.
Thủy chung em giữ trọn mấy lời.
Chết em chịu chết, lìa đôi em không lìa.
4. Ngôn ngữ
- Giản dị, rất sinh động, ít dùng điển tích, điển cố, lời nói bình dân mang màu sắc địa phương.
- Rất nhiều bài đạt trình độ cao trau chuốt, chắt lọc, mượt mà, hàm súc, tinh tế trong ngôn ngữ.
- Vận dụng các thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ….
- Nhiều hình tương ca dao mang giá trị thẩm mĩ, biểu trưng.
5.Thời gian và không gian nghệ thuật
* Thời gian nghệ thuật
- Thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng “bây giờ, hôm nay”.
- Thời gian quá khứ gần “chiều, sáng, đêm, ngày xuân, ngày hè” (ước lệ, công thức).
 Thời gian vật lí.
* Không gian nghệ thuật
Không gian gần gũi, bình dị quen thuộc với con người:Dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, cánh đồng, con đường, trong nhà, ngoài sân, bên khung cửi…
 Không gian vật lý, không gian trần thế, đời thường,bình dị.

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

Đêm qua vật đổi sao dời,
Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Yêu nhau cởi áo trao nhau,
Về nhà mẹ hỏi, (nói) qua cầu gió bay.
Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
Ghét nhau thì củ bồ hòn cũng vuông.
Yêu nhau cau bảy bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
* Mối quan hệ thời gian và không gian.
- Quan hệ chặt chẽ.
- Gắn với nhân vật trữ tình: bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
* Một số biểu tượng trong ca dao
+ Cây trúc, cây mai: tượng trưng đôi bạn trẻ, tình duyên.
+ Hoa nhài:(hoa lài) là loài hoa đẹp, quý bởi hương thơm.Tượng trưng thuỷ chung, tình nghĩa, cái đẹp cái duyên bên.
+ Con bống, con cò:(người thiếu nữ, thiếu phụ; hình ảnh cả trai, lẫn gái.Diễn đạt nỗi cực khổ vất vả.
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Tay bưng dĩa muối chấm gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người
III.Những hình thức nghệ thuật
- Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú; có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng. 
- Ca dao phần lớn được sáng tác do nhu cầu hát xướng đối đáp nam nữ trong những dịp sinh hoạt dân ca cộng đồng, vào những ngày hội hè, những lúc nghỉ ngơi để giải trí vui chơi, hay trong những khi lao động cho quên bớt mệt nhọc. Trong trường hợp này người ta chỉ cần thêm vào câu ca dao những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi nhất định nào đó như: thời... í a; tình bằng... mà; lý tang lý tang tình tang, ố tình là...tình ì i, ô tình là... tình ì i; ôi tình... a í a; ầu ơ...; à ơi ạ ời ời... v.v... Ca dao liền trở thành dân ca với những giai điệu riêng biệt của từng thể loại như hát trống quân, quan họ Bắc Ninh, hát lý, hò chèo ghe, hát ru em v.v... 


- Ca dao cũng được sáng tác nhiều bởi nhu cầu tình cảm cá nhân muốn được bộc lộ. Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc. 
- Từ cái riêng lúc ban đầu, ca dao đã được đại chúng hóa, trở thành cái chung của mọi người, do đó không cần nhắc tên tác giả. 
Và cũng vì là của chung nên người ta sử dụng tự do, nhiều người chỉ thay đổi đôi chút cho hợp tình, hợp cảnh là đã có một bài ca dao mới. Đấy chính là lý do vì sao ta thường bắt gặp nhiều câu ca dao có vô số điểm tương đồng, hay na ná như nhau. 
Ví dụ:  
Qua đình ngả nón trông đình 
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. 

Qua cầu ngả nón trông cầu 
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu.
 
Qua đồng ngả nón trông đồng 
Đồng bao nhiêu lúa, thương chồng bấy nhiêu. 


- Vận dụng những khuôn mẫu truyền thống một cách có sáng tạo khiến đã sản sinh được nhiều bài ca dao giá trị, với những nét đặc thù riêng. 
Ví dụ:
Nước sông Tô vừa trong vừa mát 
-Em ghé thuyền vào đậu sát thuyền anh. 
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình 
Sông bao nhiêu nước, thương mình bấy nhiêu


Từ cái chung, ca dao lại được cá biệt hóa để trở thành cái riêng cho mỗi bài. Nếu không tạo được cái độc đáo riêng biệt này, bài ca dao chả còn mấy giá trị. 

Hôm qua tát nước đầu đình 
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rối anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho
giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm
Giúp cho đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo
Giúp cho quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau


Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.

Chàng về để áo lại đây
Phòng khi em đắp, gió tây lạnh lùng.

Yêu ai tha thiết, thiết tha
Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi.
-Tình cờ bắt gặp nàng đây
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần
Để mà kết nghĩa tương thân
Sau này chỉ Tấn tơ Tần se duyên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)