Các thuyết kiến tạo

Chia sẻ bởi Vũ Tuấn Anh | Ngày 26/04/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Các thuyết kiến tạo thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Phát triển Giáo dục THPT
Mở đầu
: Các thuyết kiến tạo
Các thuyết kiến tạo Các thuyết kiến tạo: Các thuyết kiến tạo
Có nhiều thuyết về kiến tạo đã ra đời trên cơ sở những quan điểm khác nhau, nhưng có thể phân biệt hai quan điểm chính là quan điểm tĩnh và quan điểm động. * Quan điểm tĩnh cho rằng : Vận động chủ yếu của vỏ Trái Đất là theo phương thẳng đứng. ( Đại diện là thuyết địa máng ) * Quan điểm động cho rằng : Vỏ Trái Đất với các mảng thạch quyển có khả năng trượt theo phương nằm ngang . ( Đại diện là thuyết kiến tạo mảng ) I. Thuyết địa máng
Sáng lập học thuyết: Sáng lập học thuyết
Thuyết địa máng ra đời từ thế kỷ XIX với khái niệm đầu tiên các nhà địa chất Mỹ J. Hall (1895) và J. Dana (1873) . Từ đó thuyết địa máng đã được các nhà địa chất bổ sung và phát triển nhờ các công trình của nhiều nhà địa chất như : E. Haug (1909), H. Still (1936-1940), N. Shatski (1932-1964), V.V. Belousov (1948-1974) ... Địa máng là khu vực của vỏ Trái Đất hoạt động mạnh mẽ bị sụt võng để hình thành trầm tích dầy, hoạt động magma mạnh, về sau bị uốn nếp, nâng cao và trở thành khu uốn nếp phức tạp. Đặc tính của địa máng: Đặc tính của địa máng
Một địa máng có những đặc điểm như sau: 1. Hoạt động sụt lún mạnh mẽ hình thành những khu biển sâu. 2. Hoạt động đứt gãy diễn ra mạnh mẽ, chính đứt gãy tạo nên sự sụt võng và hoạt động magma tích cực. 3. Các thành tạo đá của địa máng thường bị uốn nếp mạnh mẽ trở thành những cấu trúc uốn nếp phức tạp đảo lộn và nhiều đứt gãy. 4. Đá khu vực địa máng thường bị biến chất cao. Các giai đoạn hoạt động : Các giai đoạn hoạt động của địa máng
Qui luật chung của hoạt động địa máng là ban đầu khu vực bị sụt võng mạnh mẽ, tích đọng trầm tích dày sau đó bị uốn nếp nâng cao quá trình này được gọi là một chu kỳ kiến tạo, mỗi chu kì được phân thành 4 giai đoạn phát triển: 1. Gđ khởi đầu: Địa máng bắt đầu sụt võng tốc độ lớn tạo biển sâu đồng thời hoạt động đứt gãy mạnh mẽ tạo magma phun trào. 2. Gđ trước tạo núi: Thành hệ trầm tích điển hình có tính phân nhịp và có vết in dạng chữ cổ, cuối gđ này bắt đầu uốn nếp mạnh mở đầu cho hoạt động nghịch đảo kiến tạo. 3. Gđ tạo núi sớm: Hoạt động uốn nếp mạnh mẽ tạo thành những địa vồng dạng đảo, bắt đầu hình thành trầm tích. 4. Gđ tạo núi chính thức: Hoạt động tạo núi nâng cao diễn ra tích cực, càng ngày hoạt động uốn nếp, nâng cao diễn ra mạnh mẽ tạo thành các khu vực uốn nếp rộng lớn. Kết luận: Các giai đoạn hoạt động của địa máng
Kết luận : Tiến trình địa màng là một tiến trình ở rất sâu, mà trong thực chất của nó là năng lượng và vật chất từ cùi quả đất dâng lên mặt đất để tạo ra một vỏ lục địa mới. Thuyết địa máng thường xẩy ra tranh cãi vì hiện nay người ta chưa rõ là hệ địa máng được xây dựng trong điều kiện nào, hoàn cảnh địa lí xưa ở giai đoạn đó ra sao ? hiện nay cũng không giải thích được sự dịch chuyển ngang tạo núi uốn nếp vẫn đang cao thêm như dãy Alpes, Himalaya, động đất ở vùng này ... II. Kiến tạo mảng
Sự ra đời thuyết kiến tạo mảng: Sự ra đời thuyết kiến tạo mảng
- Từ 1912 xuất phát từ nhận xét về sự khớp nhau giữa hai bờ phía Tây Châu Phi và phía Đông Nam Mỹ. Afred Wegener đã có ý niệm về sự tách giãn giữa các đại dương và trôi dạt lục địa để hình thành nên Đại Tây Dương và vị trí hiện tại của 2 châu lục này. - Năm 1913 ông đã cho xuất bản tác phẩm “ Sự xuất hiện các lục địa và đại dương” đánh dấu sự ra đời của thuyết lục địa trôi và tách giãn đại dương. Nội dung cơ bản : Nội dung cơ bản thuyết kiến tạo mảng
A. Wegener hình dung Trái Đất lúc đầu được tạo thành từ một lục địa mà ông gọi là Pangea và bao quanh nó là đại dương cổ Pantalat. Pangea có vỏ kiểu granit và Pantalat có vỏ kiểu bazan . Theo ông đến cuối Permi đầu Trias lục địa nguyên thủy Pangea được tách thành các mảng khác nhau trôi theo nhiều hướng khác nhau tạo nên các lục địa đại dương như hiện nay. Video: Sự thay đổi của lớp vỏ Trái Đất theo thời gian
Phát triển nội dung : Nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng
Từ 1913 đến 1930 A. Wegener đã phát hiện ra tính đồng nhất của sinh vật và băng hà ở các châu lục khác nhau và ông đã đưa ra kết luận rằng trong suốt Paleozoi, Pangea vẫn là một lục địa thống nhất và bắt đầu từ Jura ( cách đây 200 triệu năm ) thì đại lục địa này mới tách dãn ra thành các mảng. Năm 1930 trong lục say xưa đi tìm tư liệu chứng minh cho lục địa trôi, ông đã gặp tai nạn và bỏ mạng tại đảo Groenland. Sau khi ông mất quan điểm của ông được A. Du Toit ( Nam Phi ) tiếp tục hoàn thiện và phát triển.Tuy nhiên, không giải thích được động lực di chuyển của các mảng. Vì vậy, đến những năm 30 của thế kỷ XX, thuyết trôi dạt các lục địa hầu như bị lãng quên. Sự hồi sinh: Sự hồi sinh thuyết kiến tạo mảng
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, bằng các tài liệu nghiên cứu về cấu trúc và thành phần vật chất bên trong của Trái đất nhờ ghi sóng địa chấn đã phát hiện ra quyển mềm và các tài liệu địa vật lý, cổ từ của các dãy núi giữa đại dương…thuyết trôi dạt lục địa của Wegener được hồi sinh với học thuyết kiến tạo mảng Nguyên nhân sự chuyển động của các mảng kiến tạo: Nguyên nhân sự chuyển động của các mảng kiến tạo
Các mảng kiến tạo nổi trên các lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti trên cùng và do sự hoạt động của lớp Manti, các mảng kiến tạo di chuyển một cách chậm chạp và tiếp xúc với nhau hoặc tách giãn ra xa nhau. Sự thay đổi của lớp vỏ Trái Đất: Sự thay đổi của lớp vỏ Trái Đất theo thời gian
Danh giới các mảng: Danh giới giữa các mảng
Danh giới các mảng được khẳng định Thạch quyển được chia làm 6 mảng chính và 1 mảng phụ luôn luôn vận động . Ranh giới phân chia các mảng gồm 3 yếu tố kiến trúc, đó là các sống đại dương, các đứt gãy chuyển dạng và các đới hút chìm. Hoàn thiện nội dung: Phát triển học thuyết
Ngày nay thuyết kiến tạo mảng đã và đang được bổ xung và hoàn thiện liên tục, các nhà địa chất, địa vật lí đã phát hiên ra rất nhiều tài liệu hoàn toàn đúng đắn các tài liệu khoa học đã phát hiện gồm các loại như sau: Sự tương đồng về vật chất liên lục địa (thông qua sinh vật sống trên các lục địa ), sự đối xứng về từ tính qua sống đại dương, địa tầng đại dương ( tại các sống đại dương tuổi địa chất càng trẻ càng tiến vào bờ lục địa tuổi địa chất càng cao ), thuyết điểm nóng ( hiện nay có khoảng 100 điểm nóng, dãy núi lửa ) . Kiến tạo mảng và phân loại kiến trúc các lục địa. Kiến trúc tách dãn lục địa (các bồn trầm tích, các khe nứt vỡ, các miền rìa lục địa ), kiến trúc nén ép lục địa ( các dải núi nội lực, các dải núi hút chìm, các dải núi trôi trượt, các dải núi va đập, các kiến trúc gắn kết ) Các kiểu tiếp xúc mảng: Các kiểu tiếp xúc mảng
Tiếp xúc dồn ép Tiếp xúc tách dãn Mảng Ấn Độ: Thuyết kiến tạo mảng - Ví dụ mảng Ấn Độ
Những luận điểm : Những luận điểm cơ bản
* Những luận điểm cơ bản của thuyết kiến tạo mảng - Vỏ Trái đất và phần trên của bao Manti tạo thành các mảng thạch quyển. - Trước khi tách dãn các lục địa tạo thành một đại lục địa (Pangea). - Dưới tác động của lực đối lưu xảy ra ở phần trên của bao Manti, đại lục địa Pangea tách thành đại lục Gongvana và Lauraxia. - Gongvana tách thành lục địa Nam Mỹ, Úc, Phi, Nam cực, Ấn Độ. - Lauraxia tách thành Á Âu, Bắc Mỹ. - Các mảng nói trên cùng mảng Thái Bình Dương dưới tác động của lực đối lưu di chuyển theo các hướng và tốc độ khác nhau. Hệ quả chuyển động: Hệ quả chuyển động
Hệ quả sự chuyển động của các mảng thạch quyển - Trường hợp mảng lục địa gặp mảng đại dương chẳng hạn mảng Á Âu gặp mảng Thái Bình Dương, thì mảng Thái Bình Dương sẽ chìm xuống dưới mảng Á Âu, hình thành hệ thống vòng cung đảo, mà trên đó thường xuất hiện núi lửa và động đất, bên trong vòng cung đảo là biển rìa lục địa, bên ngoài là các máng nước sâu đại dương. Hệ quả chuyển động: Hệ quả chuyển động
- Trường hợp hai mảng lục địa gặp nhau, chúng sẽ làm uốn nếp và đội trầm tích giữa chúng lên, hình thành hệ thống núi trẻ như Pirênê, Anpơ, Himalya - Trường hợp hai mảng đại dương gặp nhau, chúng sẽ tạo thành các đảo núi lửa và vực sâu như mảng Thái Bình Dương gặp mảng Philipin Kết quả tiếp xúc mảng: Kết quả tiếp xúc mảng
Trong quá trình xảy ra hiện tượng tiếp xúc mảng, thường xuất hiện các hiện tượng như hình thành các dãy núi cao, vực sâu, động đất, núi lửa,... Mô hình hệ quả:
Kết luận: Kết luận
Sau những thành tựu nêu trên thuyết kiến tạo mảng đã ra đời và nhanh chóng phát triển đến hiện nay đã trở thành một thuyết có sức thuyết phục nhất trong kiến tạo nói riêng và địa chất học nói chung . Thuyết kiến tạo mảng tiêu biểu cho trường phái kiến tạo động nhìn nhận sự vận động uốn nếp, tạo núi liên quan với sự chuyển dịch của các mảng, xem xét các quá trình phát triển địa chất trong mối quan hệ hữu cơ giữa sự vận động trong quyển mềm và biểu hiện của chúng trên bề mặt. Kết thúc
: Các thuyết kiến tạo
Cảm ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe ! Các thuyết kiến tạo NHÓM I 1. VŨ TUẤN ANH 2. HOÀNG VĂN NGHÊ 3. TRẦN THỊ PHƯỢNG 4. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN 5. BÙI XUÂN TÂM 6. NGUYỄN THỊ THU THANH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)