C++

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bình | Ngày 29/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: C++ thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:









Tên môn: Ngôn ngữ lập trình C++
Số tiết: 60 (30: LT - 30: TH)
Giáo trình thực hành: mua Cô Thu
Kiểm tra: 3 (KT) + 1(Thi)
Tài liệu tham khảo:
P:gvduc Giáo trình C++




Chương I: Ngôn ngữ C++
Bài 1: Giới thiệu

I. Ngôn ngữ lập trình
Là công cụ để giải bài toán trên máy tính.
II. Giao diện Borland C (Turbo C++)
1. Khởi động -thoát khỏi Turbo C++
a. Khởi động

- Kích đôi chuột vào biểu tượng Turbo C++ trên màn hình Desktop.

b. Thoát khỏi Turbo C++
Cách 1:
File Quit
Cách 2:
ấn tổ hợp 2 phím Alt + X
2. Giao diện Turbo C++
a. Thanh menu
- Thao tác với thanh menu:
+ Dùng chuột:
+ Bàn phím:
.ấn F10 rồi dùng các phím mũi tên.
.ấn tổ hợp phím Alt và chữ cái gạch chân.

b.Cửa sổ soạn thảo chương trình - Khi con trỏ nhấp nháy ta có thể gõ vào các dòng lệnh của tập tin nguồn
- Dùng chuột hoặc các phím trong quá trình soạn thảo

+ Các phím mũi tên



+ Lên trang trên, xuống trang dưới: PgUp, PgDn
- Các lệnh chèn, xoá
+ Chế độ chèn : Insert
+ Xoá dòng có con trỏ đang đứng: Ctrl + Y
+ Xoá kí tự ở bên trái, phải và ngay vị trí con trỏ:
BackSpace, Delete.

- Các lệnh về khối văn bản thường dùng
+ Đánh dấu khối: Shift + một phím mũi tên
+ Sao chép khối:
Edit Copy (Ctrl + Insert).

+ Dán khối:
Edit Paste (Shift + Insert)
+ Di chuyển khối:
EditCut (Shift + Delete)
+ Xoá khối: Ctrl+ Delete
+ ẩn hiện khối: Ctrl + K + H


c. Phần cửa sổ thông báo (message) và quan sát (watch)
- Khi chạy chương trình gặp lỗi sẽ hiển thị trong cửa sổ thông báo

d. Thanh trạng thái
Khi ở chế độ soạn thảo:
F1: Help
- F2: Save Tên.Cpp
F3: Open
F4: Go to Cursor
F5: Zoom
F6: Next
F7: Trace Into
F8: Step Over
F9: Make
F10: Menu

Tổ hợp phím cần nhớ:
+ Ctrl + F9: Compile & Run
+ Alt + F5: User screen
+ Alt + F3: Close
+ Alt + F8: Next Msg
+ Alt + F7: Prev Msg
IV. Cấu trúc chung của chương trình C++
# include <...>
void main()
{ //Các câu lệnh ghi ở đây
...

}
//Khai báo các hàm
Kiểu_dữ_liệu Tên_hàm (Các tham số)
{
.. .// các lệnh của hàm return (...);
// Trả về giá trị nào đó cho tên hàm
}

- Ví dụ: Chương trình in ra dòng chữ:
Hello K5T1B
# include
#include
void main()
{
cout<<"Hello K5T1B" ;
getch() ;
}
-Biên dịch chương trình: F9
Biên dịch & chạy chương trình: Ctrl + F9

Lưu ý:
Warning: cảnh báo
Error: lỗi




Bài 2:
Các thành phần cơ bản của C++

I. Kí hiệu
- Bộ kí tự dùng trong ngôn ngữ lập trình C++:
+ Các chữ cái hoa: A, B,.. ., Z
+ Các chữ cái thường: a, b,.. ., z
+ Các chữ số: 0,.. .,9
+ Các dấu chấm câu: , . ; : ? []{}


- Dấu cách, dấu nhảy cách tab,..
- Dấu gạch nối dưới.
II. Từ khoá
1. Khái niệm
- Do C++ quy định, không thay đổi được.
- Các từ khoá mang một ý nghĩa cú pháp nhất định, đòi hỏi người dùng phải tuân theo, không được sử dụng vào việc khác hoặc đặt tên mới trùng với từ khoá.

2. Các từ khoá thông dụng
int, char, float, long, double, if, else, switch, case, while, do, for, return, break, struct, unsigned, void,...
III. Quy tắc đặt tên
- Tên: Tên chương trình, tên biến, tên hàm, tên hằng,.. .
- Tên là các kí tự đứng liền nhau, gồm:
+ Các chữ cái: A,.. ., Z, a,.. ., z
+ Các chữ số: 0,.. ., 9
+ Dấu gạch dưới: _
- Quy tắc đặt tên:
+ Không bắt đầu bằng số.
+ Không chứa dấu cách trắng, dấu chấm câu.
+ Không trùng với từ khoá.
+ Không dùng dấu tiếng Việt
+ Độ dài tối đa 32 kí tự
- Lưu ý: C++ phân biệt chữ thường và chữ hoa.
IV. Một số quy tắc viết mã lệnh
1. Câu lệnh và dấu chấm câu
- Mỗi lệnh trong C++ được kết thúc bằng dấu ;
Ví dụ: int x =5;
- Trong chương trình có nhiều chỗ không dùng đến dấu ; vì đó không phải câu lệnh
Ví dụ: #include
2. Cách ghi lời giải thích
- Lời giải thích không có tác dụng tạo ra mã chương trình. Nó chỉ đơn giản là lời thuyết minh cho dễ hiểu
- Phần lời giải thích đặt trên 1 dòng:
+ Dùng cặp kí hiệu //
+ Mỗi cặp // chỉ có tác dụng từ // đến hết dòng

- Ví dụ:
// Bat dau chuong trinh chinh
void main()
{
.. .
}
V. Lệnh nhập, xuất
1. Xuất dữ liệu ra màn
- Cú pháp:
cout<<< Tham số> ;
Trong đó: Tham số có thể là hằng, biến, biểu thức, hàm, phần tử mảng, .. . mà giá trị của nó cần hiển thị lên màn hình

- Ví dụ:
cout<<"Gia tri cua x la" << x;
- Công dụng: Dùng để in dữ liệu ra màn hình.
2. Lệnh nhập dữ liệu
- Cú pháp:
cin>> < Tham số> ;
Tham số: chỉ có thể là biến
- Ví dụ: cout<<" Nhap x= ";
cin>>x;
- Công dụng: Dùng để đọc các kí tự từ bàn phím, chuyển dịch và lưu nó vào một ô nhớ xác định

- Chú ý:
Khi dùng hàm cout và cin phải khai báo
#include

3. Hàm xoá màn hình
- Cú pháp:
clrscr();
- Công dụng: Xoá sạch màn hình lần chạy trước khi chạy chương trình
- Chú ý: Khi dùng phải khai báo
#include

4. Hàm getch()
- Cú pháp:
getch();
- Công dụng: Dừng màn hình để xem kết quả hiển thị
- Chú ý: Khi dùng phải khai báo
#include

5. Hàm đọc vào một xâu kí tự
- Cú pháp:
gets(< Tham_số>);
Trong đó Tham_số là biến kiểu char.
- Ví dụ: char s;
gets(s);
- Chú ý: Khi dùng phải khai báo
#include
Bài 3:
Kiểu dữ liệu, biến, hằng
I. Kiểu dữ liệu
1. Phân loại

Số nguyên
Số thực
Kiểu kí tự
Do người lập trình tự định nghĩa
Cơ sở
Kiểu con trỏ
Kiểu dữ liệu có cấu trúc
Kiểu vô hướng
Mảng
Cấu trúc
Tập tin
2. Kiểu số nguyên
Từ khoá Số byte Dải giá trị
char 1 -128.. .127
int ? ?
long ? ?
unsigned int ? ?
unsigned long ? ?
3. Kiểu số thực
Từ khoá Số byte Dải giá trị
float ? ? double ? ?
long double ? ?

4. Kiểu kí tự
- Từ khoá: char
- Hằng kí tự đặt trong cặp dấu ` `
- Ví dụ:
char s;
s=`C`;


Xâu (chuỗi) kí tự đặt trong cặp
" "
- Ví dụ:
char st[100];
st ="Chao cac ban!";


II. Biến
1. Khái niệm
- Là một đại lượng có thể thay đổi giá trị khi thực hiện chương trình.


2. Khai báo
- Cú pháp:
;
+ Trong đó TenBien được đặt tên theo qui tắc đặt tên.
+ Muốn khai báo từ 2 biến trở lên có cùng KDL thì các tên biến đặt cách nhau bởi dấu ,
- Ví dụ:
float y;
float a, b;
* Vị trí khai báo biến: Các biến phải được khai báo trước khi sử dụng.
Khai báo biến ngoài: Biến được khai báo sau khi khai báo thư viện.
-> biến có thể được sử dụng bất kỳ đâu trong chương trình (biến công cộng hay toàn cục).
+ Ví dụ:
#include
int x;
void main()
{
...
}

- Khai báo biến trong: Các biến được đặt trong hàm hoặc trong khối lệnh.
-> Biến chỉ có tác dụng trong hàm hoặc trong khối lệnh (biến địa phương).

+ Ví dụ:
void InSo( )
{
int i = 100;
cout<<" i = "< }
-> biến i chỉ có tác dụng trong hàm InSo.
- Khai báo đối số hàm:
+ Vị trí của biến đặt trong phần định nghĩa tham số hàm.
Ví dụ:
int tong(int x, int y)
{
return (x + y);
}

3. Gán và lấy giá trị
- Mỗi biến đều có kiểu dữ liệu của chúng. Nếu không gán giá trị ban đầu cho biến thì biến mang giá trị trong miền kiểu dữ liệu được khai báo.

- Khai báo và gán:
= ;
Ví dụ 1:
int x;
cout<<"x = " << x;
Ví dụ 2:
long a = 100;
cout<<" a = "< III. Hằng
1. Khái niệm và khai báo
- Là những đại lượng mà giá trị của nó không thay đổi trong quá trình tính toán.
- Khai báo với từ khoá const
const =;
- Ví dụ: const float pi =3.14;
const float trieu = 1000000;
2. Cách sử dụng
- Sau khi khai báo hằng, trong chương trình khi sử dụng TenHang sẽ được thay bằng GiaTri
- Ví dụ:
const float trieu = 1000000;
...
cout<<"Luong = "<< 5*trieu;
IV. Biểu thức và các phép toán
1. Biểu thức
a. Khái niệm
- Biểu thức là công thức tính toán để có một giá trị theo một qui tắc toán học nào đó.
Ví dụ: 8*3 + 4;
x + cos(y);
.. .
b. Các kiểu biểu thức
- Biểu thức số học: là biểu thức tính ra giá trị bằng số.
Biểu thức quan hệ: Là biểu thức chứa toán tử quan hệ (<, >, <=, >=, ==, !=).
- Biểu thức logic: Là biểu thức về nguyên tắc có giá trị đúng (True) hoặc sai (False).
Phép gán:
biến = biểu thức;
Ví dụ:
long x, y;
x = 100;
y = x + 200;


2. Các phép toán
Các phép toán số học:
+, -, *, /, %
c. Các phép toán quan hệ:
<, >, <=, >=, ==, !=
b. Các phép toán logic:
&&, ||, !
d. Các phép tăng, giảm một giá trị
- Phép toán tăng:
i = i + 1 được viết: i++ hoặc ++i
- Phép toán giảm:
i = i -1 được viết: i-- hoặc -- i
Sự khác nhau giữa ++i và i++

++i : i được tăng trước khi gán
i++: i được gán trước khi tăng
Ví dụ: cho x = 3
a = x++; a = ++ x;
a = x--; a = --x;
3. Phép chuyển đổi kiểu
Cú pháp: (kiểu) (biểu thức)
Ví dụ:
cout<< 15/ 4;
cout<<15/ (float) (4);
Chương II
Cấu trúc điều khiển
Bài 1: Cấu trúc lệnh
I. Lệnh và khối lệnh
1. Lệnh
Lệnh có thể là một tác vụ, một biểu thức. Để kết thúc lệnh trong C++ ta sử dụng dấu chấm phẩy (;).
Ví dụ: getch();
x = y + 3;
2. Khối lệnh
Là dãy các lệnh nằm trong cặp dấu{ và }
Ví dụ:
{
s = s + i;
i++;
}
II. Cấu trúc điều khiển
1. Cấu trúc rẽ nhánh
a. Cấu trúc rẽ nhánh có điều kiện: if.else, switch.case
b. Cấu trúc rẽ nhánh không điều kiện: break, continue
2. CÊu tróc lÆp:
for, while, do…while.
III. Cách biểu diễn thuật toán
1. Biểu diễn bằng ngôn ngữ
Để biểu diễn thuật toán bằng ngôn ngữ bạn phải nắm chắc bộ từ khoá như:
Nếu.thì;
Trong khi.thì;
.. .
Ví dụ: Viết thuật toán giải phương trình bậc 2: aX2 + bX + c = 0
Kiểu dữ liệu của các biến
Nhập hệ số a;
Khi a # 0 thì
Nhập hệ số b,c
Delta = b*b -4*a*c
Nếu Delta < 0 thì
Phương trình vô nghiệm
Ngược lại
Nếu Delta = 0 thì
Phương trình có nghiệm kép
Ngược lại
Phương trình có hai nghiệm
Lệnh dừng để xem kết quả
2. Biểu diễn bằng sơ đồ khối
Ví dụ: Sơ đồ khối PT bậc 1
Bài 2:
Cấu trúc rẽ nhánh
I. RÏ nh¸nh cã ®iÒu kiÖn
1. Câu lệnh if
Cú pháp 1:
if (biểu thức)
{
Khối lệnh;
}
Câu lệnh 2;
Hoạt động
Nếu biểu thức đúng (hoặc # 0) thì thực hiện khối lệnh rồi thực hiện câu lệnh 2, ngược lại chỉ thực hiện câu lệnh 2.
Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong hai số nhập từ bàn phím.
Thuật toán:
Khai báo biến a, b, max kiểu nguyên
Nhập giá trị cho hai biến a và b
Gán max =a // giả sử a là số lớn nhất
Nếu b > a thì max =b
In kết quả max.
Chương trình
#include
#include
void main() {
int a, b, max;
cout<<"nhap so thu nhat: "; cin>>a;
cout<<" nhap so thu hai: ";cin>>b;
max = a;
if (b > a)
max = b;
cout<<" gia tri lon nhat la:"< getch();
}
Cú pháp 2
if (biểu thức)
{
Khối lệnh 1;
}
else
{
Khối lệnh 2;
}
Câu lệnh 3;
Hoạt động:
Nếu biếu thức cho giá trị đúng (hoặc # 0) thì thực hiện khối lệnh 1 rồi thực hiện câu lệnh 3, ngược lại thực hiện khối lệnh 2 rồi thực hiện câu lệnh 3.
Ví dụ: Tìm số lớn nhất trong hai số nhập từ bàn phím.
Thuật toán:
Khai báo biến a, b, max kiểu nguyên
Nhập giá trị cho hai biến a và b
Nếu b > a thì max=b;
Ngược lại
max = a;
In kết quả max.
Chương trình
#include
#include
void main()
{ int a, b, max;
cout<<"nhap so thu nhat: "; cin>>a;
cout<<" nhap so thu hai: "; cin>>b;

if (b > a)
max =b;
else
max =a;
cout<<" Gt lon nhat la:"< getch():
}
2. Lệnh switch.case
a. Cú pháp:
switch ()
{ case : [Khối lệnh 1];
[break];
case : [khối lệnh 2];
[break]; ......
case : [khối lệnh n];
[break];
[default : [khối lệnh n + 1];]
}
b. Hoạt động
- Tính giá trị của biểu thức, nếu biểu thức bằng , trong đó: i? [1, n] thì sẽ thực hiện từ trở đi cho đến khi gặp lệnh break hoặc đến hết lệnh switch.
- Nếu giá trị của không bằng một trong các giá trị được liệt kê sau case thì câu lệnh sau default (nếu có) sẽ được thực hiện hoặc thoát khỏi câu lệnh switch.
c. Ví dụ:
Viết chương trình nhập vào số nguyên xem có phải là số 0 hay 1 hay 2, nếu không phải 1 trong 3 số trên thì xuất ra dòng chữ "xin chao"
Chương trình
#include
#include
void main()
{
int n;
cout<<"nhap n = ";
cin>>n;

switch(n ) {
case 0 : cout<<"so 0";
break;
case 1 : cout<<"so 1";
break;
case 2 : cout<<"so 2";
break;
default : cout<<"xin chao";
}
getch();
}
II. Rẽ nhánh không điều kiện
1. Lệnh break
Lệnh break cho phép thoát khỏi vòng lặp, switch..case và chuyển quyền điều khiển chương trình cho lệnh nằm ngay sau lệnh trên.
Ví dụ: Nhập từ bàn phím vào số điểm trung bình của học sinh, sau đó xuất ra kết quả xếp loại tương ứng với số điểm.

Ví dụ: Nhập từ bàn phím vào số điểm trung bình của học sinh, sau đó xuất ra kết quả xếp loại tương ứng với số điểm.
Chương trình
#include
#include
void main()
{ int diem;
cout<<" Nhap diem vao: ";
cin>>diem;
switch(diem)
{ case 0:
case 1:
case 2:
case 3: cout<<" kem "; break;
case 4: cout<<" yeu "; break;
case 5:
case 6: cout<<" trung binh"; break;
case 7:
case 8: cout<<` kha "; break;
case 9:
case 10 cout<<" gioi "; break;
default:
cout<<` Nhap diem lai";
}
getch();
}
2. Lệnh continue
Trái với lệnh break, lệnh continue cho phép chuyển sang lần lặp tiếp theo mà không cần thực hiện phần còn lại.
Bài 3
Cấu trúc lặp



I. Vòng lặp for
1. Cú pháp:
for([biểu thức1];[biểu thức2];[biểu thức3])
[ khối lệnh] ;



Trong đó:
[biểu thức 1]: biểu thức khởi tạo
[biểu thức 2]: biểu thức điều kiện
[biểu thức 3]: biểu thức thay đổi điều kiện

2. Họat động
- Bước 1: thực hiện biểu thức 1.
- Bước 2: kiểm tra biểu thức 2. Nếu biểu thức 2 sai (hoặc =0) thì thoát khỏi vòng lặp for, ngược thực hiện khối lệnh.
- Bước 3: Thực hiện biểu thức 3.
- Bước 4: Quay lại bước 2 cho đến khi thoát khỏi vòng lặp.
3. Ví dụ: Tính tổng
S = 1 +2 +3 +.+n, với n nhập từ bàn phím (n >0)
Chương trình
#include
#include

{
int n, s, i ;
cout<<" nhap n= ";
cin>>n;
s = 0;
for( i = 1 ; i <= n ; i++) s =s + i;
cout<<"tong = "< getch();
}


II. Vòng lặp while
1. Cú pháp

while ( )
[khối lệnh ];

2. Hoạt động
- Nếu biểu thức cho giá trị đúng (hoặc ? 0) thì thực hiện khối lệnh và quay lại kiểm tra điều kiện.
- Nếu biểu thức cho giá trị sai (hoặc =0) thì thoát khỏi vòng lặp

3. Minh họa:
Ví dụ 1:
Viết chương trình tính ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a, b.

Ví dụ 2: Viết chương trình nhập từ bàn phím vào tiền vốn, lãi suất /1 năm. Hỏi đến năm bao nhiêu tiền có được gấp đôi tiền vốn ban đầu.
III. Vòng lặp do...while
1. Cú pháp
do
{ khối lệnh;
}while( );
2. Hoạt động
- Bước 1: Thực hiện khối lệnh
- Bước 2: kiểm tra biểu thức, nếu biểu thức cho giá trị đúng (hoặc # 0) thì quay lại bước 1, ngược lại thoát khỏi vòng lặp.
3. Ví dụ: Tính tổng
S = 1 + 2 + 3 +.+ n, với n nhập từ bàn phím (n >0).
Chương trình
#include
#include
void main()
{ int n, s, i ;
cout<<" nhap n= "; cin>>n;
s = 0; i =1;
do{
s = s + i;
i++;
}while(i <=n);
cout<<"tong = "< getch();
}
Chương III:
Chương trình con, Mảng
Bài 1: Chương trình con
I. Khái niệm:
- Chương trình con là một đoạn chương trình thực hiện các công việc thường được lặp lại nhiều lần trong chương trình chính.
- C++ chỉ có một loại chương trình con duy nhất là hàm
- Hàm có thể không có kiểu trả về, không có đối số, không có giá trị trả về.
II. Khai báo:
[ Kiểu trả về] <([ khai báo các tham số và kiểu của nó])>
{
[return (giá_trị_trả_về)]
}
1. Cú pháp
a. Truyền theo giá trị:
2. Truyền tham số thực cho các đối số
- Giá trị của tham số thực trước và sau khi gọi hàm là không thay đổi.
b. Truyền theo điạ chỉ:
&a: kí hiệu địa chỉ bộ nhớ chứa giá trị a
vd: andy = 25;
fred = andy;
ted = &andy;


*a: giá trị được lưu trữ trong bộ nhớ có địa chỉ là a.
Cú pháp:
Tên_hàm()
III. Lời gọi hàm:
Ví dụ: Ta viết hàm GT (tính giai thừa) của số nguyên n , như sau:
long int GT(int n)
{ long int gt = 1;
for(int i = 1; i <= n; i++) gt = gt *i;
return gt;
}
Tại hàm main ta gọi hàm GT:
main()
{ int n;
cout<<" nhap n = ";
cin>>n
cout<Ví dụ: Nhập từ bàn phím vào một mảng số nguyên, sau đó xuất mảng số đó ra màn hình.
Chương trình:
# include
# include
main()
{ int i, n, a[100];
cout<<" Nhap so phan tu mang:";
cin>>n;
cout<<" Nhap mot mang so nguyen";
for(i = 0 ; i < n; i++)
{ cout<<"Nhap a["< cin>>a[i];
}
cout<<" Xuat mang so nguyen ";
for(i = 0; i < n ; i++)
cout<<" "< getch();
}

Bài tập: Viết lại chương trình trên bằng
cách sử dụng chương trình con.
3. Sắp xếp các phần tử của mảng:
# include
# include
main()
{ int i, j, n, a[100],t;
cout<<" Nhap so phan tu mang:"; cin>>n;
// nhap mang
for(i = 0 ; i < n; i++)
{ cout<<"Nhap a["<>a[i];
}
// sap xep
for(i = 0; i < n -1; i++)
for (j = i +1;j < n; j++)
if (a[i] > a[j])
{ t = a[i];
a[i] = a[j];
a[j] = t
}
cout<<" Xuat mang sau khi sap xep tang"
for(i = 0; i < n; i++) cout<<" "< getch();
}
Bài tập: Viết lại chương trình trên bằng
cách sử dụng chương trình con.
Bài 3:
Xâu kí tự
I. Khái niệm:
- Xâu kí tự được xây dựng như 1 mảng các kí tự và độ dài của xâu được kết thúc bằng kí tự "" (kí tự null).
II. Khai báo:
Char [độ dài tối đa];
Ví dụ: char st[255]
1. Cú pháp
- hoặc có thể khai báo:
char st[]=" Day la xau ki tu"
2. Truy cập các phần tử của xâu:
- Có thể truy cập vào từng kí tự của xâu với tên biến và chỉ số đặt trong ngoặc vuông như truy cập đến phần tử của mảng.
- Chỉ số xâu chạy từ 0 đến độ dài tối đa của xâu kí tự.
III. Các hàm xử lý chuỗi:
1. Nhập chuỗi:
char hoten[30];
-> Có hai cách nhập chuỗi:
- cin>>hoten;// gặp kí tự trắng thì kết thúc việc nhập.
- gets(hoten);// máy vẫn hiểu
ngay cả nhập khoảng trắng, kết thúc
việc nhập bằng phím Enter.


- Sử dụng hàm gets(..) thì phải khai
báo thư viện stdio.h
2. Xuất chuỗi:
Dùng lệnh cout<<[ Tham số];
Lưu ý: Khi xử lý chuỗi phải khai
báo thư viện string.h
3. Hàm đo chiều dài của chuỗi:
- Cú pháp:
strlen(< S>)
S : là chuỗi cần tính chiều dài.
- Nội dung: tính chiều dài của chuỗi S.
- Viết hàm định nghĩa
int chieudai(char s[20])
{ int length = 0;
for(int i = 0; s[i] != `` ; i++)
length ++;
return length;
}
4. Hàm copy một chuỗi:
- Cú pháp:
strcpy( T, S)
S : là chuỗi nguồn.
T: là chuỗi đích.
- Nội dung: copy chuỗi S vào chuỗi T.
- Viết hàm định nghĩa

void str_copy(char t[20], char s[20])
{ int i = 0;
while(s[i] !=``)
{ t[i] = s[i];
i ++;
}
}
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)