BVTV_Sau_hai_cay_an_qua

Chia sẻ bởi Huỳnh Minh Chúc | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: BVTV_Sau_hai_cay_an_qua thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

NHÓM 7
Huỳnh Minh Chúc
Đào Ngọc Chúc
Lâm Thị Chúc Lam
ĐỀ TÀI
1. SÂU VẼ BÙA
Tên khoa học: Phyllocnistic citrelle Stainton
Họ: Ngài đục lá (Phyllocnistidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
1. SÂU VẼ BÙA
Trứng có hình bầu dục dẹp, rất bé dài khoảng 0,29 - 0,35mm, thường thấy ở mặt dưới lá, gần gân chính,  trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở trứng có màu trắng vàng.
Sâu mới nở màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,5mm, lớn lên sâu có màu vàng xanh dài 4mm.
Nhộng dài khoảng 2,1mm, hai đầu thon nhỏ
Bướm có kích thước nhỏ, dài khoảng 2mm, sải cánh rộng khoảng 5mm, có màu vàng nhạt hơi ánh trắng bạc.
Hình thái
1. SÂU VẼ BÙA
Cách gây hại và triệu chứng
Sâu đục vào dưới lớp biểu bì lá, gặm ăn các lớp TB nhu mô lá mang diệp lục và bài tiết phân tạo thành các vệt ngoằn ngoèo màu nâu thẫm.
Sâu phá hại các chồi và lá non làm cho lá quăn queo hoặc rụng làm cho cây chết hoặc giảm sức sống.
1. SÂU VẼ BÙA
Biện pháp phòng trừ
Kĩ thuật canh tác: Tỉa cành, bón phân hợp lí, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm.
Lợi dụng thiên địch để trừ sâu: Kiến vàng Oecophylla smaragdina; một số loài ong kí sinh…
Sử dụng thuốc BVTV: Sherpa 0,05%; Decis 50EC 0,2%; Sumicidin 50EC 0,2%; Polytrin 50EC 0,2%...
Tên khoa học: Toxoptera citridus.
2. RỆP CAM
Hình thái
2. RỆP CAM
Là côn trùng, trưởng thành dài khoảng 2mm, mình căng tròn, có màu nâu đen, sống tập trung và chích hút ở các búp non, lá non.
Cách gây hại và triệu chứng
2. RỆP CAM
Cả rệp trưởng thành và ấu trùng đều chích hút lá non, ngọn chồi làm cho lá non, ngọn chồi biến dạng cong queo, sinh trưởng chậm, cây còi cọc. Đặc biệt rệp cam là môi giới truyền bệnh virus trong đó có bệnh Tristeza rất nguy hiểm cho các vùng trồng cam. Rệp xuất hiện nhiều trong điều kiện trời ấm và ẩm độ cao (mùa xuân)
Biện pháp phòng trừ
2. RỆP CAM
Biện pháp kĩ thuật: Thường xuyên thăm vườn, bón phân, chăm sóc đầy đủ hợp lí và tạo độ thông thoáng cho vườn.
Sử dụng thuốc BVTV như Sherpa 0,2%, Trebon 0,2%, Sherzol 0,2%.
Tên khoa học: Diaphorina citri
Họ: Psyllidae
Bộ: Homoptera
3. RẦY CHỔNG CÁNH
Hình thái
3. RẦY CHỔNG CÁNH
Trứng hình bầu dục, màu vàng, dài 0,3 mm, có 1 đầu nhọn và được đính thẳng vào mặt lá, nách lá.
Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả màu vàng ở các tuổi nhỏ. Ấu trùng tuổi 5 có màu nâu vàng và 2 mầm cánh nhỏ.
Rầy trưởng thành có thân dài 2-3 mm, cánh dài màu nâu đậm xen kẽ vệt trắng chạy từ đầu đến cuối cánh, toàn thân màu xám tro, hơi phớt màu xanh. Khi đậu, phần cuối cánh vếch cao hơn phần đầu, nên có tên gọi là rầy chổng cánh.

Cách gây hại và triệu chứng
3. RẦY CHỔNG CÁNH
Cả ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, đặc biệt ưa chuộng các đọt non hoặc cành non, làm cho các cành này bị ảnh hưởng. Đặc biệt quan trọng vì chúng là môi giới gây truyền bệnh vàng lá gân xanh (bệnh Greening) rất khó phòng trừ cho các loại cam quýt. Trong năm, rầy non có đỉnh cao số lượng trùng với thời điểm ra lộc, đặc biệt là lộc Xuân và lộc Thu.
Biện pháp phòng trừ
3. RẦY CHỔNG CÁNH
Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rầy chổng cánh.
Nhổ bỏ những cây bị bệnh vàng lá Greening đem tiêu hủy để giảm nguồn bệnh lây lan sang những cây khỏe.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển. Thiên địch bắt mồi gồm các loài: kiến vàng Oecophylla smaragdina, bọ rùa, nhện... Thiên địch ký sinh gồm các loài ong họ Eulopidae và Encyrtidae ký sinh rầy non; nấm tua kí sinh rầy trưởng thành.
Phun thuốc khi cây ra đọt non tập trung, có thể dùng các loại thuốc: Trebon 0,150,2%, Sherpa 0,10,2%, Sherzol 0,10,2%, Actara, dầu DCTron Plus, Mipcide, Applaud, Bassa ...
1. SÂU ĐỤC THÂN CHUỐI
Tên khoa học: Cosmopolites sordidus Germ
Họ: Vòi voi (Curculionidae)
Bộ: Cánh cứng (Coleoptera)
Còn gọi là con nhậy, con bọ đầu dài hay con sùng đục gốc chuối...
Hình thái
1. SÂU ĐỤC THÂN CHUỐI
Loài Cosmopolites sp: con trưởng thành hình thon dài màu đen huyền
Loài Cosmopolites sordidus hình dạng tương tự nhưng màu nâu sẫm.
Cả hai loài trên có chiều dài thân trung bình 16mm, đầu nhỏ hình bán nguyệt, vòi nhỏ, cong xuống dưới.
Loài Oidoipores. sp có màu đen, lưng vồng lên. Trứng màu trắng sữa, hình bầu dục. Sâu mới nở màu trắng vàng, dài 2,5mm, rộng 1,5mm
Cách gây hại và triệu chứng
1. SÂU ĐỤC THÂN CHUỐI
Sâu non đục vào trong thân tạo thành những đường ngang dọc, các đường này ngày càng dài và rộng (tại các lỗ đục thường thấy có nhựa chuối tiết ra lầy nhầy màu vàng đục), khi di chuyển sâu để lại một vệt phân như mùn cưa. Nếu nặng, thân cây có thể bị rỗng như xơ mướp, làm cho thân bị thối, lá vàng, nõn bị héo, củ thối và cuối cùng là cả cây bị chết. Nếu cây đã có buồng thì thường sẽ bị gẫy ngang thân hoặc gãy cuống buồng.
Biện pháp phòng trừ
1. SÂU ĐỤC THÂN CHUỐI
Thu dọn các cây chuối đã thu hoạch xong để tiêu diệt nguồn sâu cư trú.
Làm bẫy bằng cách dùng những thân chuối vừa thu hoạch buồng chặt thành khúc dài khoảng 20 – 30cm, bổ đôi thành hai mảnh rồi úp xuống đất xung quanh gốc chuối. Cũng có thể dùng những đoạn cây như vậy chẻ dọc thành 2 hoặc 4 khe, sau đó đặt úp xuống đất gần các gốc chuối. Ban đêm con trưởng thành sẽ mò ra ăn và ần nấp ở các mảnh thân hoặc ở những khe chẻ này, buổi sáng kiểm tra bẫy để bắt con trưởng thành.
Dùng thuốc BVTV: Padan 5H, Basudin 10H, thuốc dạng hột như Furadan, Regent... rải xung quanh gốc chuối.
Tên khoa học: Erionota thrax Linnaeus
Họ: Hesperidae (Bướm Nhảy)
Bộ: Lepidoptera (Cánh Vảy).
2. SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
Hình thái
2. SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
Trứng màu trắng, hình bán cầu, đường kính từ 1,5-2 mm, có những đường vân xiên nổi lên theo chiều dọc của trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng hàng từ 2-8 cái ở bìa lá. Khi sắp nở trứng có màu đen.
Khi mới nở sâu màu trắng sữa. Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 20 ngày.
Nhộng màu xám xanh và có phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, dài từ 35 đến 40 mm. Thời gian nhộng từ 7 -10 ngày.
Bướm có chiều dài 30-35 mm, sải cánh rộng từ 70-80 mm. Toàn thân màu nâu sẫm, đầu và ngực phủ một lớp vảy màu nâu xám. Cánh trước màu nâu đậm. Giữa cánh có hai đốm vàng lớn, gần mép ngoài có một đốm vàng nhỏ, đốm có dạng hình chữ nhật.
Cách gây hại và triệu chứng
2. SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
Sâu non mới nở cắn phiến lá thành một đường dọc theo chiều dài lá (từ phía chóp lá xuống), nhả tơ cuốn lá thành ống rồi ẩn trong đó. Cuốn lá lớn dần với tuổi sâu. Vì lá chuối to nên suốt giai đoạn sinh trưởng một sâu chỉ tập trung gây hại trên một lá. Sâu hóa nhộng ngay bên trong cuốn lá. Trên một lá có nhiều sâu tập trung gây hại. Loài này xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
Cây bị hại
Sâu đang phá hại
Biện pháp phòng trừ
2. SÂU CUỐN LÁ CHUỐI
Thu gom tiêu diệt ngay sâu trong tổ.
Dùng vợt bắt những con bướm đang đậu “ngủ” ở tán lá (vào ban ngày).
Không nên trồng chuối quá dày, thường xuyên tỉa bỏ lá già và những cây đã ăn buồng để vườn luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành. Sử dụng thuốc BVTV như: Fastac 5EC; Padan 95SP; Sherpa 10EC; Basudin 40EC...
1. BỌ XÍT
Tên khoa học:
Bọ xít nâu: Mictis longicorne
Bọ xít nhãn: Tessaratoma longicorne
Hình thái
1. BỌ XÍT
Bọ xít nâu: Con trưởng thành có thân dài khoảng 20mm, rộng 5mm màu nâu đậm, có đường chỉ đỏ chạy dọc từ giữa hai mắt đến cuối ngưc trước. Ngực có hai gai hai bên, có kim chích xếp trước ngực.
Bọ xít nhãn: Con trưởng thành lớn, dài khoảng 28mm, rộng 16mm, màu nâu vàng.
Cách gây hại và triệu chứng
1. BỌ XÍT
Bọ xít đẻ trứng thành từng hàng trên các chồi hoặc quả non Ấu trùng và bọ xít trưởng thành đều dùng vòi chích hút ở những chồi non, cuống hoa và những chùm quả non chưa chín làm cho chồi và chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, quả lớn bị thối ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.
Biện pháp phòng trừ
1. BỌ XÍT
Dùng bẫy hôi tanh bắt bọ xít vào những đêm tối trời, thời tiết lạnh hoặc rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Ngắt các lá có ổ trứng đốt đi.
Có thể dùng vợt hoặc tay để bắt, tỉa cành để các đợt hoa và lộc non ra tập trung.
Sử dụng thiên địch: Thiên địch ký sinh: Ong Anastatus sp, Ooencyrtus sp..; Thiên địch ăn mồi: Nhện, kiến… Tạo điều kiện thuận lợi cho ong kí sinh phát triển
Phun thuốc BVTV như: Dipterex 0,3%, Trebon 0,15-0,2%, Mipcide, Fenbis, Bassa, Sherpa…Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ bọ xít non giai đoạn chúng còn sống tập trung (tuổi từ 1 – 2, đầu tuổi 3).
2. SÂU ĐỤC QUẢ
Tên khoa học: Acrocercops cramerella
Hình thái
2. SÂU ĐỤC QUẢ
Trứng dẹp, hơi dài, kích thước dưới 0,5mm.
Sâu non màu trắng sữa, lớn đẫy sức dài 1,2 – 1,5mm.
Nhộng có hình thon nhọn
Thành trùng là loại bướm ngài nhỏ
Bướm sâu đục quả nhãn
Cách gây hại và triệu chứng
2. SÂU ĐỤC QUẢ
Sâu trưởng thành đẻ trứng vào nách lá non, cuống quả. Sâu non sau khi nở đục ngay vào quả hoặc ở ngoài nhả tơ kết dính các quả non lại. Những quả bị hại chậm phát triển, dễ rụng, chín sớm, bên trong núm quả vẫn có sâu non, chất lượng quả giảm.
Sâu non kết kén hóa nhộng ở vỏ quả, trên các lá khô hoặc lá xanh.
Biện pháp phòng trừ
2. SÂU ĐỤC QUẢ
Sau khi thu hoạch làm vệ sinh vườn, tỉa bỏ lá già, cành lá rậm rạp để hạn chế nơi trú ngụ của sâu.
Sử dụng thuốc hóa học như Delthamethrin; Dipterex 0,2%, Sherpa 0,2%, Padan 95SP 0,1%, Pegasus 0,1%... thời điểm trước khi thu hoạch quả 20-25 ngày.
1. RỆP SÁP PHẤN HẠI XOÀI
Tên khoa học: Rastrococcus spinosus
Hình thái
1. RỆP SÁP PHẤN HẠI XOÀI
Rệp trưởng thành dài 3 – 3,5mm, rìa mỗi bên cơ thể có các sợi tua sáp trắng, phần đuôi cũng có một đôi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp như phấn.
Cách gây hại và triệu chứng
Rệp sáp phấn gây hại trên xoài và nhiều loại cây trồng khác. Cả rệp trưởng thành và rệp non đều chích hút nhựa rễ, lá, hoa, quả. Vào giai đoạn quả non, nếu mật số rệp sáp cao, quả sẽ bị rụng. Bên cạnh đó mật ngọt do rệp tiết ra sẽ giúp nấm bồ hóng phát triển, làm lá và vỏ quả bị đen, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của quả. Vòng đời rệp 5-6 tuần.
1. RỆP SÁP PHẤN HẠI XOÀI
Biện pháp phòng trừ
Phun nước vào quả để rửa trôi rệp sáp.
Tỉa bỏ những quả bị nhiễm ở giai đoạn đầu.
Sử dụng thiên địch: Gồm nhiều loài bọ rùa và ong ký sinh
Tránh trồng xen với những loại cây dễ bị rệp sáp.
Phun thuốc BVTV như: Pyrinex, Supracide, Basudin, Sagolex, Vidithoate, dầu khoáng D-C Tron Plus...
1. RỆP SÁP PHẤN HẠI XOÀI
2. SÂU ĐỤC QUẢ XOÀI
Tên khoa học: Deanolis albizonalis
Họ: Pyralidae
Bộ: Lepidoptera
Hình thái
2. SÂU ĐỤC QUẢ XOÀI
Ấu trùng dài khoảng 20-22mm, có những khoang trắng đỏ xen kẻ trên lưng.
Thành trùng sâu đục trái là loài ngài sải cánh khoảng 25 28mm, cánh trước màu nâu, cánh sau màu xám trắng. Thân có những khoang trắng đỏ xen kẻ nhau rất đặc biệt. Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày ẩn trốn dưới các lá cây đẻ trứng thành từng khối trên phần chóp trái hoặc trong những khe nứt của trái trên những chùm trái khuất ánh sáng.
Sau đục quả xoài
Cách gây hại và triệu chứng
2. SÂU ĐỤC QUẢ XOÀI
Khi mới nở, sâu nằm dưới vỏ xoài để ăn phá, sau đó đục vào trái. Sâu thường gây hại trên xoài non 30 - 40 ngày tuổi vì chúng rất thích hạt trái non mềm. Triệu chứng xuất hiện rộ khi trái gần cứng bao đầu. Sau giai đoạn ấu trùng sâu rơi xuống đất hóa nhộng.
Khi bị hại, ở chóp trái có chất lỏng tiết ra từ vết đục, sau đó có chấm đen nhỏ và dần dần lan rộng ra. Khi bị tấn công vào giai đoạn quả nhỏ, quả sẽ bị rụng, chóp trái có thể bị biến dạng cong lại. Ngoài ra, vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển làm trái xoài bị thối nhanh, vết thối bắt đầu từ đầu lên cuống.
Biện pháp phòng trừ
2. SÂU ĐỤC QUẢ XOÀI
Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong quả.
Sau khi thu hoạch xong nên cho nước vào ngập vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất.
Nuôi thả kiến vàng làm thiên địch.
Nên tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn xoài.
Sử dụng biện pháp bao quả bằng bao giấy dầu, bao keo mỏng, hoặc bằng vải cotton.
Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài quả, có thể sử dụng thuốc Sherpa, Decis, Trebon, Padan 95SP, Map Genie 12EC, Oncol 20EC, Marshal 200SC…
HÃY GỌI TÊN NÓ !!!
Sâu cuốn lá chuối
Sâu vẽ bùa
Rệp sáp phấn
Bướm Sâu cuốn lá chuối
Rầy chổng cánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Minh Chúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)