BVMT tieu hoc

Chia sẻ bởi Dương Hữu Sơn | Ngày 22/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: BVMT tieu hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô đến với hội nghi tập huấn Giáo dục Tích hợp về bảo vệ môi trường
Tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường
Môn: TN & XH
I- Mục tiêu, hình thức và phương pháp tích hợp
* Hoạt động 1
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học,
Đồng chí hãy xác định !
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
Giáo dục BVMT qua môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học nhằm đạt được
1. Mục tiêu :
1) Kiến thức
Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, Măt Trời, Trái đất,.).
Biết và kể được một số hoạt động của con người làm môi trường bị ô nhiễm.
Biết và nêu được một số ảnh hưởng của môi trường sông xung quanh đến sức khỏe sống của con người.
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
b) Thái độ, tình cảm
Yêu quý thiên nhiên, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường sống cho cây cối, con vật và con người.
Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; phê phán các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môI trường.
c) Kĩ năng, hành vi
Phát hiện ra các mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường.
Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Thuyết phục người thân , bạn bè tham gia bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2
Đồng chí hãy trao đổi về các vấn đề sau :

1, Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp giáo dục BVMT theo các mức độ như thế nào?

2, Nêu một số phương pháp tích hợp nội dung GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội?cho 1 ví dụ của 1 trong các phương pháp?

3, Có thể thực hiện tích hợp nội dung giáo dục BVMT qua những hình thức nào?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
a, Mức độ toàn phần
- Giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học.
Như vậy cũng chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường.
b, Mức độ bộ phận:
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp
với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn, đồng thời lưu
ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học
có liên quan đến giáo dục BVMT. Giáo viên cần lưu ý khi dạy học tích
hợp giáo dục BVMT phải thật nhẹ nhàng, phù hợp, đạt mục tiêu của bài
học theo yêu cầu của bộ môn và mục tiêu giáo dục BVMT, không gò ép
nội dung không liên quan với giáo dục BVMT.
c, Mức độ liên hệ.
Khi dạy, giáo viên cần có ý thức chuẩn bị nội dung tích hợp và những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về môi trường, tiến tới trang bị cho các em kĩ năng sống và học tập thích ứng với sự phát triển bền vững.
Đồng thời chú ý hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng nội dung hoạt động theo hướng giáo dục BVMT một cách tự nhiên, hài hoà, đúng mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.
2, Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

- Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục BVMT qua môn tự nhiên và xã hội cần theo hướng :

- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương pháp dạy học phù hợp như: phương pháp thảo luận, quan sát, trò chơi, tìm hiểu và điều tra....
VD: Phương pháp thảo luận
Khi dạy bài vệ sinh môi trường (lớp 3) , giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Các câu hỏi có thể dùng để thảo luận là :
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác?
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác ?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khoẻ của con người ?

Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện nhóm báo cáo, học sinh các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

GV kết luận: Rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người.
3, H×nh thøc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng tÝch hîp gi¸o dôc BVMT :

- Gi¸o dôc BVMT, kh«ng chØ ®­îc thùc hiªn tÝch hîp trong c¸c tiÕt häc (trong líp, ngoµi líp) mµ cßn ®­îc gi¸o dôc th«ng qua c¸c ho¹t ®éng kh¸c nh­: thùc hµnh gi÷ g×n tr­êng, líp s¹ch sÏ; trang trÝ líp häc ®Ñp ,…

- Ho¹t ®éng gi¸o dôc BVMT cã thÓ tiÕn hµnh víi c¶ líp hoÆc nhãm häc sinh.
II- Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp GD-BVMT môn tự nhiên và xã hội.
* Hoạt động 3:
Đ/c hãy rà soát, nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa môn tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3 từ đó
Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT.
Nêu nội dung và mức độ tích hợp giáo dục BVMT của các bài học đó.
Trình bày kết quả hoạt động theo bảng sau:

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1, Nội dung, địa chỉ, mức độ - lớp 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Hữu Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)