BVMT ĐẤT

Chia sẻ bởi Trần Thị Quỳnh Nhi | Ngày 23/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: BVMT ĐẤT thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Bài 3

Bảo vệ tài nguyên đất

Thanh Hóa 1/2009

Mục tiêu
Giới thiệu nội dung cơ bản của chuyên đề
Trao đổi thực trạng về MT đất ở địa phương, nguyên nhân và giải pháp bảo vệ môi trường đất
Nội dung chính của chuyên đề

I. Một số khái niệm

II. Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm và suy thoái MT đất

III. Chủ trương của Đảng và Nhà nước và qui định pháp luật có liên quan tới bảo vệ tài nguyên đất



Thảo luận nhóm
1. Đất có vai trò như thế nào? Ô nhiễm, suy thoái đất gây hậu quả gì? Nguyên nhân làm đất bị ô nhiễm, suy thoái? Liên hệ với thực tiễn của địa phương?
2. Cần phải làm gì để chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất nói chung và ở địa phương nói riêng?

Một số khái niệm


Đất là một HST gồm các hợp phần không sống (nước, chất khoáng, chất hữu cơ, không khí) và các hợp phần sống (địa y, tảo, rêu, vi sinh vật cố định đạm, sinh vật). Giữa hợp phần không sống và sống luôn diễn ra sự trao đổi vật chất và năng lượng. Bình thường HST luôn ở trạng thái cân bằng, tạo MT đất thích hợp cho các loại sinh vật sinh trưởng và phát triển. Khi có một lượng các chất hoá học độc hại vượt quá khả năng chịu tải của đất, thì HST sẽ mất cân bằng và MT đất bị ô nhiễm.
Suy thoái đất là sự giảm hoặc mất đi năng suất sinh học và khả năng đem lại lợi ích kinh tế của đất
Sa mạc hoá là suy thoái đất tại các vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra.
Thực trạng của ô nhiễm và suy thoái MT đất
Trên thế giới, đất đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ. Nhiều đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sa-ha-ra có diện tích rộng 8 triệu km2, nhưng mỗi năm lại tăng thêm từ 5-7 km2. Sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xói mòn đất ở nhiều khu vực. Khoảng 305 triệu hecta đất màu mỡ (gần bằng diện tích của Tây Âu) đã bị suy thoái, không thể SX nông nghiệp.
Khoảng 910 triệu hecta đất tốt (tương đương với diện tích nước úc) sẽ bị suy thoái ở mức trung bình, giảm tính năng sản xuất và có nguy cơ sẽ bị suy thoái ở mức độ mạnh trong tương lai gần. Dự đoán, hơn 140 triệu hecta đất sẽ bị mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên TG đang chuyển chậm sang dạng hoang mạc. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hàng năm vào các sông ngòi và biến cả.
Thực trạng (Tiếp)
Việt Nam có DT đất tự nhiên 33.121 triệu ha với 3/4 lãnh thổ là đồi núi và trung du, đứng thứ 58/200 nước trên TG. Diện tích đất bình quân đầu người thuộc loại rất thấp, xếp thứ 159 và chỉ bằng 1/6 bình quân của TG.
Tốc độ tăng dân số,phát triển CN và đô thị hoá làm DT, đặc biệt đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, đất ngày càng bị suy thoái, DT đất bình quân đầu người càng giảm dần.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng ở VN, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn 3/4 quĩ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi; Đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng; Đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, bạc màu; Đất khô hạn và sa mạc hoá;Đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở; Đất bị ô nhiễm.
Hậu quả suy thoái đất
ở ĐB, thách thức về MT đất là nạn ngập úng, lũ, phèn hoá, mặn hoá, ô nhiễm đất, vắt kiệt độ phì của đất để thu lợi ích ngắn hạn và sạt lở bờ sông, bờ biển.
ở vùng núi, nguyên nhân suy thoái MT đất chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu; tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi. Sự suy thoái MT đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm DT đất nông nghiệp.
ô nhiễm và STĐ đã và đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và sức khoẻ con người. ô nhiễm và STĐ giảm NS, chất lượng cây trồng. ô nhiễm và STĐ tạo ra nông phẩm không đảm bảo ATTP, ảnh hưởng tới sức khoẻ. ô nhiễm và STĐ kéo dài sẽ làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học, xói mòn diễn ra càng mạnh dẫn đến hoang mạc hoá trên diện rộng, mất hoàn toàn khả năng sản xuất.
Nguyên nhân ô nhiễm và ST tài nguyên đất
1. Đất bị ô nhiễm:
Do hoạt động của con người: khai thác KS, SX CN, SX làng nghề, Sx NN, CN hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ...
Sử dụng hoá chất trong SXNN: Quá nhiều và không đúng kĩ thuật, không cân đối giữa các loại phân.
Sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ dịch hại.
2. Suy thoái đất
STĐ do xói mòn, là QT dẫn đến STĐ mạnh nhất. Nước ta với 3/4 DT là đồi núi có độ dốc cao (25 triệu ha đất dốc), khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều... Vì vậy, đất dễ bị xói mòn, sạt lở, cân bằng ST bị phá vỡ, thảm thực vật bảo vệ đất giảm, lí hoá tính của đất bị thay đổi , các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ bị mất đi dẫn đến STĐ. Khoảng 17,7 triệu ha đất dốc bị STở các mức độ khác nhau.
STĐ do hoạt động của con người như sự tăng dân số và kĩ thuật canh tác không hợp lí. Mất rừng, cháy rừng, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, khu CN, khai thác KS...
CHÚNG TA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN
Công nghiệp đóng tầu và khai thác mỏ
CHÚNG TA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN
điện than, giấy, thép, lọc dầu
CHÚNG TA THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN
Khai thác rừng
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA PHÁT TRIỂN
Kết quả sau khai thác mỏ
Phát quang rừng làm nương rẫy
KẾT QUẢ ĐỂ LẠI
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA PHÁT TRIỂN
Kết quả sau khai thác rừng
Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của thảm thực vật Tây Nguyên (ảnh: thinkquest)

Mặt bằng và hồ chứa bùn đỏ của Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đăk Nông) đang được TKV gấp rút triển khai. Ảnh: Thanh Tùng.
Quả bom bùn khổng lồ trong lòng Đăk Nông






Dự án khai thác bôxít Tây Nguyên - Sẽ là bom nguyên tử môi trường?



Vận chuyển quặng bô - xít (ảnh: picasaweb)
Một cảnh khai thác bô - xít trên thế giới (ảnh:picasaweb)
 Một hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ từ khai thác bô - xít

Nguồn nước đỏ quạch do khai thác mỏ bôxit thải ra ở Hà Nam, Trung Quốc - Ảnh: sina.cn

Hồ thải bùn đỏ của mỏ khai thác bô - xít ở Ấn Độ


Khai thác bô - xít ở Ấn Độ
Do không đủ điện để chế biến nên Ấn Độ phải xuất quặng thô

Hồ chứa bùn đỏ ở Ấn Độ tràn ra sông suối, nguồn nước sinh hoạt của dân làng

Các biện pháp phòng, chống ô nhiễm và
suy thoái đất
Mỗi vùng, địa phương phải xây dựng được quy hoạch sử dụng đất hợp lí và áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp với đặc điểm đất đai của từng vùng, miền.
Gắn việc sử dụng đất với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ MT đất.
Chú ý bón phân cân đối và hợp lí, chống lạm dụng phân đạm, tăng cường bón phân chuồng.
Tích cực thực hiện chương trình "3 tăng, 3 giảm" và chương trình Phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
Hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Chỉ dùng thuốc khi sâu bệnh có khả năng trở thành dịch. Khi dùng thuốc phải đảm bảo 4 đúng: đúng thuốc, đúng sâu bệnh, đúng liều lượng, đúng thời gian.




Màu xanh Tây Nguyên (ảnh: agroviet)
Môi trường sinh thái Tây Nguyên
Đua voi Tây Nguyên (ảnh: vov)



III. Chủ trương của Đảng, NN và qui định pháp luật có liên quan tới bảo vệ tài nguyên đất


Nhiều chỉ thị, NQ và văn bản về bảo vệ Tài nguyên đất đã được ban hành như Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ môi trường (2005); Chiến lược Bảo vệ môi trường QG đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (QĐ 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2/12/03); Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở VN còn gọi CT nghị sự 21 của VN (QĐ 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/04) v.v...
Nhiều chương trình, dự án đã được triển khai như giao đất khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên đất dốc, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven bờ... Một số hành động quốc tế nhằm chống thoái hoá đất cũng đã được thực hiện.
2.Chủ trương của Nhà nước về chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững (CT nghị sự 21) đã đưa ra các hoạt động ưu tiên nhằm chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất
- Về chính sách, pháp luật
- Về kinh tế
- Về kỹ thuật
- Về nhận thức
3. Chủ trương của Nhà nước về chống sa mạc hoá
giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
ở Việt nam, chống sa mạc hoá có nghĩa là ngăn chặn nguy cơ thoái hoá đất, hạn chế quá trình hoang mạc hóa ở vùng bán khô cạn, khô cạn và vùng ẩm nửa khô hạn, phục hồi và cải tạo đất dạng suy thoái, hoang hoá bằng việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đi đôi với đẩy mạnh xã hội hoá để từng hộ dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất đai, rừng, chống nhiễm mặn, nhiễm phèn, chống cát di động, phát triển thuỷ lợi để cải thiện sinh kế cho người dân ở địa bàn bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.
CẢNH QUAN VÀ GIÁ TRỊ TINH THẦN


Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Quỳnh Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)