BVMT

Chia sẻ bởi Huỳnh Hồng Diễm | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: BVMT thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Lớp: 5-6 tuổi
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết ích lợi của nước trong đời sống của người và động vât, thực vật, biết phân biệt nước sạch nước bẩn
- Trẻ quan sát nước. Tranh, đàm thoại cùng cô và bạn
- Cháu có ý thức bảo vệ nước, tiết kiệm nước….
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh 2 khuôn mặt, 1 khuôn mặt vui 1 khuôn mặt buồn, 2 lọ cắm hoa, 3 lọ đựng nước, tranh về các nguồn nước…
- Trẻ: tranh lô tô về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước, làm ô nhiểm nguồn nước và 1 bộ tranh trắng đen cho trẻ làm bảng tuyên truyền, bút màu, dụng cụ tưới cây
III. Tiến hành:

Hoạt đọng của cô
Hoạt động của trẻ

 - Cháu chơi “chi chi chành chành”
- Cô đưa hoa hỏi: Cô có gì trong tay?
- Cô cắm hoa vào 2 lọ
- Cô đưa tranh hỏi: cô có tranh gì?
- Cô để rổ tranh lô tô ra cho trẻ chơi “về đúng nhà”
- Cô phổ biến cách chơi: Mỗi cháu được nhận 1 thẻ lô tô và quan sát kỹ xem trên tay cháu là tranh bạn làm đúng hay sai về việc tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước, ai có tranh về việ làm đúng sẽ chạy về phía bạn có gương mặt vui ai có tranh về việc làm sai sẽ chạy về phía bạn có gương mặt buồn
- Cô kiểm tra lại và hỏi:
- Tranh của cháu vì sao đúng?

- Tranh của cháu vì sao sai?
- Chúng ta cần nước để làm gì?
- ở lớp mẫu giáo cô và các con dùng nước để làm gì?

- Ở nhà mẹ dùng nước để làm gì?
- Trong công nghiệp người ta dùng nước để làm gì?
- Bác nông dân dùng nước để làm gì?
- Động vật dùng nước để làm gì?
- Ở lớp ta con gì sống dưới nước?
- Cho cháu hát “Cá vàng bơi”
- Ở trường bác bảo vệ dùng nước để làm gì?
- Vậy cháu giúp bác bảo vệ tưới cây nhé!

- Cô hỏi: Cháu vừa giúp bác bảo vệ làm gì?
- Cây thiếu nước sẽ thế nào?
- Người và con vật thiếu nước sẽ thế nào?
- Cho lớp hát

- Cô gắn tranh giới thiệu các nguồn nước: Nước mưa, nước giếng, nước máy…
- Nước mưa: Để uống, rửa rau, tưới cây…
- Nước sông: rất bẩn muốn dùng được phải khử thuốc, lóng phèn…
- Nước biển: mặn không sử dụng được trong sinh hoạt, dùng làm muối
- Nước suối: Chảy từ các khe núi ..
* Nước sạch nước bẩn:
- Chúng ta sử dụng được nước gì?
- Còn nước bẩn có sử dụng được không?

* Làm thí nghiệm:
- Cô đặït 3 lọ thủy tinh trước mặt trẻ: Rồi cho nước vào lọ thứ nhất sau đó cho cát vào và hỏi
- Cháu có nhận xét gì?
- Lọ 2: cô cho nước vào rồi cho lá khô vụn vào hỏi:
- Cháu có nhận xét gì?
- Cô giải thích: Lâu ngày lá cây bị phân hủy có mùi hôi thối gọi là nước bẩn
- Lọ 3: Cô cho nước trong suốt vào và cho cháu nhận xét
- Nước bẩn nếu sử dụng sẽ thế nào?
* Thực hiện bảng tuyên truyền:
- cô phát tranh cho 3 nhóm trẻ yêu cầu trẻ tô màu tranh bạn có hành vi đúng trong việc bap3 vệ nước và tiết kiệm nước, gạch chéo tranh có hành vi sai không bảo vê nguồn nước, không tiết kiêm nước
- Cô kiểm tra hỏi lại: Vì sau cháu chọn tô màu những tranh ấy?
* Quan sát 2 lọ cắm hoa:
- Cô cho trẻ quan sát lại 2 lọ cắm hoa ban đầu và hỏi:
- Cháu có nhận xét gì về 2 lọ cắm hoa này?

- Cô khen trẻ và cho trẻ nghỉ
- Trẻ vừa đọc đồng dao vừa chơi
- Cô có hoa
- Trẻ quan sát và nói : cô cắm hoa vào lọ
- Tranh 1 bạn buồn, 1 bạn vui


- Cháu nghe hiệu lệnh cùng chơi





- Bạn tưới hoa, đánh răng, bạn tắt nước không để nước tràn
- Bạn xả rác xuống ao nước…
- Để uống, tắm rửa
- Để uống, rửa tay, rửa đồ chơi, rửa sàn nhà….
- Nấu ăn , rửa rau, giặt giũ
- Sản xuất ra đồ dùng
- Tưới cải , làm ruộng , tưới cây….
- Để uống , để bơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Hồng Diễm
Dung lượng: 7,25KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)