BV lop 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đức |
Ngày 05/10/2018 |
106
Chia sẻ tài liệu: BV lop 10 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Đề :"Thuyết minh về phong tục cổ truyền ngày tết" [Lớp 10]
Trải bao năm tháng; từ đời này truyền qua đời khác; cứ mỗi khi đông tàn; tiết xuân lại đến thì toàn thể dân tộc Việt và cả một số dân tộc khác ở phương Đông Châu Á lại rộn rịp chuẩn bị Tết. Một trong những phong tục cổ xưa nhất của người Việt làm trong những ngày Lễ Tết nguyên đán chính là trồng cây nêu: Cu kêu ba tiếng cu kêu Trông mau đến tết dựng nêu ăn chè Ăn chè rồi lại ăn xôi. Còn ba đòn bánh Tét để dành hạ nêu .Dù là người thành thị hay nông thôn, mỗi khi nghe câu ca dao đều thấy lòng mình xốn xang rộn rã. Hình ảnh cây nêu được dựng trước cửa ngôi nhà mái tranh luôn gợi cho ta cảnh đón xuân ấm cúng và gia đình xum họp.Ngày nay, người Việt Nam đã bỏ thói quen dựng nêu ngày Tết. Nhưng xưa kia, mỗi lần năm mới đến là phải cắm nêu: Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh là những biểu tượng đón xuân không thể thiếu được. Nhưng nêu là thế nào? Vì sao phải dựng nêu? Câu chuyện thực ra cũng không đơn giản. Trước tiên hãy nói đến cây nêu. Nêu là một cái cây cao, vào dịp năm mới, phải đem ra cắm ở trước sân (hoặc trước cổng, hoặc giữa vườn dóng với cổng chính của nhà). Tết đến, mọi nhà thường dựng nêu vào ngày 30 tháng chạp (nếu tháng chạp thiếu thì 29) Thường thì miền Bắc dựng nêu vào buổi trưa, miền Trung buổi chiều, còn miền Nam thì chạng vạng tối. Tết Nguyên Đán kết thúc chính thức bằng lể Khai Hạ, đồng thời cũng làm lể Hạ Nêu. Lể Khai Hạ được cử hành vào ngày mùng 7 tết. Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc,… Nêu của người Việt là một cây tre, cao hơn nóc nhà, từ gốc đến ngọn phải róc cành cho trơn tru. Cây tre càng thẳng càng quý. Trên ngọn cây, treo một cái giỏ trong có sẵn trầu cau, vàng mã... gắn quanh cái giỏ ấy có thêm một chùm lá dứa, những cái đèn xếp và những tua giấy mầu đỏ, mầu vàng. Cây nêu hiên ngang, cao vút, chiếm lĩnh không gian của cả nhà, cả vườn, gây ấn tượng huy hoàng và cao đẹp. Nêu của người Mường cũng là cây tre, nhỏ hơn, có nhiều lá hơn cây nêu Việt một chút. Ngọn nêu buộc một que ngang, treo hai chuỗi vòng, người ta gọi là hoa nêu. Các vòng này đều là vòng tre tiện mỏng, nhiều ít tùy tiện. Người ta gọi đó là chuỗi "của", tượng trưng cho của cải sung túc của gia đình. Nêu của người Co (Tây Nguyên) thường cắm trong các đám lễ hội Đâm trâu. Cây nêu phải là một đoạn của cây trò, nối với một đoạn của cây lồ ô. Ngọn nêu treo một lá phướn. Trên lá phướn lại là hình một con chim (đan bằng tre). Con chim ấy phải là chim chèo bẻo, tượng trưng cho sự hùng mạnh. Nêu của người Hoa, chịu ảnh hưởng của lý thuyết đạo giáo nhiều hơn. Nêu được gọi là cây phù đào (phù có nghĩa là bùa). Chuyện kể là cung của bà Tây Vương Mẫu có trồng cây đào. Thần ngự ở cây này chuyên bắt các loại quỷ dữ. Có cây phù đào, là có thần trấn giữ, quỷ không dám đến. Vì vậy, mà nhà người Hoa không có điều kiện trồng nêu, người ta có thể bẻ cành đào treo trước cửa. Có thể kể thêm tập tục nhiều dân tộc nữa. Nhưng có thể thấy một khuynh hướng tâm linh chung: trừ tà, ma và cầu mong một năm mới đến với nhiều điều tốt đẹp, an lành và hạnh phúc cho gia chủ. Không biết trên thế giới có nhiều chuyện kể về cây nêu không, chứ câu chuyện của VN thì quả là đặc sắc. Ngược dòng thời gian, ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước và con người chỉ làm thuê, phải nộp hoa màu cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Người quá khổ cực nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa.Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công
Trải bao năm tháng; từ đời này truyền qua đời khác; cứ mỗi khi đông tàn; tiết xuân lại đến thì toàn thể dân tộc Việt và cả một số dân tộc khác ở phương Đông Châu Á lại rộn rịp chuẩn bị Tết. Một trong những phong tục cổ xưa nhất của người Việt làm trong những ngày Lễ Tết nguyên đán chính là trồng cây nêu: Cu kêu ba tiếng cu kêu Trông mau đến tết dựng nêu ăn chè Ăn chè rồi lại ăn xôi. Còn ba đòn bánh Tét để dành hạ nêu .Dù là người thành thị hay nông thôn, mỗi khi nghe câu ca dao đều thấy lòng mình xốn xang rộn rã. Hình ảnh cây nêu được dựng trước cửa ngôi nhà mái tranh luôn gợi cho ta cảnh đón xuân ấm cúng và gia đình xum họp.Ngày nay, người Việt Nam đã bỏ thói quen dựng nêu ngày Tết. Nhưng xưa kia, mỗi lần năm mới đến là phải cắm nêu: Cao nêu, kêu pháo, bánh chưng xanh là những biểu tượng đón xuân không thể thiếu được. Nhưng nêu là thế nào? Vì sao phải dựng nêu? Câu chuyện thực ra cũng không đơn giản. Trước tiên hãy nói đến cây nêu. Nêu là một cái cây cao, vào dịp năm mới, phải đem ra cắm ở trước sân (hoặc trước cổng, hoặc giữa vườn dóng với cổng chính của nhà). Tết đến, mọi nhà thường dựng nêu vào ngày 30 tháng chạp (nếu tháng chạp thiếu thì 29) Thường thì miền Bắc dựng nêu vào buổi trưa, miền Trung buổi chiều, còn miền Nam thì chạng vạng tối. Tết Nguyên Đán kết thúc chính thức bằng lể Khai Hạ, đồng thời cũng làm lể Hạ Nêu. Lể Khai Hạ được cử hành vào ngày mùng 7 tết. Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc,… Nêu của người Việt là một cây tre, cao hơn nóc nhà, từ gốc đến ngọn phải róc cành cho trơn tru. Cây tre càng thẳng càng quý. Trên ngọn cây, treo một cái giỏ trong có sẵn trầu cau, vàng mã... gắn quanh cái giỏ ấy có thêm một chùm lá dứa, những cái đèn xếp và những tua giấy mầu đỏ, mầu vàng. Cây nêu hiên ngang, cao vút, chiếm lĩnh không gian của cả nhà, cả vườn, gây ấn tượng huy hoàng và cao đẹp. Nêu của người Mường cũng là cây tre, nhỏ hơn, có nhiều lá hơn cây nêu Việt một chút. Ngọn nêu buộc một que ngang, treo hai chuỗi vòng, người ta gọi là hoa nêu. Các vòng này đều là vòng tre tiện mỏng, nhiều ít tùy tiện. Người ta gọi đó là chuỗi "của", tượng trưng cho của cải sung túc của gia đình. Nêu của người Co (Tây Nguyên) thường cắm trong các đám lễ hội Đâm trâu. Cây nêu phải là một đoạn của cây trò, nối với một đoạn của cây lồ ô. Ngọn nêu treo một lá phướn. Trên lá phướn lại là hình một con chim (đan bằng tre). Con chim ấy phải là chim chèo bẻo, tượng trưng cho sự hùng mạnh. Nêu của người Hoa, chịu ảnh hưởng của lý thuyết đạo giáo nhiều hơn. Nêu được gọi là cây phù đào (phù có nghĩa là bùa). Chuyện kể là cung của bà Tây Vương Mẫu có trồng cây đào. Thần ngự ở cây này chuyên bắt các loại quỷ dữ. Có cây phù đào, là có thần trấn giữ, quỷ không dám đến. Vì vậy, mà nhà người Hoa không có điều kiện trồng nêu, người ta có thể bẻ cành đào treo trước cửa. Có thể kể thêm tập tục nhiều dân tộc nữa. Nhưng có thể thấy một khuynh hướng tâm linh chung: trừ tà, ma và cầu mong một năm mới đến với nhiều điều tốt đẹp, an lành và hạnh phúc cho gia chủ. Không biết trên thế giới có nhiều chuyện kể về cây nêu không, chứ câu chuyện của VN thì quả là đặc sắc. Ngược dòng thời gian, ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước và con người chỉ làm thuê, phải nộp hoa màu cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Người quá khổ cực nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa.Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đức
Dung lượng: 6.2 KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)