Bùi Văn Bến (ĐH Văn Sử K41)
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Mỹ Hạnh |
Ngày 27/04/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Bùi Văn Bến (ĐH Văn Sử K41) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đi sâu tìm hiểu chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương cũng đồng thời góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong đường lối chiến tranh nhân dân và làm phong phú thêm kinh nghiệm trong đấu tranh giành, giữ và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Hơn nữa, là một sinh viên văn - sử, sinh ra và lớn lên trên quê hương Thanh Miện anh hùng. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc tìm hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông. Để từ đó tạo cho mình vốn kiến thức trong học tập.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954) đã được đề cập ở một số công trình sau:
"Hải Dương lịch sử kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ" - Đảng uỷ, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương - NXB Quân đội nhân dân - Hà Nội 2001.
Tác phẩm đã đề cập tới một số trận đánh lớn của quân và dân Thanh Miện, có sự phối hợp của bộ đội chủ lực và bộ đội tỉnh.
"Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Miện" - Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Miện - 1998.
Tác phẩm đã đề cập đến quá trình hình thành lực lượng dân quân du kích và những chủ trương của huyện uỷ về đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địa phương.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có hai khoá luận tốt nghiệp: "Chiến tranh du kích ở tỉnh Hải Dương trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược" của Đào Ngọc Anh năm 2001 và đề tài: "Tổng phá tề khu vực đường số 5 trong kháng chiến chống Pháp" của Nguyễn Thị Dinh năm 2005.
Trên đây là những đề tài quan trọng làm cơ sở cho em tiếp tục đi sâu tìm hiểu và làm rõ vấn đề: "Chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954)".
Hai công trình trên đã đề cập tới những trận càn lớn của Thực dân Pháp trên địa bàn huyện Thanh Miện và những trận đánh lớn của quân dân Thanh Miện. Tuy nhiên, những vấn đề đó chỉ được đề cập một cách khái quát, sơ lược chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và có hệ thống.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Quá trình tiến hành chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Miện tỉnh Hải Dương trong những năm 1949 - 1954.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương trong tiến trình phát triển lịch sử.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình tiến hành chiến tranh du kích vùng địch hậu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Huyện Thanh Miện - Hải Dương
Thời gian: Những năm 1949 – 1954
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu tôi đã sử dụng một số Nghị quyết của Liên khu III, Báo cáo quân sự về tình hình cách mạng của tỉnh đội Hải Dương và một số nguồn tài liệu có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
5. Đóng góp của đề tài
Tái hiện lại một thời kỳ hào hùng của quân dân Thanh Miện trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong đường lối chiến tranh nhân dân.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu (từ trang 1 đến trang 4) và phần Kết luận (từ trang 44 đến trang 45), đề tài được xây dựng thành 2 chương.
Chương 1: (13 trang) Khái quát về huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Chương 2: (25 trang) Chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954).
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THANH MIỆN
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THANH MIỆN
TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Miện là một huyện đồng bằng chiêm trũng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Miện có diện tích tự nhiên 122 km2. Địa hình Thanh Miện tương đối bằng phẳng đất đai đều là đất phù sa cát và một phần đất thịt, độ phì khá tốt.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Thanh Miện là một huyện thuần nông và rất nghèo.
1.2.2. Đặc điểm văn hoá xã hội
Toàn huyện có 18 xã và một thị trấn với 92 thôn, làng, ấp, trại. Cư dân Thanh Miện chủ yếu là người kinh
1.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân Thanh Miện
Nhân dân Thanh Miện vốn có truyền thống yêu nước thể hiện qua quá trình dựng nước và giữ nước, kiên quyết đấu tranh không khuất phục đối với mọi kẻ thù xâm lược.
Về tôn giáo: Tuyệt đại đa số cư dân Thanh Miện là người bên lương.
Chương 2
CHIẾN TRANH DU KÍCH VÙNG ĐỊCH HẬU Ở HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG (GIAI ĐOẠN 1949 - 1954)
2.1. Khái niệm chiến tranh du kích; vùng địch hậu; căn cứ du kích và khu du kích
2.1.1. Chiến tranh du kích
Là chiến tranh của các giai cấp, các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược tiến hành, được đông đảo nhân dân tham gia chống lại bọn thống trị và xâm lược có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự, bằng các hoạt động tác chiến mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, diễn ra rộng khắp, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời tiết, khí hậu, với mọi vũ khí có trong tay.
2.1.2. Vùng địch hậu
Là vùng nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, thường là những nơi dân cư, là các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của địch, hậu phương trực tiếp của chúng trong chiến tranh.
2.1.3. Căn cứ du kích và khu du kích
Là khu vực dân cư được giải phóng trong vùng địch tạm chiếm. Ở đây, chính quyền của địch bị lật độ, lực lượng vũ trang của chúng đã bị tiêu diệt, rút chạy, các tổ chức phản động ta rã; chính quyền cách mạng được thành lập.
2.2. Vài nét về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích và thực tiễn chiến tranh du kích trong lịch sử Việt Nam
2.2.1. Lý luận Mác - Lênin
Tư tưởng chiến tranh du kích của chúng ta ngày này là phản ánh những đặc điểm tư tưởng và bản chất của giai cấp vô sản, đó là tính kiên quyết triệt để cách mạng, là dũng khí đấu tranh bất khuất, đó là tính tổ chức khoa học trong hành động. Nội dung tư tưởng đó chính là sức mạnh của chiến tranh du kích trở thành một môn võ hiểm học của quần chúng cách mạng mà hiện nay các nhà quân sự tư sản không có cách gì phá nổi.
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích
Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Đế quốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng, quân du kích không có khí giới tốt, chưa thành quân đội đàng hoàng, nhưng quân dân du kích được dân chúng ủng hộ, thuộc địa hình địa thế, khéo lợi dụng đêm tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế hoạch nên quân du kích vẫn có thể đánh thắng được đế quốc.
2.2.3. Thực tiễn đấu tranh du kích trong lịch sử Việt Nam
Nhà Tống trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai (1076 - 1077) đã huy động 30 vạn quân các loại, khi ấy dân số Đại Việt có khoảng hơn 4 triệu, quân đội thường trực nhà Lý có chừng 5-7 vạn người.
Đế chế Nguyên trong hai cuộc xâm lược Đại Việt cuối thế kỷ XIII (1258 - 1285) đa huy động tất cả trên dưới 1 triệu quân còn nước ta có khoảng 5-6 triệu dân quân đội nhà Trần lúc cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn.
Cuối thế kỉ XVIII nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân chiếm đóng Thăng Long còn quân đội Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn.
2.3. Chiến tranh du kích ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (1949-1954)
Ngày 22/12/1949 địch mở "chiến dịch Đi-a-bô-lô". Mục tiêu: Đánh chiếm vùng tự do phía Nam của tỉnh Hải Dương kết hợp với chiến dịch khác để hoàn thành việc đánh chiếm đồng bằng Bắc Bộ.
2.3.1. Kiên cường chiến đấu chống âm mưu bình định của địch, mở rộng khu du kích và căn cứ du kích (1949-1951)
Về phía ta, sau khi nhận được chỉ thị của ban chỉ huy tỉnh đội ngày 28/2/1950 về việc củng cố lại đội ngũ, cử một bộ phận bộ đội huyện xuống các xã để xây dựng lực lượng dân quân du kích vững mạnh đủ điều kiện đánh địch. Tiếp đó là chỉ thị về phát triển chiến thuật phục kích để tiêu diệt địch, cướp vũ khí từ đây phong trào du kích chiến trong huyện ngày càng phát triển mạnh.
Ngày 19/04/1951 địch mở chiến dịch "Mê Duy" (sứa biển)
Ý đồ của địch là: Xoá vùng căn cứ liên tỉnh Hải Dương, Thái Bình và Hải Kiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, chiếm và vơ vét một kho người, kho của quan trọng, thiết lập vành đai bảo vệ phía nam Hải Phòng.
Về phía ta, do không lường hết được tình hình và không có kế hoạch đối phó với những trận càn lớn nên từ chủ quan đã dẫn tới bất ngờ, thụ động trong suốt chiến dịch.
Ngày 5/5/1951, địch mở tiếp "Chiến dịch Rép tine" (Bò sát).
Với mục tiêu cụ thể là: Triệt phá cho được cơ sở kháng chiến ở một hướng trọng điểm.
Về phía ta, lực lượng của ta ở khu vực này khá lớn. Một số đơn vị trong nội tuyến đã chiến đấu quyết liệt nhưng do bị động và bất ngờ nên không dành được thắng lợi.
Ngày 25/8/1951 địch sử dụng 2000 quân mở trận càn mang tên "Va-ty -ráp" (Vatiraben) đánh vào Nam Bình Giang và Bắc Thanh Miện nhằm tiếp tục tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta
Trong trận càn này của địch tại Bắc Thanh Miện du kích các xã Tân Trào, Ngô Quyền, Hồng Quang đoàn kết đã đánh trả quyết liệt và gây cho địch nhiều thiệt hại.
Mục đích của trận càn này là củng cố hệ thống chiếm đóng ở vùng địch hậu nhằm chủ động đối phó với thu đông của ta trên các chiến trường chính.
Từ ngày 25 đến ngày 30/9/1951 địch đã mở cuộc càn lớn mang tên Citron (Trái Chanh) vào Nam Thanh Miện, Bắc Ninh Giang và Tây Nam Gia Lộc.
Do lực lượng của địch ở trận càn này quá mạnh, so sánh lực lượng quá chênh lệch nên ta chỉ có một số trận đánh lẻ tẻ ban đầu.
2.3.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính tiến công địch về mọi mặt, góp phần đưa cuộc kháng chiến với thực dân Pháp tới thắng lợi hoàn toàn (12/1951 - 7/ 1954)
Tháng 4/1952 địch mở "chiến dịch Lạc Đà" (Đrômadaine). Nhằm bao vây toàn bộ khu du kích và căn cứ du kích của hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Trong đó khu căn cứ du kích Thanh Miện được coi là trọng điểm.
Về phía ta, trong suốt thời gian hơn 1 tháng địch mở chiến dịch "Lạc Đà", bộ đội, dân quân du kích đã phối hợp nhịp nhàng, đánh địch cực kỳ anh dũng trên địa bàn huyện. Chiến thuật “liên hoàn chiến” được thực hiện rất tốt.
Cuối tháng 1 đầu tháng 2/1953 địch tập trung 3 binh đoàn cơ động, 2 tiểu đoàn hỗ trợ mở trận càn "Noóc-măng-đi" vào Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) và các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ (Hưng Yên).
Trong trận càn này quân và dân Thanh Miện đã giành thắng lợi giòn giã.
Thực hiện kế hoạch Nava từ 20/9/1953 đến ngày 10/10/1953 địch mở chiến dịch "Bờ rốt xê" còn gọi là chiến dịch "Cá măng", không gian của chiến dịch tập trung đánh phá toàn bộ vùng căn cứ du kích phía Nam Hải Dương.
Từ ngày 7 đến ngày 14/1/1954 địch mở cuộc hành quân càn quét mang tên "Angiêri" đánh vào địa bàn Bắc sông Luộc. Với mục tiêu: Kiềm chế địa bàn, tiêu hao lực lượng của ta, xua rãn lực lượng chủ lực, loại trung đoàn 42 giải toả thế vây ép cho các vị trí đang bị vây hãm và cải thiện thế phòng ngự trên đường 5.
Do phán đoán được ý dồ của địch lại được quân khu và tỉnh chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu nên lực lượng vũ trang và nhân dân Thanh Miện không bị bất ngờ đã chủ động đánh địch một cách rộng khắp, phong trào chiến tranh du kích phát triển cao nhất so với các trận càn trước đây.
Trên địa bàn huyện Thanh Miện, các lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa phương đã chiến đấu ngoan cường, làm thất bại cuộc hành quân Angiêri của địch.
Ngày 20/2/1954 địch tập trung lực lượng của 12 bốt (từ Bần Yên Nhân trở xuống) mở cuộc hành quân đánh vào Thanh Miện.
Quân dân Thanh Miện đã đánh trả mạnh mẽ buộc địch phải rút lui.
Đây là cố gắng cuối cùng của địch trong việc tập trung lực lượng càn quét vào Thanh Miện trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Từ đây nhân dân Thanh Miện có điều kiện rảnh tay hơn để động viên sức người sức của cùng cả nước tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và cùng với quân dân trong tỉnh tham gia chiến dịch "Tiếng sấm đường 5" nổi tiếng.
KẾT LUẬN
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên địa bàn huyện Thanh Miện, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân không những phát triển đạt đến trình độ cao.
Dân quân du kích tổ chức tốt những hình thức, cách đánh sáng tạo làm thất bại âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Đồng chí: Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979)
Quê: Thôn Đông - Thanh Tùng - Thanh Miện
Nguyên Phó Chủ tịch nước. Đồng chí là lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng đã về xây dựng cơ sở cách mạng ở Hải Dương vào những năm 1931 - 1932
Bằng danh hiệu "Anh hùng LLVTND" huyện Thanh Miện
Danh hiệu "Anh hùng LLVTND" huyện Thanh Miện
Đình Đông ở làng văn hoá Đông, xã Thanh Tùng, di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, nơi Tỉnh uỷ Hải Dương họp bàn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Bia tưởng niệm chiến thắng chợ Trương năm 1953
SƠ ĐỒ MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP HUYỆN THANH MIÊN
Em xin chân thành cảm ơn!
1. Lý do chọn đề tài
Việc đi sâu tìm hiểu chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương cũng đồng thời góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong đường lối chiến tranh nhân dân và làm phong phú thêm kinh nghiệm trong đấu tranh giành, giữ và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Hơn nữa, là một sinh viên văn - sử, sinh ra và lớn lên trên quê hương Thanh Miện anh hùng. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc tìm hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông. Để từ đó tạo cho mình vốn kiến thức trong học tập.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954) đã được đề cập ở một số công trình sau:
"Hải Dương lịch sử kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ" - Đảng uỷ, bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương - NXB Quân đội nhân dân - Hà Nội 2001.
Tác phẩm đã đề cập tới một số trận đánh lớn của quân và dân Thanh Miện, có sự phối hợp của bộ đội chủ lực và bộ đội tỉnh.
"Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Miện" - Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Miện - 1998.
Tác phẩm đã đề cập đến quá trình hình thành lực lượng dân quân du kích và những chủ trương của huyện uỷ về đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địa phương.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có hai khoá luận tốt nghiệp: "Chiến tranh du kích ở tỉnh Hải Dương trong kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược" của Đào Ngọc Anh năm 2001 và đề tài: "Tổng phá tề khu vực đường số 5 trong kháng chiến chống Pháp" của Nguyễn Thị Dinh năm 2005.
Trên đây là những đề tài quan trọng làm cơ sở cho em tiếp tục đi sâu tìm hiểu và làm rõ vấn đề: "Chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954)".
Hai công trình trên đã đề cập tới những trận càn lớn của Thực dân Pháp trên địa bàn huyện Thanh Miện và những trận đánh lớn của quân dân Thanh Miện. Tuy nhiên, những vấn đề đó chỉ được đề cập một cách khái quát, sơ lược chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và có hệ thống.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Quá trình tiến hành chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Miện tỉnh Hải Dương trong những năm 1949 - 1954.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương trong tiến trình phát triển lịch sử.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình tiến hành chiến tranh du kích vùng địch hậu trong cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Huyện Thanh Miện - Hải Dương
Thời gian: Những năm 1949 – 1954
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu tôi đã sử dụng một số Nghị quyết của Liên khu III, Báo cáo quân sự về tình hình cách mạng của tỉnh đội Hải Dương và một số nguồn tài liệu có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
5. Đóng góp của đề tài
Tái hiện lại một thời kỳ hào hùng của quân dân Thanh Miện trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong đường lối chiến tranh nhân dân.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu (từ trang 1 đến trang 4) và phần Kết luận (từ trang 44 đến trang 45), đề tài được xây dựng thành 2 chương.
Chương 1: (13 trang) Khái quát về huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Chương 2: (25 trang) Chiến tranh du kích vùng địch hậu ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (giai đoạn 1949 - 1954).
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THANH MIỆN
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THANH MIỆN
TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Miện là một huyện đồng bằng chiêm trũng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Miện có diện tích tự nhiên 122 km2. Địa hình Thanh Miện tương đối bằng phẳng đất đai đều là đất phù sa cát và một phần đất thịt, độ phì khá tốt.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Thanh Miện là một huyện thuần nông và rất nghèo.
1.2.2. Đặc điểm văn hoá xã hội
Toàn huyện có 18 xã và một thị trấn với 92 thôn, làng, ấp, trại. Cư dân Thanh Miện chủ yếu là người kinh
1.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân Thanh Miện
Nhân dân Thanh Miện vốn có truyền thống yêu nước thể hiện qua quá trình dựng nước và giữ nước, kiên quyết đấu tranh không khuất phục đối với mọi kẻ thù xâm lược.
Về tôn giáo: Tuyệt đại đa số cư dân Thanh Miện là người bên lương.
Chương 2
CHIẾN TRANH DU KÍCH VÙNG ĐỊCH HẬU Ở HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG (GIAI ĐOẠN 1949 - 1954)
2.1. Khái niệm chiến tranh du kích; vùng địch hậu; căn cứ du kích và khu du kích
2.1.1. Chiến tranh du kích
Là chiến tranh của các giai cấp, các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược tiến hành, được đông đảo nhân dân tham gia chống lại bọn thống trị và xâm lược có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự, bằng các hoạt động tác chiến mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, diễn ra rộng khắp, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời tiết, khí hậu, với mọi vũ khí có trong tay.
2.1.2. Vùng địch hậu
Là vùng nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, thường là những nơi dân cư, là các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của địch, hậu phương trực tiếp của chúng trong chiến tranh.
2.1.3. Căn cứ du kích và khu du kích
Là khu vực dân cư được giải phóng trong vùng địch tạm chiếm. Ở đây, chính quyền của địch bị lật độ, lực lượng vũ trang của chúng đã bị tiêu diệt, rút chạy, các tổ chức phản động ta rã; chính quyền cách mạng được thành lập.
2.2. Vài nét về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích và thực tiễn chiến tranh du kích trong lịch sử Việt Nam
2.2.1. Lý luận Mác - Lênin
Tư tưởng chiến tranh du kích của chúng ta ngày này là phản ánh những đặc điểm tư tưởng và bản chất của giai cấp vô sản, đó là tính kiên quyết triệt để cách mạng, là dũng khí đấu tranh bất khuất, đó là tính tổ chức khoa học trong hành động. Nội dung tư tưởng đó chính là sức mạnh của chiến tranh du kích trở thành một môn võ hiểm học của quần chúng cách mạng mà hiện nay các nhà quân sự tư sản không có cách gì phá nổi.
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích
Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Đế quốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng, quân du kích không có khí giới tốt, chưa thành quân đội đàng hoàng, nhưng quân dân du kích được dân chúng ủng hộ, thuộc địa hình địa thế, khéo lợi dụng đêm tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế hoạch nên quân du kích vẫn có thể đánh thắng được đế quốc.
2.2.3. Thực tiễn đấu tranh du kích trong lịch sử Việt Nam
Nhà Tống trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai (1076 - 1077) đã huy động 30 vạn quân các loại, khi ấy dân số Đại Việt có khoảng hơn 4 triệu, quân đội thường trực nhà Lý có chừng 5-7 vạn người.
Đế chế Nguyên trong hai cuộc xâm lược Đại Việt cuối thế kỷ XIII (1258 - 1285) đa huy động tất cả trên dưới 1 triệu quân còn nước ta có khoảng 5-6 triệu dân quân đội nhà Trần lúc cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn.
Cuối thế kỉ XVIII nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân chiếm đóng Thăng Long còn quân đội Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn.
2.3. Chiến tranh du kích ở huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (1949-1954)
Ngày 22/12/1949 địch mở "chiến dịch Đi-a-bô-lô". Mục tiêu: Đánh chiếm vùng tự do phía Nam của tỉnh Hải Dương kết hợp với chiến dịch khác để hoàn thành việc đánh chiếm đồng bằng Bắc Bộ.
2.3.1. Kiên cường chiến đấu chống âm mưu bình định của địch, mở rộng khu du kích và căn cứ du kích (1949-1951)
Về phía ta, sau khi nhận được chỉ thị của ban chỉ huy tỉnh đội ngày 28/2/1950 về việc củng cố lại đội ngũ, cử một bộ phận bộ đội huyện xuống các xã để xây dựng lực lượng dân quân du kích vững mạnh đủ điều kiện đánh địch. Tiếp đó là chỉ thị về phát triển chiến thuật phục kích để tiêu diệt địch, cướp vũ khí từ đây phong trào du kích chiến trong huyện ngày càng phát triển mạnh.
Ngày 19/04/1951 địch mở chiến dịch "Mê Duy" (sứa biển)
Ý đồ của địch là: Xoá vùng căn cứ liên tỉnh Hải Dương, Thái Bình và Hải Kiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, chiếm và vơ vét một kho người, kho của quan trọng, thiết lập vành đai bảo vệ phía nam Hải Phòng.
Về phía ta, do không lường hết được tình hình và không có kế hoạch đối phó với những trận càn lớn nên từ chủ quan đã dẫn tới bất ngờ, thụ động trong suốt chiến dịch.
Ngày 5/5/1951, địch mở tiếp "Chiến dịch Rép tine" (Bò sát).
Với mục tiêu cụ thể là: Triệt phá cho được cơ sở kháng chiến ở một hướng trọng điểm.
Về phía ta, lực lượng của ta ở khu vực này khá lớn. Một số đơn vị trong nội tuyến đã chiến đấu quyết liệt nhưng do bị động và bất ngờ nên không dành được thắng lợi.
Ngày 25/8/1951 địch sử dụng 2000 quân mở trận càn mang tên "Va-ty -ráp" (Vatiraben) đánh vào Nam Bình Giang và Bắc Thanh Miện nhằm tiếp tục tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta
Trong trận càn này của địch tại Bắc Thanh Miện du kích các xã Tân Trào, Ngô Quyền, Hồng Quang đoàn kết đã đánh trả quyết liệt và gây cho địch nhiều thiệt hại.
Mục đích của trận càn này là củng cố hệ thống chiếm đóng ở vùng địch hậu nhằm chủ động đối phó với thu đông của ta trên các chiến trường chính.
Từ ngày 25 đến ngày 30/9/1951 địch đã mở cuộc càn lớn mang tên Citron (Trái Chanh) vào Nam Thanh Miện, Bắc Ninh Giang và Tây Nam Gia Lộc.
Do lực lượng của địch ở trận càn này quá mạnh, so sánh lực lượng quá chênh lệch nên ta chỉ có một số trận đánh lẻ tẻ ban đầu.
2.3.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp với chiến trường chính tiến công địch về mọi mặt, góp phần đưa cuộc kháng chiến với thực dân Pháp tới thắng lợi hoàn toàn (12/1951 - 7/ 1954)
Tháng 4/1952 địch mở "chiến dịch Lạc Đà" (Đrômadaine). Nhằm bao vây toàn bộ khu du kích và căn cứ du kích của hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Trong đó khu căn cứ du kích Thanh Miện được coi là trọng điểm.
Về phía ta, trong suốt thời gian hơn 1 tháng địch mở chiến dịch "Lạc Đà", bộ đội, dân quân du kích đã phối hợp nhịp nhàng, đánh địch cực kỳ anh dũng trên địa bàn huyện. Chiến thuật “liên hoàn chiến” được thực hiện rất tốt.
Cuối tháng 1 đầu tháng 2/1953 địch tập trung 3 binh đoàn cơ động, 2 tiểu đoàn hỗ trợ mở trận càn "Noóc-măng-đi" vào Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) và các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ (Hưng Yên).
Trong trận càn này quân và dân Thanh Miện đã giành thắng lợi giòn giã.
Thực hiện kế hoạch Nava từ 20/9/1953 đến ngày 10/10/1953 địch mở chiến dịch "Bờ rốt xê" còn gọi là chiến dịch "Cá măng", không gian của chiến dịch tập trung đánh phá toàn bộ vùng căn cứ du kích phía Nam Hải Dương.
Từ ngày 7 đến ngày 14/1/1954 địch mở cuộc hành quân càn quét mang tên "Angiêri" đánh vào địa bàn Bắc sông Luộc. Với mục tiêu: Kiềm chế địa bàn, tiêu hao lực lượng của ta, xua rãn lực lượng chủ lực, loại trung đoàn 42 giải toả thế vây ép cho các vị trí đang bị vây hãm và cải thiện thế phòng ngự trên đường 5.
Do phán đoán được ý dồ của địch lại được quân khu và tỉnh chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu nên lực lượng vũ trang và nhân dân Thanh Miện không bị bất ngờ đã chủ động đánh địch một cách rộng khắp, phong trào chiến tranh du kích phát triển cao nhất so với các trận càn trước đây.
Trên địa bàn huyện Thanh Miện, các lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa phương đã chiến đấu ngoan cường, làm thất bại cuộc hành quân Angiêri của địch.
Ngày 20/2/1954 địch tập trung lực lượng của 12 bốt (từ Bần Yên Nhân trở xuống) mở cuộc hành quân đánh vào Thanh Miện.
Quân dân Thanh Miện đã đánh trả mạnh mẽ buộc địch phải rút lui.
Đây là cố gắng cuối cùng của địch trong việc tập trung lực lượng càn quét vào Thanh Miện trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954. Từ đây nhân dân Thanh Miện có điều kiện rảnh tay hơn để động viên sức người sức của cùng cả nước tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và cùng với quân dân trong tỉnh tham gia chiến dịch "Tiếng sấm đường 5" nổi tiếng.
KẾT LUẬN
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên địa bàn huyện Thanh Miện, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân không những phát triển đạt đến trình độ cao.
Dân quân du kích tổ chức tốt những hình thức, cách đánh sáng tạo làm thất bại âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Đồng chí: Nguyễn Lương Bằng (1904 - 1979)
Quê: Thôn Đông - Thanh Tùng - Thanh Miện
Nguyên Phó Chủ tịch nước. Đồng chí là lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng đã về xây dựng cơ sở cách mạng ở Hải Dương vào những năm 1931 - 1932
Bằng danh hiệu "Anh hùng LLVTND" huyện Thanh Miện
Danh hiệu "Anh hùng LLVTND" huyện Thanh Miện
Đình Đông ở làng văn hoá Đông, xã Thanh Tùng, di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, nơi Tỉnh uỷ Hải Dương họp bàn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Bia tưởng niệm chiến thắng chợ Trương năm 1953
SƠ ĐỒ MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP HUYỆN THANH MIÊN
Em xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)