Bức tranh thiên nhiên trong "Lao xao"
Chia sẻ bởi Phăn Văn Tuân |
Ngày 17/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Bức tranh thiên nhiên trong "Lao xao" thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Bức tranh thiên nhiên làng quê qua “Lao xao” của Duy Khán – văn lớp 6.
Hướng dẫn
Bức tranh thiên nhiên làng quê qua “Lao xao” của Duy Khán gợi lên một nước Việt Nam thanh bình, êm dịu. Chính cuộc sống này đã hút các loài chim đến trú ngụ và sống chung với loài người.
Cảnh chớm hè vào một buổi sáng trên làng quê được tác giả mô tả đa dạng, phong phú. Từ sự quyến rũ của bướm, ong tìm mật ngọt đem đến cho người đọc cảm giác thoải mái, mê mệt. Không chỉ dừng lại ở đó, bức tranh còn nổi bật hơn khi có các loài chim góp phần. Đủ các loại chim từ quen thuộc, gần gũi đến lạ, hiền và ác: chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn,…. Tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim đã tạo nên âm thanh nhộn nhịp phá vỡ nét yên tĩnh vốn có của làng quê. Đưa chúng ta về thời thơ ấu với cảnh cũ ngày xưa, bồi hồi da diết nhớ về những kỉ niệm ở miền quê thân thương.
Chim sáo: đậu trên lưng trâu hót, tọ tọe học nói rồi bay đi ăn mãi đến chiều mới về.
Bức tranh thiên nhiên trong “Lao xao” – Duy Khan
Chim tu hú thì đứng trên ngọn cây mà gọi mùa tu hú chín. Gọi một mùa vải chín ngọt, tiếng kêu thật da diết lòng người.
Những loại chim đặc trưng cho mùa hè cũng được nhắc đến kết hợp các từ lấy: các các, chéc chéc, bịp bịp,… Nghệ thuật nhân hóa cũng được dùng tới: em tu hú đã mang đến cho chúng ta một bức tranh sinh động thế giới loài chim hiền. Tác giả còn sử dụng thêm câu đồng dao quen thuộc. Tác giả còn kể thêm việc bìm bịp ghét sự dối trá, ác độc, gian giảo để nói rõ hơn đặc tính hiền lành của loài chim này.
Đâu đó có tiếng chéc chéc của những chú nhạn vùng vẫy tít tận chân mây.
Ở những ngọn cây, đồng lúa thấp thoáng cánh của lũ chim ngói sạt qua.
Tiếng kêu não lòng của chim bìm bịp núp trong lùm cây như chẳng dám vui vầy cùng họ nhà chim.
Cái nhìn thiện cảm của ông đã được mọi người tiếp nhận nhanh chóng và thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, làng quê và hiểu rõ hơn về các loài chim, biết được nỗi khổ cũng như công việc của chúng.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt thiện và ác, chánh và tà thì câu chuyện mới trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người xem được, không gây nhàm chán. Chính vì thế mà tác giả đã tả thêm một số loại chim ác nữa.
Con diều hâu đáng ghét hay rình trộm gà. Tác giả tả ngoại hình của chúng để ta thấy được sự độc ác của chúng: cái mũi khoằm cứ đánh hơi là xà xuống bắt một chú gà con cho rồi vút lên không trung mà vừa bay vừa ăn được.
Con quạ xấu xí, đáng khinh với cặp mắt lia lia, láu láu dòm ngó vào chuồng lợn, lén lút ăn trộm trứng, bắt gà con.
Lũ chim cắt ác độc đã xỉa xói bao nhiêu con chim bồ câu hiền lành. Chim cắt: nhanh nhẹn, có cái cánh như con dao bầu chọc tiết lợn, khi giao chiến chúng thường thoắt ẩn thoắt hiện.
Chúng ta có thể thấy được từ hình dáng đến tính tình của chúng đều là những loài hung dữ, hung hăng, gây hại. Dù để lại nhiều ác cảm nhưng cuộc sống này cũng không thể thiếu chúng. Nếu không có chúng thì làm sao xuất hiện những loài chim tiêu diệt loài chim ác.
Những cô nàng chèo bẻo, gan dạ chống lại những loài chim ác đó, giống như những mũi tên đen hình đuôi cá. Cheo bẻo đã lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải bỏ con mồi. Vây tứ phía đánh quạ bị rụt xương, cả đàn vây vào đánh cắt khiến cho cắt ngấp ngoái.
Tác giả miêu tả cực kì tinh tế về thế giới loài chim vào dịp hè về trên làng quê, đồng ruộng ở Việt Nam và nêu cao sự dũng cảm của chim chèo bẻo.
Với sự trải nghiệm thời thơ ấu, sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả đã đưa chúng ta về với thiên nhiên, biết hơn về các loài chim của đất nước. Thể hiện rõ bức tranh nhiều màu sắc quê hương, đậm chất dân gian. Chứng tỏ tác giả rất am hiểu về thiên nhiên làng quê Việt Nam.
Hướng dẫn
Bức tranh thiên nhiên làng quê qua “Lao xao” của Duy Khán gợi lên một nước Việt Nam thanh bình, êm dịu. Chính cuộc sống này đã hút các loài chim đến trú ngụ và sống chung với loài người.
Cảnh chớm hè vào một buổi sáng trên làng quê được tác giả mô tả đa dạng, phong phú. Từ sự quyến rũ của bướm, ong tìm mật ngọt đem đến cho người đọc cảm giác thoải mái, mê mệt. Không chỉ dừng lại ở đó, bức tranh còn nổi bật hơn khi có các loài chim góp phần. Đủ các loại chim từ quen thuộc, gần gũi đến lạ, hiền và ác: chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn,…. Tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim đã tạo nên âm thanh nhộn nhịp phá vỡ nét yên tĩnh vốn có của làng quê. Đưa chúng ta về thời thơ ấu với cảnh cũ ngày xưa, bồi hồi da diết nhớ về những kỉ niệm ở miền quê thân thương.
Chim sáo: đậu trên lưng trâu hót, tọ tọe học nói rồi bay đi ăn mãi đến chiều mới về.
Bức tranh thiên nhiên trong “Lao xao” – Duy Khan
Chim tu hú thì đứng trên ngọn cây mà gọi mùa tu hú chín. Gọi một mùa vải chín ngọt, tiếng kêu thật da diết lòng người.
Những loại chim đặc trưng cho mùa hè cũng được nhắc đến kết hợp các từ lấy: các các, chéc chéc, bịp bịp,… Nghệ thuật nhân hóa cũng được dùng tới: em tu hú đã mang đến cho chúng ta một bức tranh sinh động thế giới loài chim hiền. Tác giả còn sử dụng thêm câu đồng dao quen thuộc. Tác giả còn kể thêm việc bìm bịp ghét sự dối trá, ác độc, gian giảo để nói rõ hơn đặc tính hiền lành của loài chim này.
Đâu đó có tiếng chéc chéc của những chú nhạn vùng vẫy tít tận chân mây.
Ở những ngọn cây, đồng lúa thấp thoáng cánh của lũ chim ngói sạt qua.
Tiếng kêu não lòng của chim bìm bịp núp trong lùm cây như chẳng dám vui vầy cùng họ nhà chim.
Cái nhìn thiện cảm của ông đã được mọi người tiếp nhận nhanh chóng và thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, làng quê và hiểu rõ hơn về các loài chim, biết được nỗi khổ cũng như công việc của chúng.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt thiện và ác, chánh và tà thì câu chuyện mới trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người xem được, không gây nhàm chán. Chính vì thế mà tác giả đã tả thêm một số loại chim ác nữa.
Con diều hâu đáng ghét hay rình trộm gà. Tác giả tả ngoại hình của chúng để ta thấy được sự độc ác của chúng: cái mũi khoằm cứ đánh hơi là xà xuống bắt một chú gà con cho rồi vút lên không trung mà vừa bay vừa ăn được.
Con quạ xấu xí, đáng khinh với cặp mắt lia lia, láu láu dòm ngó vào chuồng lợn, lén lút ăn trộm trứng, bắt gà con.
Lũ chim cắt ác độc đã xỉa xói bao nhiêu con chim bồ câu hiền lành. Chim cắt: nhanh nhẹn, có cái cánh như con dao bầu chọc tiết lợn, khi giao chiến chúng thường thoắt ẩn thoắt hiện.
Chúng ta có thể thấy được từ hình dáng đến tính tình của chúng đều là những loài hung dữ, hung hăng, gây hại. Dù để lại nhiều ác cảm nhưng cuộc sống này cũng không thể thiếu chúng. Nếu không có chúng thì làm sao xuất hiện những loài chim tiêu diệt loài chim ác.
Những cô nàng chèo bẻo, gan dạ chống lại những loài chim ác đó, giống như những mũi tên đen hình đuôi cá. Cheo bẻo đã lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải bỏ con mồi. Vây tứ phía đánh quạ bị rụt xương, cả đàn vây vào đánh cắt khiến cho cắt ngấp ngoái.
Tác giả miêu tả cực kì tinh tế về thế giới loài chim vào dịp hè về trên làng quê, đồng ruộng ở Việt Nam và nêu cao sự dũng cảm của chim chèo bẻo.
Với sự trải nghiệm thời thơ ấu, sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả đã đưa chúng ta về với thiên nhiên, biết hơn về các loài chim của đất nước. Thể hiện rõ bức tranh nhiều màu sắc quê hương, đậm chất dân gian. Chứng tỏ tác giả rất am hiểu về thiên nhiên làng quê Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phăn Văn Tuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)