BUC THU UPU -43 HAY NHAT TRUONG _THCS TAN TRUONG>
Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan |
Ngày 21/10/2018 |
76
Chia sẻ tài liệu: BUC THU UPU -43 HAY NHAT TRUONG _THCS TAN TRUONG> thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tân Trường, ngày 2 tháng 2. năm 2014
Hoàng thân mến!
Chiều nay, trên đường về nhà, mình nghe vẳng trên không trung tiếng sáo diều vọng lại. Tiếng sáo cứ vi vu, vi vu theo bước chân và làm vơi đi nỗi buồn bị điểm kém của mình. Trong bữa cơm tối mình đã nói với mẹ điều này, mẹ nói: Âm thanh tiếng sáo đã giúp con đáy. Tiếng sáo là âm thanh không lời nhưng có thể lay động lòng người. mình thấy điều này thật ý nghĩa nên muốn ghi thư cho bạn để cùng chia sẻ với bạn về sức lay động của âm nhạc đối với con người là thế nào? Đây cũng là chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 43, hôm nay cô giáo hướng dẫn cả lớp tham gia.
Hoàng thân mến! Trong những tiết học âm nhạc đầu tiên ở trường, cô giáo đã giúp bọn mình hiểu âm nhạc là gì? Và cô đã hát cho bọn mình nghe những làn điệu dân ca, những bài đồng dao, những bài hát ca ngợi sức mạnh của người Việt Nam ta trong lao động dựng xây đất nước, những ca khúc làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. tất cả những điều đó cứ in đậm trong tâm trí mình và mình thấy được âm nhạc có ý nghĩa thật lớp lao, có sức mạnh vô hình nhưng lại cho ta hiệu quả thực tế.
Cậu có biết không,cạnh nhà tớ có Cu Bi, năm nay 2 tuổi, rất khó tính khi đi ngủ, cả nhà dỗ dành đủ mọi cách mà cậu ta không chịu nhắm mắt. Thế mà nghe bà ngoại hát ru một lúc cậu ta đã ngon giấc ngay. Ở ngay cạnh nhà Bi, nên mình cũng có thói quen, cứ khoảng 9 giờ tối mà không được nghe lời ru của bà bé Bi là mình thấy ngày hôm đó còn thiếu điều gì đó.
Hoàng ơi! Một lần mình được xem một chương trình giao lưu ca nhạc có chủ đề ca ngợi sức mạnh của những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có một bác đại tá đã kể: Để người lính có được sức mạnh, chắc tay sung, dũng cảm ngoan cường trên chiến trường một phần là nhờ những lời ca tiếng hát được phát ra từ chiếc đài bán dẫn, hoặc may mắn được xem văn công biểu diễn. Chỉ cần nghe những lời ca ấy thôi, các chiến sĩ có thể hình dung được hình ảnh những thân yêu ở hậu phương, hiểu được cả nước đang dõi theo mình, tiếp them cho mình sức mạnh. Và thế là những bước chân dồn dập hành quân, tiến về phía trước đánh thắng quân thù. Và bác ấy đã hát một câu khiến tất cả dều rưng rưng: Ta vượt qua đỉnh núi cao Trường Sơn, đá mòn mà chân bước không mòn… Và Hoàng có biết không, trong chương trình Ngữ văn có phần kiến thức về ca dao, khi chúng mình học về những bài ca dao thuộc đề lao động, trong đó có bài: Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Một bạn trong lớp đã hỏi cô giáo: Cô ơi ai là tác giả của bài ca này ạ? Xuất phát từ đâu lại có bài ca dao như vậy? Cô giáo đã giải thích: Đây là lời ca được cất lên trong quá trình lao động của người nông dân, ngày xưa, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn những người lao động chỉ biết dùng những lời ca, nhưng câu chuyện để trao đổi, giãi bày tâm tư tình cảm để làm vơi bớt những nhọc nhằn. Và để dẽ nhớ, dễ truyền đạt họ đã dùng cách nói vần vè, mà ta gọi là ca dao, hay vè sau này có thêm giai điệu, tiết tấu được gọi là dân ca. Ca dao, dân ca chính là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động từ ngàn xưa đấy các em ạ. Nghe cô giáo nói vậy mình càng hiểu hơn giá trị của những làn điệu dân ca, nó là một phần máu thịt của người lao động, chẳng thế mà trên khắp mọi miền đất nước ta, nơi nào cũng có những điệu hò, điệu lí,… và đó chính là phương tiện để con người trao đổi tình cảm: Những liền anh, Liền chị Quan họ trao đổi tình cảm qua các lời ca Mời trầu, Mười nhớ, Người ở đừng về còn ngưỡng người con trai, con gái vùng miền Trung, vùng Nam Bộ bày tỏ tình cảm với nhau qua những điệu hò, điệu lí,…. Nghe sao mà thân thương: “Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói vẻ người thêm duyên,….”. Nhờ những lời ca ấy bao người nông dan đã lao động hăng say, nhiều trở thành anh hùng lao động. Không những thế, lời ca tiếng hát còn cứu giúp những người lầm đường, lạc lối trở về với cuộ sống lương thiên.
Hoàng ơi! Tất cả những điều mình viết cho cậu chính là những điều mình cảm nhận được sức lay động của
Hoàng thân mến!
Chiều nay, trên đường về nhà, mình nghe vẳng trên không trung tiếng sáo diều vọng lại. Tiếng sáo cứ vi vu, vi vu theo bước chân và làm vơi đi nỗi buồn bị điểm kém của mình. Trong bữa cơm tối mình đã nói với mẹ điều này, mẹ nói: Âm thanh tiếng sáo đã giúp con đáy. Tiếng sáo là âm thanh không lời nhưng có thể lay động lòng người. mình thấy điều này thật ý nghĩa nên muốn ghi thư cho bạn để cùng chia sẻ với bạn về sức lay động của âm nhạc đối với con người là thế nào? Đây cũng là chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 43, hôm nay cô giáo hướng dẫn cả lớp tham gia.
Hoàng thân mến! Trong những tiết học âm nhạc đầu tiên ở trường, cô giáo đã giúp bọn mình hiểu âm nhạc là gì? Và cô đã hát cho bọn mình nghe những làn điệu dân ca, những bài đồng dao, những bài hát ca ngợi sức mạnh của người Việt Nam ta trong lao động dựng xây đất nước, những ca khúc làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. tất cả những điều đó cứ in đậm trong tâm trí mình và mình thấy được âm nhạc có ý nghĩa thật lớp lao, có sức mạnh vô hình nhưng lại cho ta hiệu quả thực tế.
Cậu có biết không,cạnh nhà tớ có Cu Bi, năm nay 2 tuổi, rất khó tính khi đi ngủ, cả nhà dỗ dành đủ mọi cách mà cậu ta không chịu nhắm mắt. Thế mà nghe bà ngoại hát ru một lúc cậu ta đã ngon giấc ngay. Ở ngay cạnh nhà Bi, nên mình cũng có thói quen, cứ khoảng 9 giờ tối mà không được nghe lời ru của bà bé Bi là mình thấy ngày hôm đó còn thiếu điều gì đó.
Hoàng ơi! Một lần mình được xem một chương trình giao lưu ca nhạc có chủ đề ca ngợi sức mạnh của những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có một bác đại tá đã kể: Để người lính có được sức mạnh, chắc tay sung, dũng cảm ngoan cường trên chiến trường một phần là nhờ những lời ca tiếng hát được phát ra từ chiếc đài bán dẫn, hoặc may mắn được xem văn công biểu diễn. Chỉ cần nghe những lời ca ấy thôi, các chiến sĩ có thể hình dung được hình ảnh những thân yêu ở hậu phương, hiểu được cả nước đang dõi theo mình, tiếp them cho mình sức mạnh. Và thế là những bước chân dồn dập hành quân, tiến về phía trước đánh thắng quân thù. Và bác ấy đã hát một câu khiến tất cả dều rưng rưng: Ta vượt qua đỉnh núi cao Trường Sơn, đá mòn mà chân bước không mòn… Và Hoàng có biết không, trong chương trình Ngữ văn có phần kiến thức về ca dao, khi chúng mình học về những bài ca dao thuộc đề lao động, trong đó có bài: Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Một bạn trong lớp đã hỏi cô giáo: Cô ơi ai là tác giả của bài ca này ạ? Xuất phát từ đâu lại có bài ca dao như vậy? Cô giáo đã giải thích: Đây là lời ca được cất lên trong quá trình lao động của người nông dân, ngày xưa, cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn những người lao động chỉ biết dùng những lời ca, nhưng câu chuyện để trao đổi, giãi bày tâm tư tình cảm để làm vơi bớt những nhọc nhằn. Và để dẽ nhớ, dễ truyền đạt họ đã dùng cách nói vần vè, mà ta gọi là ca dao, hay vè sau này có thêm giai điệu, tiết tấu được gọi là dân ca. Ca dao, dân ca chính là tiếng nói tình cảm của nhân dân lao động từ ngàn xưa đấy các em ạ. Nghe cô giáo nói vậy mình càng hiểu hơn giá trị của những làn điệu dân ca, nó là một phần máu thịt của người lao động, chẳng thế mà trên khắp mọi miền đất nước ta, nơi nào cũng có những điệu hò, điệu lí,… và đó chính là phương tiện để con người trao đổi tình cảm: Những liền anh, Liền chị Quan họ trao đổi tình cảm qua các lời ca Mời trầu, Mười nhớ, Người ở đừng về còn ngưỡng người con trai, con gái vùng miền Trung, vùng Nam Bộ bày tỏ tình cảm với nhau qua những điệu hò, điệu lí,…. Nghe sao mà thân thương: “Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương ăn nói vẻ người thêm duyên,….”. Nhờ những lời ca ấy bao người nông dan đã lao động hăng say, nhiều trở thành anh hùng lao động. Không những thế, lời ca tiếng hát còn cứu giúp những người lầm đường, lạc lối trở về với cuộ sống lương thiên.
Hoàng ơi! Tất cả những điều mình viết cho cậu chính là những điều mình cảm nhận được sức lay động của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)